Tin tức
on Thursday 22-07-2021 3:25pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Bùi Thị Huyền Trang- IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, với bệnh cảnh viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng do nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2), bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sự lan rộng toàn cầu rất nhanh qua đường không khí và có thể không có triệu chứng đã khiến gần 113 triệu trường hợp nhiễm bệnh, tính đến tháng 2 năm 2021. Tốc độ lây lan nhanh và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảnh đã đặt nhiều gánh nặng lên đôi vai của nhân viên y tế.
Hầu hết các nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với nhân viên y tế đều tập trung vào nhân viên khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực. Tuy nhiên, do tính chất công việc phải chăm sóc cho cả mẹ và bé, cũng như ngày càng có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của nhiễm COVID-19 trong thai kỳ, việc chú ý đến nhu cầu cụ thể của nữ hộ sinh là cần thiết.
Hộ sinh là một nghề có tính tương tác với bệnh nhân cao. Các bà mẹ mang thai luôn mong đợi rằng việc thai nghén và sinh nở là một hành trình, một cột mốc quan trọng trong cuộc đời chứ không phải là quá trình điều trị bệnh tật. Vì vậy, sự tương tác và hỗ trợ tinh thần từ những người chăm sóc và các nữ hộ sinh gắn bó để có được một thai kỳ an vui là vô cùng quan trọng.
Từ năm 2020 đến năm 2021, các nữ hộ sinh thường xuyên phải thay đổi các quy trình làm việc, cập nhật liên tục những hiểu biết về coronavirus 2019 (COVID-19) và về tỉ lệ tử vong, bệnh tật của bệnh nhân và đồng nghiệp, cũng như gặp phải sự gián đoạn các mối quan hệ thông thường giữa nữ hộ sinh và bệnh nhân liên quan các chính sách giãn cách xã hội từ chính quyền. Khoảng cách địa lý, gián đoạn về cảm xúc, lịch trình khám tiền sản thay đổi do giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa đại dịch COVID-19 làm giảm cơ hội cho các nữ hộ sinh tương tác tốt với bệnh nhân. Sự gián đoạn trong chăm sóc có thể mang đến cho nữ hộ sinh cảm giác mệt mỏi, kiệt sức hoặc các sang chấn tâm lý khác, với những tác động lâu dài đến sức khỏe. Các nữ hộ sinh và những nhân viên y tế khác được yêu cầu chăm sóc bệnh nhân theo những cách mới, bao gồm sử dụng PPE liên tục, chính sách thăm khám nghiêm ngặt và yêu cầu xét nghiệm COVID-19 khi nhập viện, điều này có thể làm giảm sự ưu tiên trong chăm sóc bệnh nhân. Các chính sách thay đổi nhanh chóng đến chóng mặt của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các quy tắc chuyên môn này, tạo ra sự hỗn độn và mất mát cho các nữ hộ sinh cũng như bệnh nhân. Khi em bé chào đời, thay vì chúc mừng bệnh nhân chuyển sang làm cha mẹ, nữ hộ sinh phải xem bệnh nhân và gia đình của họ là những nguồn trung gian truyền nhiễm tiềm ẩn.
Một số trung tâm tách những đưa trẻ sơ sinh ra khỏi ba mẹ của chúng nếu chúng có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Việc tách rời này trước đây đã được xác định là đặc biệt gây tổn thương cho các nữ hộ sinh, là nguồn gốc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng về mặt đạo đức. Một đại dịch với tương đối ít phương pháp điều trị và cơ chế kiểm soát nhiễm trùng không hoàn hảo đã gây tổn thương trực tiếp cho gia đình bệnh nhân và gây sang chấn cho NVYT khi chứng kiến những rủi ro, tổn hại quá mức của bệnh nhân hoặc các NVYT khác, cũng như những hạn chế của khách hàng đối với tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sau sinh.
Các biện pháp phòng hộ hiện nay được thiết lập để bảo vệ sức khỏe thể chất của nhân viên y tế, tuy nhiên cũng có thể vô tình làm tổn thương đến sức khỏe tinh thần của chính người đó. Để giảm đi những áp lực trong đại dịch COVID-19, NHS có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa chung bao gồm trang bị PPE phù hợp và được đào tạo kiến thức về coronavirus để chống lại nỗi sợ hãi và kỳ thị. Nữ hộ sinh có thể yêu cầu thêm các buổi đào tạo để học cách cảm thấy thoải mái, học cách thích nghi với các biện pháp phòng ngừa và trang bị kiến thức về với mức độ bảo vệ mà các thiết bị PPE mang lại. Việc tiếp cận với PPE phù hợp và cập nhật các khuyến cáo quốc tế về COVID-19 trong quá trình chăm sóc chu sinh sẽ cải thiện cảm giác tin cậy và giảm sợ tiếp xúc.
Để giảm thiểu những xung đột không đáng có khi thực hiện các chính sách giãn cách, xét nghiệm COVID giữa bệnh nhân và người chăm sóc, nữ hộ sinh cần xác định các nguồn lực hiện có để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cá nhân và giảm bớt cảm giác kiệt sức và đau khổ về đạo đức, cũng như cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe. Khuyến khích các hình thức đổi mới thay thế cho giao tiếp trực diện giữa bệnh nhân và nhân viên y tế như sử dụng truyền hình trực tuyến để thảo luận mà không cần mang mặt nạ và PPE hoặc bổ sung hình ảnh và tên của dịch vụ chăm sóc một cách sinh động nhằm giúp tăng cường sự kết nối và ý thức chăm sóc.
Là nhân viên y tế, nữ hộ sinh cần phối hợp với các đồng nghiệp khác trong bệnh viện để thực hiện những nỗ lực có ý nghĩa trong việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho bệnh nhân và bản thân. Làn sóng sâu rộng của các chính sách mới do COVID-19 mang lại có khả năng gây ảnh hưởng đến NVYT nhưng cũng là cơ hội để tạo ra sự thay đổi tích cực hơn và các nữ hộ sinh có thể tiên phong trong những thay đổi này.
Tài liệu tham khảo:
Eagen-Torkko M, Altman MR, Kantrowitz-Gordon I, Gavin A, Mohammed S (2021). Moral Distress, Trauma, and Uncertainty for Midwives Practicing During a Pandemic. J Midwifery Womens Health. 66(3):304-307. doi: 10.1111/jmwh.13260. Epub 2021 Jun 4. PMID: 34086389; PMCID: PMC8242461.
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, với bệnh cảnh viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng do nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2), bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sự lan rộng toàn cầu rất nhanh qua đường không khí và có thể không có triệu chứng đã khiến gần 113 triệu trường hợp nhiễm bệnh, tính đến tháng 2 năm 2021. Tốc độ lây lan nhanh và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảnh đã đặt nhiều gánh nặng lên đôi vai của nhân viên y tế.
Hầu hết các nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với nhân viên y tế đều tập trung vào nhân viên khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực. Tuy nhiên, do tính chất công việc phải chăm sóc cho cả mẹ và bé, cũng như ngày càng có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của nhiễm COVID-19 trong thai kỳ, việc chú ý đến nhu cầu cụ thể của nữ hộ sinh là cần thiết.
Hộ sinh là một nghề có tính tương tác với bệnh nhân cao. Các bà mẹ mang thai luôn mong đợi rằng việc thai nghén và sinh nở là một hành trình, một cột mốc quan trọng trong cuộc đời chứ không phải là quá trình điều trị bệnh tật. Vì vậy, sự tương tác và hỗ trợ tinh thần từ những người chăm sóc và các nữ hộ sinh gắn bó để có được một thai kỳ an vui là vô cùng quan trọng.
Từ năm 2020 đến năm 2021, các nữ hộ sinh thường xuyên phải thay đổi các quy trình làm việc, cập nhật liên tục những hiểu biết về coronavirus 2019 (COVID-19) và về tỉ lệ tử vong, bệnh tật của bệnh nhân và đồng nghiệp, cũng như gặp phải sự gián đoạn các mối quan hệ thông thường giữa nữ hộ sinh và bệnh nhân liên quan các chính sách giãn cách xã hội từ chính quyền. Khoảng cách địa lý, gián đoạn về cảm xúc, lịch trình khám tiền sản thay đổi do giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa đại dịch COVID-19 làm giảm cơ hội cho các nữ hộ sinh tương tác tốt với bệnh nhân. Sự gián đoạn trong chăm sóc có thể mang đến cho nữ hộ sinh cảm giác mệt mỏi, kiệt sức hoặc các sang chấn tâm lý khác, với những tác động lâu dài đến sức khỏe. Các nữ hộ sinh và những nhân viên y tế khác được yêu cầu chăm sóc bệnh nhân theo những cách mới, bao gồm sử dụng PPE liên tục, chính sách thăm khám nghiêm ngặt và yêu cầu xét nghiệm COVID-19 khi nhập viện, điều này có thể làm giảm sự ưu tiên trong chăm sóc bệnh nhân. Các chính sách thay đổi nhanh chóng đến chóng mặt của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các quy tắc chuyên môn này, tạo ra sự hỗn độn và mất mát cho các nữ hộ sinh cũng như bệnh nhân. Khi em bé chào đời, thay vì chúc mừng bệnh nhân chuyển sang làm cha mẹ, nữ hộ sinh phải xem bệnh nhân và gia đình của họ là những nguồn trung gian truyền nhiễm tiềm ẩn.
Một số trung tâm tách những đưa trẻ sơ sinh ra khỏi ba mẹ của chúng nếu chúng có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Việc tách rời này trước đây đã được xác định là đặc biệt gây tổn thương cho các nữ hộ sinh, là nguồn gốc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng về mặt đạo đức. Một đại dịch với tương đối ít phương pháp điều trị và cơ chế kiểm soát nhiễm trùng không hoàn hảo đã gây tổn thương trực tiếp cho gia đình bệnh nhân và gây sang chấn cho NVYT khi chứng kiến những rủi ro, tổn hại quá mức của bệnh nhân hoặc các NVYT khác, cũng như những hạn chế của khách hàng đối với tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sau sinh.
Các biện pháp phòng hộ hiện nay được thiết lập để bảo vệ sức khỏe thể chất của nhân viên y tế, tuy nhiên cũng có thể vô tình làm tổn thương đến sức khỏe tinh thần của chính người đó. Để giảm đi những áp lực trong đại dịch COVID-19, NHS có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa chung bao gồm trang bị PPE phù hợp và được đào tạo kiến thức về coronavirus để chống lại nỗi sợ hãi và kỳ thị. Nữ hộ sinh có thể yêu cầu thêm các buổi đào tạo để học cách cảm thấy thoải mái, học cách thích nghi với các biện pháp phòng ngừa và trang bị kiến thức về với mức độ bảo vệ mà các thiết bị PPE mang lại. Việc tiếp cận với PPE phù hợp và cập nhật các khuyến cáo quốc tế về COVID-19 trong quá trình chăm sóc chu sinh sẽ cải thiện cảm giác tin cậy và giảm sợ tiếp xúc.
Để giảm thiểu những xung đột không đáng có khi thực hiện các chính sách giãn cách, xét nghiệm COVID giữa bệnh nhân và người chăm sóc, nữ hộ sinh cần xác định các nguồn lực hiện có để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cá nhân và giảm bớt cảm giác kiệt sức và đau khổ về đạo đức, cũng như cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe. Khuyến khích các hình thức đổi mới thay thế cho giao tiếp trực diện giữa bệnh nhân và nhân viên y tế như sử dụng truyền hình trực tuyến để thảo luận mà không cần mang mặt nạ và PPE hoặc bổ sung hình ảnh và tên của dịch vụ chăm sóc một cách sinh động nhằm giúp tăng cường sự kết nối và ý thức chăm sóc.
Là nhân viên y tế, nữ hộ sinh cần phối hợp với các đồng nghiệp khác trong bệnh viện để thực hiện những nỗ lực có ý nghĩa trong việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho bệnh nhân và bản thân. Làn sóng sâu rộng của các chính sách mới do COVID-19 mang lại có khả năng gây ảnh hưởng đến NVYT nhưng cũng là cơ hội để tạo ra sự thay đổi tích cực hơn và các nữ hộ sinh có thể tiên phong trong những thay đổi này.
Tài liệu tham khảo:
Eagen-Torkko M, Altman MR, Kantrowitz-Gordon I, Gavin A, Mohammed S (2021). Moral Distress, Trauma, and Uncertainty for Midwives Practicing During a Pandemic. J Midwifery Womens Health. 66(3):304-307. doi: 10.1111/jmwh.13260. Epub 2021 Jun 4. PMID: 34086389; PMCID: PMC8242461.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nồng độ beta-hCG có liên quan đến giới tính của trẻ sinh ra - một phát hiện thú vị - Ngày đăng: 22-07-2021
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sản giật trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-07-2021
Phát hiện đột biến gen spaca1 ở người là một trong những nguyên nhân gây nên tinh trùng đầu tròn (globozoospermia) - Ngày đăng: 22-07-2021
Kết quả các chu kỳ IVF/ICSI ở những bệnh nhân ung thư nam: phân tích hồi cứu các ca từ năm 2004 đến năm 2018 - Ngày đăng: 22-07-2021
Sức khỏe của trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 20-07-2021
Estrogen và cơ chế hình thành huyết khối - Ngày đăng: 21-07-2021
Động học estradiol trong pha nang noãn ảnh hưởng đến kết cục chuyển phôi trữ với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 20-07-2021
Vaccine mRNA SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến kết cục điều trị của bệnh nhân trong chu kỳ TTTON hay không? - Ngày đăng: 19-07-2021
Mối tương quan giữa hình thái phôi nang và tỉ lệ song thai cùng trứng trong hỗ trợ sinh - Ngày đăng: 19-07-2021
Letrozole làm giảm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 19-07-2021
Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có tăng nguy cơ nhiễm covid-19 không? - Ngày đăng: 17-07-2021
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai: một phân tích trên 15210 thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 17-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK