Tin tức
on Sunday 08-08-2021 8:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Trong hỗ trợ sinh sản, thụ tinh bình thường được định nghĩa là hợp tử hiện diện hai tiền nhân (2PN) sau 16-18h sau thụ tinh trong tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI). Tuy nhiên, sẽ có khoảng 2-5% hợp tử bất thường một tiền nhân (1PN) ở các chu kỳ ICSI. Một số cơ chế giải thích cho hiện tượng hợp tử 1PN chỉ có bộ gen của bố hoặc mẹ có thể là do noãn tự trinh sản, sinh sản đơn tính đực (androgenesis); hoặc hai tiền nhân không xuất hiện cùng lúc; còn hợp tử 1PN có cả bộ gen của bố và mẹ là do hợp nhất giữa hai tiền nhân, màng nhân bị vỡ sớm. Nếu hợp tử 1PN chỉ có bộ gen của bố hoặc mẹ do noãn tự trinh sản, sinh sản đơn tính đực thì chúng không nên được sử dụng để chuyển. Còn do các cơ chế khác có thể không cho kết quả phôi bất thường nhiễm sắc thể thì cân nhắc sử dụng.
Hệ thống nuôi cấy kết hợp với camera quan sát liên tục (TLM) có thể theo dõi xuyên suốt quá trình phát triển phôi để ghi nhận các thời điểm của những sự kiện đặc biệt có thể xác định được khả năng làm tổ và phát triển hoàn thiện sau này, cũng các bất thường trong phân chia. Do đó, TLM giúp cải thiện việc lựa chọn phôi tối ưu.
TLM đã được dùng trong các nghiên cứu về quá trình thụ tinh, cũng như dùng để phát hiện và đánh giá sự phát triển của phôi từ các hợp tử thụ tinh bất thường khác 2PN (không tiền nhân, 1PN, 3PN). Một số nghiên cứu cho thấy phôi có nguồn gốc từ hợp tử 3PN theo dõi TLM thể hiện giá trị các thông số động học khác biệt với phôi từ hợp tử 2PN (Joergensen et al., 2014; Grau et al., 2015). Đã có một số nghiên cứu tiến hành phân tích sự phát triển phôi ở giai đoạn sớm từ thụ tinh đến phôi phân chia của hợp tử 1PN nuôi trong hệ thống TLM. Khi sử dụng TLM, đã phát hiện được một cơ chế mới tạo thành hợp tử 1PN là do vật chất di truyền của noãn bị tống xuất hoàn toàn thành dạng như thể cực thứ 3 (Mio et al., 2014; Iwata and Mio, 2016). Joergensen và cộng sự (2014), đã cho thấy động học phát triển của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN thể hiện khác biệt so với phôi từ hợp tử 2PN. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều hiểu biết về động học phát triển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN 2 thể cực, cũng như chưa có nghiên cứu nào phân tích đến động học đến giai đoạn phôi nang ghi nhận từ TLM.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là cung cấp sự hiểu biết toàn diện hơn về hợp tử 1PN sau ICSI cả về động học phát triển phôi và tiềm năng phát triển thành phôi nang. Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích đánh giá xem liệu tất cả các phôi có nguồn gốc 1PN có biểu hiện động học hình thái giống nhau hay không. Đồng thời cũng tiến hành so sánh động học giữa phôi có nguồn gốc từ 1PN so với phôi có nguồn gốc từ 2PN.
Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu. Các thông số động học được phân tích bao gồm: thời điểm xuất hiện thể cực thứ 2 (t2PB), xuất hiện tiền nhân (tPNa), biến mất tiền nhân (tPNf), thời điểm phôi 2 – 8 tế bào (t2 - t8), thời điểm bắt đầu phôi nén (tSC), bắt đầu có khoang phôi (tSB), phôi nang nở rộng hoàn toàn mà màng trong suốt chưa bị mỏng (tB); phôi nang nở rộng làm màng trong suốt mỏng (tEB), phôi nang tự thoát màng (tHB), phôi nang co sụp (tBcol), phôi nang nở rộng trở lại sau co sụp (tBre-exp), và khoảng thời gian giữa các thời điểm sự kiện đặc biệt. Đường kính của tiền nhân cũng được đo đạc ghi nhận. Sự phân chia bất thường được ghi nhận phân chia bất đối xứng (ID) như tế bào dung hợp/ phân chia ngược và phân chia tế bào chất bị thất bại và phân chia trực tiếp (DC).
Một số kết quả được ghi nhận là:
Phôi từ hợp tử 1PN phát triển kém hơn so với phôi từ hợp tử 2PN, với tỉ lệ phôi ngừng trước khi phôi nén cao hơn (71,1% so với 32,8%) và tỉ lệ tạo thành phôi nang thấp hơn đáng kể (28,9% so với 67,2%).
Đường kính và diện tích tiền nhân của hợp tử 1PN lớn hơn so với tiền nhân của hợp tử 2PN ( đường kính: 26,74 ± 2,91 so với 24,09 ± 1,51 μm; P< 0,001 và diện tích 571,84 ± 106,38 so với 478,43 ± 54,34 μm2; P < 0,001). Hợp tử 1PN phát triển đến phôi nang có đường kính và diện tích tiền nhân lớn hơn (27,51 ± 3,42 μm và 609,07 ± 127,48 μm2).
Các phôi ngừng phát triển không lên phôi nang từ hợp tử 1PN có tPNf, t2, tM đều trễ hơn đáng kể khi so với nhóm phát triển lên phôi nang từ 2PN; còn các thông số khác không khác biệt giữa 2 nhóm phôi này.
Về động học hình thái giữa tổng phôi 1PN (gồm phôi nang và phôi không phát triển được đến phôi nang) so với tổng phôi 2PN: tPNa và tPNf là khác nhau ở 2 nhóm phôi, phôi từ hợp tử 1PN có xuất hiện tiền nhân muộn hơn nhưng biến mất sớm hơn, nên khoảng thời gian tổng tại tiền nhân ngắn hơn đáng kể (13,76 so với 16,20 h; P< 0,001) so với phôi từ hợp tử 2PN.
Khi so sánh các phôi nang từ hợp tử 1PN và phôi nang từ hợp tử 2PN: tiền nhân xuất hiện muộn hơn (p=0,011) nhưng biến mất sớm hơn đáng kể (p=0,003), tM trễ hơn và khoảng thời gian phôi nén (dcom) dài hơn và tB trễ hơn ở phôi từ hợp tử 1PN. Còn thông số động học tPB2, t2, t8, khoảng thời gian tạo phôi nang (dB=tB-tSB) không khác biệt giữa 2 nhóm. Tỉ lệ phân chia bất thường loại ID ở phôi 1PN cao hơn đáng kể so với phôi 2PN (23,3% so với 6,1%; p = 0,001), còn tỉ lệ phân chia trực tiếp không khác biệt (20,9% so với 9,9%; p = 0,06).
Như vậy, hợp tử 1PN có tiềm năng phát triển và động học liên quan đến sự hình thành tiền nhân khác với hợp tử 2PN. Và chỉ có những hợp tử 1PN phát triển thành phôi nang mới có một số động học hình thái giống như hợp tử 2PN.
Nguồn: Morphokinetics and in vitro developmental potential of monopronucleated ICSI zygotes until the blastocyst stage, Zygote, 2020, doi:10.1017/S0967199420000027
Trong hỗ trợ sinh sản, thụ tinh bình thường được định nghĩa là hợp tử hiện diện hai tiền nhân (2PN) sau 16-18h sau thụ tinh trong tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI). Tuy nhiên, sẽ có khoảng 2-5% hợp tử bất thường một tiền nhân (1PN) ở các chu kỳ ICSI. Một số cơ chế giải thích cho hiện tượng hợp tử 1PN chỉ có bộ gen của bố hoặc mẹ có thể là do noãn tự trinh sản, sinh sản đơn tính đực (androgenesis); hoặc hai tiền nhân không xuất hiện cùng lúc; còn hợp tử 1PN có cả bộ gen của bố và mẹ là do hợp nhất giữa hai tiền nhân, màng nhân bị vỡ sớm. Nếu hợp tử 1PN chỉ có bộ gen của bố hoặc mẹ do noãn tự trinh sản, sinh sản đơn tính đực thì chúng không nên được sử dụng để chuyển. Còn do các cơ chế khác có thể không cho kết quả phôi bất thường nhiễm sắc thể thì cân nhắc sử dụng.
Hệ thống nuôi cấy kết hợp với camera quan sát liên tục (TLM) có thể theo dõi xuyên suốt quá trình phát triển phôi để ghi nhận các thời điểm của những sự kiện đặc biệt có thể xác định được khả năng làm tổ và phát triển hoàn thiện sau này, cũng các bất thường trong phân chia. Do đó, TLM giúp cải thiện việc lựa chọn phôi tối ưu.
TLM đã được dùng trong các nghiên cứu về quá trình thụ tinh, cũng như dùng để phát hiện và đánh giá sự phát triển của phôi từ các hợp tử thụ tinh bất thường khác 2PN (không tiền nhân, 1PN, 3PN). Một số nghiên cứu cho thấy phôi có nguồn gốc từ hợp tử 3PN theo dõi TLM thể hiện giá trị các thông số động học khác biệt với phôi từ hợp tử 2PN (Joergensen et al., 2014; Grau et al., 2015). Đã có một số nghiên cứu tiến hành phân tích sự phát triển phôi ở giai đoạn sớm từ thụ tinh đến phôi phân chia của hợp tử 1PN nuôi trong hệ thống TLM. Khi sử dụng TLM, đã phát hiện được một cơ chế mới tạo thành hợp tử 1PN là do vật chất di truyền của noãn bị tống xuất hoàn toàn thành dạng như thể cực thứ 3 (Mio et al., 2014; Iwata and Mio, 2016). Joergensen và cộng sự (2014), đã cho thấy động học phát triển của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN thể hiện khác biệt so với phôi từ hợp tử 2PN. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều hiểu biết về động học phát triển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN 2 thể cực, cũng như chưa có nghiên cứu nào phân tích đến động học đến giai đoạn phôi nang ghi nhận từ TLM.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là cung cấp sự hiểu biết toàn diện hơn về hợp tử 1PN sau ICSI cả về động học phát triển phôi và tiềm năng phát triển thành phôi nang. Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích đánh giá xem liệu tất cả các phôi có nguồn gốc 1PN có biểu hiện động học hình thái giống nhau hay không. Đồng thời cũng tiến hành so sánh động học giữa phôi có nguồn gốc từ 1PN so với phôi có nguồn gốc từ 2PN.
Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu. Các thông số động học được phân tích bao gồm: thời điểm xuất hiện thể cực thứ 2 (t2PB), xuất hiện tiền nhân (tPNa), biến mất tiền nhân (tPNf), thời điểm phôi 2 – 8 tế bào (t2 - t8), thời điểm bắt đầu phôi nén (tSC), bắt đầu có khoang phôi (tSB), phôi nang nở rộng hoàn toàn mà màng trong suốt chưa bị mỏng (tB); phôi nang nở rộng làm màng trong suốt mỏng (tEB), phôi nang tự thoát màng (tHB), phôi nang co sụp (tBcol), phôi nang nở rộng trở lại sau co sụp (tBre-exp), và khoảng thời gian giữa các thời điểm sự kiện đặc biệt. Đường kính của tiền nhân cũng được đo đạc ghi nhận. Sự phân chia bất thường được ghi nhận phân chia bất đối xứng (ID) như tế bào dung hợp/ phân chia ngược và phân chia tế bào chất bị thất bại và phân chia trực tiếp (DC).
Một số kết quả được ghi nhận là:
Phôi từ hợp tử 1PN phát triển kém hơn so với phôi từ hợp tử 2PN, với tỉ lệ phôi ngừng trước khi phôi nén cao hơn (71,1% so với 32,8%) và tỉ lệ tạo thành phôi nang thấp hơn đáng kể (28,9% so với 67,2%).
Đường kính và diện tích tiền nhân của hợp tử 1PN lớn hơn so với tiền nhân của hợp tử 2PN ( đường kính: 26,74 ± 2,91 so với 24,09 ± 1,51 μm; P< 0,001 và diện tích 571,84 ± 106,38 so với 478,43 ± 54,34 μm2; P < 0,001). Hợp tử 1PN phát triển đến phôi nang có đường kính và diện tích tiền nhân lớn hơn (27,51 ± 3,42 μm và 609,07 ± 127,48 μm2).
Các phôi ngừng phát triển không lên phôi nang từ hợp tử 1PN có tPNf, t2, tM đều trễ hơn đáng kể khi so với nhóm phát triển lên phôi nang từ 2PN; còn các thông số khác không khác biệt giữa 2 nhóm phôi này.
Về động học hình thái giữa tổng phôi 1PN (gồm phôi nang và phôi không phát triển được đến phôi nang) so với tổng phôi 2PN: tPNa và tPNf là khác nhau ở 2 nhóm phôi, phôi từ hợp tử 1PN có xuất hiện tiền nhân muộn hơn nhưng biến mất sớm hơn, nên khoảng thời gian tổng tại tiền nhân ngắn hơn đáng kể (13,76 so với 16,20 h; P< 0,001) so với phôi từ hợp tử 2PN.
Khi so sánh các phôi nang từ hợp tử 1PN và phôi nang từ hợp tử 2PN: tiền nhân xuất hiện muộn hơn (p=0,011) nhưng biến mất sớm hơn đáng kể (p=0,003), tM trễ hơn và khoảng thời gian phôi nén (dcom) dài hơn và tB trễ hơn ở phôi từ hợp tử 1PN. Còn thông số động học tPB2, t2, t8, khoảng thời gian tạo phôi nang (dB=tB-tSB) không khác biệt giữa 2 nhóm. Tỉ lệ phân chia bất thường loại ID ở phôi 1PN cao hơn đáng kể so với phôi 2PN (23,3% so với 6,1%; p = 0,001), còn tỉ lệ phân chia trực tiếp không khác biệt (20,9% so với 9,9%; p = 0,06).
Như vậy, hợp tử 1PN có tiềm năng phát triển và động học liên quan đến sự hình thành tiền nhân khác với hợp tử 2PN. Và chỉ có những hợp tử 1PN phát triển thành phôi nang mới có một số động học hình thái giống như hợp tử 2PN.
Nguồn: Morphokinetics and in vitro developmental potential of monopronucleated ICSI zygotes until the blastocyst stage, Zygote, 2020, doi:10.1017/S0967199420000027
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI - Ngày đăng: 05-08-2021
Thành công trong chọn lọc tinh trùng chuột có khả năng sống và khả năng sinh sản cao bằng cách sử dụng máy phân loại tế bào chip microfluidics - Ngày đăng: 05-08-2021
Nuôi cấy đơn giảm tỷ lệ hình thành phôi nang nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ chuyển đơn phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 05-08-2021
Mối tương quan giữa nồng độ osteopontin trong huyết tương với nồng độ VEGF trong dịch nang, dấu hiệu đánh giá nguy cơ quá kích buồng trứng - Ngày đăng: 04-08-2021
Vai trò của thụ thể prolactin trong sự phát triển nguyên bào nuôi ở phôi người - Ngày đăng: 02-08-2021
Chọn lọc noãn chất lượng tốt bằng MICROFLUIDICS trên mô hình động vật - Ngày đăng: 01-08-2021
FERTDISH: thiết bị microfluidics tích hợp giúp lựa chọn tinh trùng cho ICSI - Ngày đăng: 01-08-2021
Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 01-08-2021
Phân tích di truyền học của 570 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp: Báo cáo kéo dài 11 năm - Ngày đăng: 29-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK