Tin tức
Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung
on Sunday 01-08-2021 4:47pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ - Đơn vị HTSS - Bệnh viện Mỹ Đức
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho nhóm bệnh nhân hiếm muộn có bất thường nhẹ ở người chồng, rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung nhẹ, hoặc vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các dữ liệu hiện tại về các yếu tố tác động đến sự thành công của IUI không đồng nhất, chính vì thế Anabel Starosta và các cộng sự đã tiến hành một tổng quan dựa trên các dữ liệu đã được công bố nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố nam giới đến tỷ lệ thành công sau IUI. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, các tổng quan có hệ thống và phân tích gộp. Có tổng cộng 220 công bố đã được xem xét và 102 công bố được chọn để đưa vào phân tích. Và các yếu tố của chồng bao gồm tổng số tinh trùng di động, lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa, chỉ số phân mảnh ADN của tinh trùng, tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) được đưa vào phân tích và đánh giá. Kết quả từ phân tích được ghi nhận như sau:
o Lượng tinh trùng di động (TMC – total motile sperms count): Ngưỡng giá trị TMC để đạt được kết quả thai kỳ tốt nhất khi điều trị IUI còn chưa đồng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã ghi nhận rằng ngưỡng TMC phù hợp là ở khoảng 5 – 10 triệu tinh trùng.
o Lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa: đây được xem như một yếu tố quan trọng trong tiên lượng sự thành công của IUI. Giá trị ngưỡng phù hợp cho lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa khoảng 1 triệu đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu ở 3200 phụ nữ điều trị với 9963 chu kỳ IUI, tỷ lệ thai giảm nếu lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa <2 triệu. Và ngưỡng thấp nhất được báo cáo là 0,8 triệu. Ngoài ra, tỷ lệ thai sẽ không tăng thêm nếu lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa không đạt tới 4 triệu. Một nghiên cứu khác ở 1038 chu kỳ IUI đã ghi nhận tỷ lệ có thai tăng với ngưỡng TMC là 5 triệu tinh trùng và số tinh trùng sau lọc rửa là 1 triệu tinh trùng ở phụ nữ có phóng noãn và hiếm muộn do nguyên nhân cổ tử cung.
o Chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng: Tổn thương ADN của tinh trùng có thể góp phần vào nguyên nhân gây hiếm muộn nam và không phụ thuộc vào hình dạng bình thường của tinh trùng. Các bất thường về phân mảnh ADN của tinh trùng được biểu thị bằng DFI với DFI >30% được xem là bất thường. Các nghiên cứu lâm sàng đánh giá mối tương quan của DFI với tỷ lệ thai trong các chu kỳ IUI có kết quả không thống nhất. Một nghiên cứu năm 2019 bao gồm 1185 chu kỳ IUI được thực hiện để đánh giá tác động của DFI đối với kết quả mang thai không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng; tuy nhiên, DFI có mối liên quan đến sẩy thai nhiều hơn. Ngoài ra, một nghiên cứu khác với 387 chu kỳ IUI chỉ ra rằng tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống của các cặp vợ chồng có DFI>30% thấp hơn các cặp vợ chồng có DFI<30%. Những nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2019 với số lượng chu kỳ lớn cũng chỉ ra rằng không thấy sự khác biệt về kết quả mang thai tương ứng với DFI của tinh trùng.
o Độ tuổi: Kết quả trong một số nghiên cứu đoàn hệ khảo sát sự ảnh hưởng của độ tuổi nam giới với tỷ lệ thai kỳ cho kết quả không nhất quán. Một nghiên cứu trên 2204 chu kỳ IUI ở phụ nữ <38 tuổi với BMI<27kg/m2, không có hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung, với độ tuổi nam giới từ 25 đến 56 tuổi không ghi nhận ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi nam giới đến tỷ lệ thai và tỷ lệ sẩy thai sau khi đã phân tầng các yếu tố độ tuổi và BMI nữ giới trong khi các yếu tố thể tích tinh dịch, mật độ, độ di động giảm theo tuổi của người nam. Ngược lại, một nghiên cứu khác với 901 chu kỳ IUI đã ghi nhận tỷ lệ thai cộng dồn giảm khi nam giới >35 tuổi so với nam giới <30 tuổi sau khi đã kiểm soát các yếu tố như tuổi mẹ, tình trạng phóng noãn, thời gian mong con, tinh trùng di động yếu, và dị dạng. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đã báo cáo nếu nam giới ≥35 tuổi, thời gian mong con ≥3 năm và nữ giới có rối loạn phóng noãn thì tiên lượng kết cục không tốt.
o BMI: nhiều đoàn hệ nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số BMI tăng sẽ tác động xấu đến các chỉ số tinh dịch đồ như thể tích, mật độ, tổng số tinh trùng di động, hình thái học, và các chỉ số này giảm đáng kể ở mức BMI ≥25kg/m2 và ảnh hưởng lớn nhất ở nam giới khi BMI ≥ 30kg/m2.
Tóm lại, các thông số tinh trùng của nam giới tiên lượng kết quả điều trị IUI là TMC>5 triệu và tổng số tinh trùng sau lọc rửa >1 triệu. Tỷ lệ thai càng cao khi tổng số tinh trùng sau lọc rửa càng cao nhưng phải đảm bảo trên ngưỡng 4 triệu. DFI phản ánh sự bất thường của ADN tinh trùng nhưng không đồng nhất với tỷ lệ thai. Độ tuổi nam giới trên 35 tuổi ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai nhưng dữ liệu không nhất quán giữa các nghiên cứu. Và cuối cùng, tình trạng thừa cân, béo phì ở nam giới tỉ lệ thuận với tình trạng hiếm muộn.
Nguồn: Starosta A, Gordon CE, Hornstein MD. Predictive factors for intrauterine insemination outcomes: a review. Fertil Res Pract. 2020 Dec 11;6(1):23. doi: 10.1186/s40738-020-00092-1. PMID: 33308319; PMCID: PMC7731622.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho nhóm bệnh nhân hiếm muộn có bất thường nhẹ ở người chồng, rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung nhẹ, hoặc vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các dữ liệu hiện tại về các yếu tố tác động đến sự thành công của IUI không đồng nhất, chính vì thế Anabel Starosta và các cộng sự đã tiến hành một tổng quan dựa trên các dữ liệu đã được công bố nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố nam giới đến tỷ lệ thành công sau IUI. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, các tổng quan có hệ thống và phân tích gộp. Có tổng cộng 220 công bố đã được xem xét và 102 công bố được chọn để đưa vào phân tích. Và các yếu tố của chồng bao gồm tổng số tinh trùng di động, lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa, chỉ số phân mảnh ADN của tinh trùng, tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) được đưa vào phân tích và đánh giá. Kết quả từ phân tích được ghi nhận như sau:
o Lượng tinh trùng di động (TMC – total motile sperms count): Ngưỡng giá trị TMC để đạt được kết quả thai kỳ tốt nhất khi điều trị IUI còn chưa đồng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã ghi nhận rằng ngưỡng TMC phù hợp là ở khoảng 5 – 10 triệu tinh trùng.
o Lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa: đây được xem như một yếu tố quan trọng trong tiên lượng sự thành công của IUI. Giá trị ngưỡng phù hợp cho lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa khoảng 1 triệu đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu ở 3200 phụ nữ điều trị với 9963 chu kỳ IUI, tỷ lệ thai giảm nếu lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa <2 triệu. Và ngưỡng thấp nhất được báo cáo là 0,8 triệu. Ngoài ra, tỷ lệ thai sẽ không tăng thêm nếu lượng tinh trùng di động tiến tới sau lọc rửa không đạt tới 4 triệu. Một nghiên cứu khác ở 1038 chu kỳ IUI đã ghi nhận tỷ lệ có thai tăng với ngưỡng TMC là 5 triệu tinh trùng và số tinh trùng sau lọc rửa là 1 triệu tinh trùng ở phụ nữ có phóng noãn và hiếm muộn do nguyên nhân cổ tử cung.
o Chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng: Tổn thương ADN của tinh trùng có thể góp phần vào nguyên nhân gây hiếm muộn nam và không phụ thuộc vào hình dạng bình thường của tinh trùng. Các bất thường về phân mảnh ADN của tinh trùng được biểu thị bằng DFI với DFI >30% được xem là bất thường. Các nghiên cứu lâm sàng đánh giá mối tương quan của DFI với tỷ lệ thai trong các chu kỳ IUI có kết quả không thống nhất. Một nghiên cứu năm 2019 bao gồm 1185 chu kỳ IUI được thực hiện để đánh giá tác động của DFI đối với kết quả mang thai không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng; tuy nhiên, DFI có mối liên quan đến sẩy thai nhiều hơn. Ngoài ra, một nghiên cứu khác với 387 chu kỳ IUI chỉ ra rằng tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống của các cặp vợ chồng có DFI>30% thấp hơn các cặp vợ chồng có DFI<30%. Những nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2019 với số lượng chu kỳ lớn cũng chỉ ra rằng không thấy sự khác biệt về kết quả mang thai tương ứng với DFI của tinh trùng.
o Độ tuổi: Kết quả trong một số nghiên cứu đoàn hệ khảo sát sự ảnh hưởng của độ tuổi nam giới với tỷ lệ thai kỳ cho kết quả không nhất quán. Một nghiên cứu trên 2204 chu kỳ IUI ở phụ nữ <38 tuổi với BMI<27kg/m2, không có hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung, với độ tuổi nam giới từ 25 đến 56 tuổi không ghi nhận ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi nam giới đến tỷ lệ thai và tỷ lệ sẩy thai sau khi đã phân tầng các yếu tố độ tuổi và BMI nữ giới trong khi các yếu tố thể tích tinh dịch, mật độ, độ di động giảm theo tuổi của người nam. Ngược lại, một nghiên cứu khác với 901 chu kỳ IUI đã ghi nhận tỷ lệ thai cộng dồn giảm khi nam giới >35 tuổi so với nam giới <30 tuổi sau khi đã kiểm soát các yếu tố như tuổi mẹ, tình trạng phóng noãn, thời gian mong con, tinh trùng di động yếu, và dị dạng. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đã báo cáo nếu nam giới ≥35 tuổi, thời gian mong con ≥3 năm và nữ giới có rối loạn phóng noãn thì tiên lượng kết cục không tốt.
o BMI: nhiều đoàn hệ nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số BMI tăng sẽ tác động xấu đến các chỉ số tinh dịch đồ như thể tích, mật độ, tổng số tinh trùng di động, hình thái học, và các chỉ số này giảm đáng kể ở mức BMI ≥25kg/m2 và ảnh hưởng lớn nhất ở nam giới khi BMI ≥ 30kg/m2.
Tóm lại, các thông số tinh trùng của nam giới tiên lượng kết quả điều trị IUI là TMC>5 triệu và tổng số tinh trùng sau lọc rửa >1 triệu. Tỷ lệ thai càng cao khi tổng số tinh trùng sau lọc rửa càng cao nhưng phải đảm bảo trên ngưỡng 4 triệu. DFI phản ánh sự bất thường của ADN tinh trùng nhưng không đồng nhất với tỷ lệ thai. Độ tuổi nam giới trên 35 tuổi ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai nhưng dữ liệu không nhất quán giữa các nghiên cứu. Và cuối cùng, tình trạng thừa cân, béo phì ở nam giới tỉ lệ thuận với tình trạng hiếm muộn.
Nguồn: Starosta A, Gordon CE, Hornstein MD. Predictive factors for intrauterine insemination outcomes: a review. Fertil Res Pract. 2020 Dec 11;6(1):23. doi: 10.1186/s40738-020-00092-1. PMID: 33308319; PMCID: PMC7731622.
Từ khóa: Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích di truyền học của 570 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp: Báo cáo kéo dài 11 năm - Ngày đăng: 29-07-2021
Tác động của việc loại bỏ tế bào cumulus sớm đối với kết quả điều trị của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
Kết quả sản khoa và chu sinh sau khi chuyển phôi đông lạnh phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
hCG không cải thiện kết quả của các chu kỳ IVM ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển mẫu mô buồng trứng trước khi được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 28-07-2021
Sự hiện diện của vi khuẩn trong quá trình chuyển phôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong các chu kỳ icsi hay không? - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của suy thận giai đoạn cuối và ghép thận đến chức năng sinh sản nam - Ngày đăng: 28-07-2021
Cơ sở phân tử thể hiện mối quan hệ giữa chiều dài đuôi poly(A) và hiệu suất quá trình dịch mã - Ngày đăng: 25-07-2021
Thực trạng tiêm phòng HPV hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và cá nhân hóa trong quản lý nguy cơ - Ngày đăng: 24-07-2021
Các nguy cơ sản khoa và kết quả chu sinh ở trẻ sau khi thực hiện chuyển phôi nang: một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Bắc Âu - Ngày đăng: 24-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK