Tin tức
on Saturday 17-07-2021 4:43pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNHS. Nguyễn Thị Bích Trâm – IVFMD Tân Bình
Đại dịch COVID-19 bắt đầu từ tháng 3 năm 2020 kéo dài ròng rã 2 năm, tiêu hao nhiều nguồn lực của các quốc gia. Ngoài tập trung nhân lực và vật lực chống dịch, các nhà khoa học, nhà lâm sàng cũng nghiên cứu nhiều về virus SARS-COV-2 và các vấn đề liên quan giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về đại dịch này. Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, béo phì và bệnh lý tim mạch tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN) được cho là nhóm dân số bị bỏ sót khi chưa có thông tin về việc nhiễm COVID-19. Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn chuyển hoá lâu dài. Phụ nữ có HC BTĐN bị tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, bệnh lý gan không do rượu và bệnh lý tim mạch. Do đó, việc nghiên cứu về mối liên quan giữa HC BTĐN và nhiễm COVID-19 là vô cùng cần thiết.
Gần đây, Subramanian và cộng sự thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên dân số nhằm xác định nguy cơ nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN. Nghiên cứu này lấy dữ liệu từ hệ thống Mạng lưới cải thiện sức khoẻ (The Health Improvement Network, THIN). THIN là hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử ẩn danh được theo dõi theo chiều dọc từ 365 cơ sở thực hành lâm sàng ở Anh Quốc.
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từ 18 tuổi trở lên nằm trong dữ liệu THIN. Phụ nữ được chẩn đoán HC BTĐN hoặc có hình ảnh BTĐN được tham gia vào nhóm BTĐN. Với mỗi một phụ nữ có HC BTĐN, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 1 phụ nữ không có HC BTĐN để tham gia nhóm chứng.
Kết cục được chọn là xác định nhiễm COVID-19 hay nghi ngờ nhiễm COVID-19. Theo hướng dẫn của hiệp hội Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service, NHS), quy trình chăm sóc ban đầu và hướng dẫn của khoa thông tin lâm sàng của Anh Quốc, một bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR có kết quả dương tính và người nghi nhiễm khi có các triệu chứng hoặc lịch sử tiếp xúc với người được xác định nhiễm COVID-19. Tất cả phụ nữ tham gia nghiên cứu được theo dõi từ ngày 30/01/2020, các trường hợp bị loại khỏi nghiên cứu khi bệnh nhân không muốn tham gia nghiên cứu hoặc tử vong hoặc quá ngày 22/07/2020 (ngày cuối cùng của nghiên cứu).
Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm nền của bệnh nhân
Phụ nữ có HC BTĐN và nhóm chứng được bắt cặp theo tuổi. Độ tuổi trung bình của cả hai nhóm lần lượt là 39.3 ± 11.1 và 39.5 ± 11.3 tuổi. BMI ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN cao hơn đáng kể so với phụ nữ không có HC BTĐN (31.0 ± 8.4 và 27.1 ± 6.7, P<0.001). Cường Androgen được chẩn đoán khi có tình trạng rậm lông và/hoặc xét nghiệm testosterone huyết thanh ≥2.0 nmol/L được ghi nhận ở 22.8% nhóm có HC BTĐN và 1.8% ở nhóm không có HC BTĐN (P<0.001).
Đối với các rối loạn chuyển hoá, trong nhóm phụ nữ có HC BTĐN 7.8% bị đái tháo đường và 4.1% bị tiền đái tháo đường, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ chiếm 2.6% và 2.1% (P<0.001). Nhóm phụ nữ bị PCOS còn tăng các nguy cơ thiếu vitamin D, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch.
Nguy cơ nhiễm COVID-19
Trong dân số nghiên cứu, có 0.9% (180 người) và 0.6% (438 người) nghi ngờ nhiễm COVID-19, tỷ lệ xác định nhiễm COVID-19 lần lượt là 0.1% (14 người) và 0.1% (70 người) ở nhóm có HC BTĐN và không có HC BTĐN. Phân tích hồi quy Cox cho thấy nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN cao hơn 51% so với nhóm phụ nữ không có HC BTĐN (1.51, KTC 95%: 1.27 – 1.80, P<0.001). Sau khi hiệu chỉnh BMI và tuổi, tỷ số nguy cơ giảm xuống còn 1.36 (KTC 95%; 1.14 – 1.63) P<0.001). Sau khi hiệu chỉnh với tình trạng rối loạn dung nạp đường, cường androgen, sự thiếu hụt vitamin D, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch, tỷ số nguy cơ nghi ngờ nhiễm / nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN tăng 28% so với nhóm chứng với aHR: 1.28 (KTC 95%: 1.05–1.56), P=0.015). Khi chỉ phân tích ở nhóm phụ nữ chẩn đoán có HC BTĐN (loại nhóm chỉ có hình ảnh BTĐN), nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng 37% khi so với nhóm chứng ((aHR: 1.38 (KTC 95%: 0.99–1.92), P= 0.056).
Yếu tố nguy cơ nhiễm COVID-19
Báo cáo cho thấy phụ nữ ³ 60 tuổi có nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 thấp hơn so với nhóm phụ nữ từ 18-30 tuổi (aHR: 0.41 (KTC 95%: 0.23–0.74), P= 0.001), và tăng 2% nguy cơ với mỗi đơn vị kg/m2 BMI tăng. Hơn nữa, nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 tăng ở phụ nữ thiếu hụt vitamin D, bệnh lý tim mạch. Nguy cơ cao hơn trên nền bệnh lý đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy HC BTĐN là yếu tố nguy cơ độc lập của nhiễm COVID-19, những phụ nữ có HC BTĐN tăng 26% nguy cơ nhiễm COVID-19 so với phụ nữ không có hội chứng này. Các cơ chế sinh lý bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết được đưa ra là (1) HC BTĐN là một tình trạng tiền viêm, có liên quan đến việc sản xuất các dấu ấn viêm như hsCRP, TNF alpha, IL-18 và procalcitonin, do đó có liên quan đến bất thường về chuyển hoá tim, đường hô hấp và các cơ quan khác. (2) HC BTĐN có liên quan đến tình trạng cường androgen, androgen là một chất điều hoà hệ miễn dịch vì vậy có ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm của toàn bộ cơ thể.
Điểm mạnh của nghiên cứu là cỡ mẫu lớn, nghiên cứu trên dân số chung, tỷ lệ thiếu thông tin thấp, phân tích loại trừ các yếu tố gây nhiễu tốt. Điểm hạn chế của nghiên cứu là chẩn đoán HC BTĐN có tính chính xác chưa cao, chưa đánh giá đầy đủ tình trạng rối loạn nội tiết, cũng như trong tình hình đại dịch không phải cơ sở y tế nào cũng được cho phép xét nghiệm RT-PCR nên nghiên cứu mới gộp chung biến số nghi ngờ nhiễm và xác định nhiễm để làm kết cục chính.
Từ kết quả nghiên cứu này, phụ nữ HC BTĐN với nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng nên tự giác tăng cường các phương pháp dự phòng và các nhà lâm sàng cũng có thêm nhận thức để điều trị tích cực hơn.
Tài liệu tham khảo: Subramanian A, Anand A, Adderley NJ, Okoth K, Toulis KA, Gokhale K, Sainsbury C, O'Reilly MW, Arlt W, Nirantharakumar K. Increased COVID-19 infections in women with polycystic ovary syndrome: a population-based study. Eur J Endocrinol. 2021 May;184(5):637-645. doi: 10.1530/EJE-20-1163. PMID: 33635829; PMCID: PMC8052516.
Đại dịch COVID-19 bắt đầu từ tháng 3 năm 2020 kéo dài ròng rã 2 năm, tiêu hao nhiều nguồn lực của các quốc gia. Ngoài tập trung nhân lực và vật lực chống dịch, các nhà khoa học, nhà lâm sàng cũng nghiên cứu nhiều về virus SARS-COV-2 và các vấn đề liên quan giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về đại dịch này. Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, béo phì và bệnh lý tim mạch tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN) được cho là nhóm dân số bị bỏ sót khi chưa có thông tin về việc nhiễm COVID-19. Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn chuyển hoá lâu dài. Phụ nữ có HC BTĐN bị tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, bệnh lý gan không do rượu và bệnh lý tim mạch. Do đó, việc nghiên cứu về mối liên quan giữa HC BTĐN và nhiễm COVID-19 là vô cùng cần thiết.
Gần đây, Subramanian và cộng sự thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên dân số nhằm xác định nguy cơ nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN. Nghiên cứu này lấy dữ liệu từ hệ thống Mạng lưới cải thiện sức khoẻ (The Health Improvement Network, THIN). THIN là hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử ẩn danh được theo dõi theo chiều dọc từ 365 cơ sở thực hành lâm sàng ở Anh Quốc.
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từ 18 tuổi trở lên nằm trong dữ liệu THIN. Phụ nữ được chẩn đoán HC BTĐN hoặc có hình ảnh BTĐN được tham gia vào nhóm BTĐN. Với mỗi một phụ nữ có HC BTĐN, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 1 phụ nữ không có HC BTĐN để tham gia nhóm chứng.
Kết cục được chọn là xác định nhiễm COVID-19 hay nghi ngờ nhiễm COVID-19. Theo hướng dẫn của hiệp hội Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service, NHS), quy trình chăm sóc ban đầu và hướng dẫn của khoa thông tin lâm sàng của Anh Quốc, một bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR có kết quả dương tính và người nghi nhiễm khi có các triệu chứng hoặc lịch sử tiếp xúc với người được xác định nhiễm COVID-19. Tất cả phụ nữ tham gia nghiên cứu được theo dõi từ ngày 30/01/2020, các trường hợp bị loại khỏi nghiên cứu khi bệnh nhân không muốn tham gia nghiên cứu hoặc tử vong hoặc quá ngày 22/07/2020 (ngày cuối cùng của nghiên cứu).
Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm nền của bệnh nhân
Phụ nữ có HC BTĐN và nhóm chứng được bắt cặp theo tuổi. Độ tuổi trung bình của cả hai nhóm lần lượt là 39.3 ± 11.1 và 39.5 ± 11.3 tuổi. BMI ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN cao hơn đáng kể so với phụ nữ không có HC BTĐN (31.0 ± 8.4 và 27.1 ± 6.7, P<0.001). Cường Androgen được chẩn đoán khi có tình trạng rậm lông và/hoặc xét nghiệm testosterone huyết thanh ≥2.0 nmol/L được ghi nhận ở 22.8% nhóm có HC BTĐN và 1.8% ở nhóm không có HC BTĐN (P<0.001).
Đối với các rối loạn chuyển hoá, trong nhóm phụ nữ có HC BTĐN 7.8% bị đái tháo đường và 4.1% bị tiền đái tháo đường, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ chiếm 2.6% và 2.1% (P<0.001). Nhóm phụ nữ bị PCOS còn tăng các nguy cơ thiếu vitamin D, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch.
Nguy cơ nhiễm COVID-19
Trong dân số nghiên cứu, có 0.9% (180 người) và 0.6% (438 người) nghi ngờ nhiễm COVID-19, tỷ lệ xác định nhiễm COVID-19 lần lượt là 0.1% (14 người) và 0.1% (70 người) ở nhóm có HC BTĐN và không có HC BTĐN. Phân tích hồi quy Cox cho thấy nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN cao hơn 51% so với nhóm phụ nữ không có HC BTĐN (1.51, KTC 95%: 1.27 – 1.80, P<0.001). Sau khi hiệu chỉnh BMI và tuổi, tỷ số nguy cơ giảm xuống còn 1.36 (KTC 95%; 1.14 – 1.63) P<0.001). Sau khi hiệu chỉnh với tình trạng rối loạn dung nạp đường, cường androgen, sự thiếu hụt vitamin D, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch, tỷ số nguy cơ nghi ngờ nhiễm / nhiễm COVID-19 ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN tăng 28% so với nhóm chứng với aHR: 1.28 (KTC 95%: 1.05–1.56), P=0.015). Khi chỉ phân tích ở nhóm phụ nữ chẩn đoán có HC BTĐN (loại nhóm chỉ có hình ảnh BTĐN), nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng 37% khi so với nhóm chứng ((aHR: 1.38 (KTC 95%: 0.99–1.92), P= 0.056).
Yếu tố nguy cơ nhiễm COVID-19
Báo cáo cho thấy phụ nữ ³ 60 tuổi có nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 thấp hơn so với nhóm phụ nữ từ 18-30 tuổi (aHR: 0.41 (KTC 95%: 0.23–0.74), P= 0.001), và tăng 2% nguy cơ với mỗi đơn vị kg/m2 BMI tăng. Hơn nữa, nguy cơ nghi nhiễm / nhiễm COVID-19 tăng ở phụ nữ thiếu hụt vitamin D, bệnh lý tim mạch. Nguy cơ cao hơn trên nền bệnh lý đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy HC BTĐN là yếu tố nguy cơ độc lập của nhiễm COVID-19, những phụ nữ có HC BTĐN tăng 26% nguy cơ nhiễm COVID-19 so với phụ nữ không có hội chứng này. Các cơ chế sinh lý bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết được đưa ra là (1) HC BTĐN là một tình trạng tiền viêm, có liên quan đến việc sản xuất các dấu ấn viêm như hsCRP, TNF alpha, IL-18 và procalcitonin, do đó có liên quan đến bất thường về chuyển hoá tim, đường hô hấp và các cơ quan khác. (2) HC BTĐN có liên quan đến tình trạng cường androgen, androgen là một chất điều hoà hệ miễn dịch vì vậy có ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm của toàn bộ cơ thể.
Điểm mạnh của nghiên cứu là cỡ mẫu lớn, nghiên cứu trên dân số chung, tỷ lệ thiếu thông tin thấp, phân tích loại trừ các yếu tố gây nhiễu tốt. Điểm hạn chế của nghiên cứu là chẩn đoán HC BTĐN có tính chính xác chưa cao, chưa đánh giá đầy đủ tình trạng rối loạn nội tiết, cũng như trong tình hình đại dịch không phải cơ sở y tế nào cũng được cho phép xét nghiệm RT-PCR nên nghiên cứu mới gộp chung biến số nghi ngờ nhiễm và xác định nhiễm để làm kết cục chính.
Từ kết quả nghiên cứu này, phụ nữ HC BTĐN với nguy cơ nhiễm COVID-19 tăng nên tự giác tăng cường các phương pháp dự phòng và các nhà lâm sàng cũng có thêm nhận thức để điều trị tích cực hơn.
Tài liệu tham khảo: Subramanian A, Anand A, Adderley NJ, Okoth K, Toulis KA, Gokhale K, Sainsbury C, O'Reilly MW, Arlt W, Nirantharakumar K. Increased COVID-19 infections in women with polycystic ovary syndrome: a population-based study. Eur J Endocrinol. 2021 May;184(5):637-645. doi: 10.1530/EJE-20-1163. PMID: 33635829; PMCID: PMC8052516.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai: một phân tích trên 15210 thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 17-07-2021
Mối liên hệ của góc giữa thoi vô sắc - thể cực thứ nhất với khả năng trưởng thành của noãn và kết quả điều trị - Ngày đăng: 17-07-2021
Hệ thống CRISPR/CAS9 và tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực vô sinh nam - Ngày đăng: 17-07-2021
Sử dụng công nghệ time ‑ lapse để phát hiện sự hình thành không bào trong phôi ngày 3 và phôi ngày 4 - Ngày đăng: 15-07-2021
Phát triển một phần mềm phân tích tự động động học của phôi người - Ngày đăng: 15-07-2021
Liệu các thông số động học hình thái có thể tiên lượng được phôi nguyên bội cho kết quả sẩy thai hay không ? - Ngày đăng: 15-07-2021
Các phương pháp bổ trợ trong IVF – bằng chứng khoa học và thực hành hiện tại? - Ngày đăng: 15-07-2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản của các cặp vợ chồng hiếm muộn - Ngày đăng: 13-07-2021
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm của carcinosarcomas buồng trứng - Ngày đăng: 13-07-2021
Tỷ lệ sinh đôi khi chuyển hai phôi ở phụ nữ hiếm muộn lớn tuổi - Ngày đăng: 13-07-2021
Mối liên quan giữa tổng số tinh trùng di động và tỷ lệ thai lâm sàng khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 13-07-2021
Bổ sung đạm whey có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản? - Ngày đăng: 13-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK