Tin tức
Phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn ung thư tuyến giáp: một nghiên cứu hồi cứu
on Saturday 14-08-2021 1:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Tỉ lệ ung thư tuyến giáp đang tăng lên trên toàn thế giới, và nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo rằng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở phụ nữ hiếm muộn cao hơn phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường. Trong nghiên cứu tiến cứu của Ros và cộng sự (2015) trên 508 phụ nữ có tế bào ung thư tuyến giáp giai đoạn biệt hoá cho thấy nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn đáng kể ở những phụ nữ có tiền căn hiếm muộn. Gần đây, nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu lớn được thực hiện tại Đài Loan trên 13.356 phụ nữ hiếm muộn và 53.424 phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường trong độ tuổi từ 20-50 cho thấy tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở những phụ nữ hiếm muộn cao hơn phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường gần gấp 2 lần.
Mang thai là một vấn đề cần phải cân nhắc cẩn trọng trong điều trị vô sinh cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vì cần có sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích giữa điều trị ung thư và duy trì thai kỳ. Suy giáp do cắt bỏ tuyến giáp và cường giáp do sử dụng hormone thay thế sau khi cắt bỏ tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và tăng nguy cơ bất lợi cho thai kỳ. Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào mối tương quan giữa những phụ nữ đang mang thai có tiền căn ung thư tuyến giáp và kết quả thai kỳ bất lợi mà vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của tiền căn ung thư tuyến giáp lên kết quả IVF/ ICSI ở những phụ nữ hiếm muộn. Do đó, Ning Huang và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của ung thư tuyến giáp lên kết quả IVF/ ICSI cũng như xác định xem tiền căn ung thư tuyến giáp có làm tăng nguy cơ bất lợi lên thai kỳ hay không.
Nghiên cứu hồi cứu trên 137.698 bệnh nhân thực hiện IVF và chuyển phôi từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2019. Sau khi xem xét về tiêu chuẩn nhận và loại, có 64 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là 67.020 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu bao gồm đặc điểm nền bệnh nhân (tuổi, BMI, thời gian vô sinh…), đặc điểm kích thích buồng trứng (liều gonadotropin, nồng độ hormone), kết quả phôi học (số lượng noãn chọc hút, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi tốt), kết quả thai (tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống), nguy cơ trong thai kỳ (tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ sinh non) và cân nặng trẻ giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về chức năng tuyến giáp của phụ nữ ở hai nhóm. Ở nhóm nghiên cứu, nồng độ FT4 trung bình (1,5 0,2 so với 1,2 0,1; P <0,001) cao hơn và nồng độ TSH thấp hơn (0,5 [0,2–1,2] so với 1,9 [1,4–2,6]; P <0,001) so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, thời gian vô sinh, nồng độ hormone cơ bản và số lượng nang noãn giữa hai nhóm. Liều gonadotropin được sử dụng tương tự giữa hai nhóm, nồng độ hormone vào ngày tiêm hCG (LH, estradiol, progesterone) cũng tương tự giữa hai nhóm. Tuy nhiên, số lượng noãn thu nhận ở nhóm nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng (9 [6–14] so với 12 [8–17]; P = 0,025). Tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ IVF ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng (56,3% với 69,7%; p= 0,036) nhưng tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ ICSI ở nhóm nghiên cứu lại cao hơn nhóm chứng (43,8% với 30,3%; p= 0,046). Số lượng phôi chất lượng tốt ở nhóm nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng (3 [2–5,8] so với 4,5 [2–8]; P = 0,046).
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng (35,9% so với 34,7%; P = 0,848), tỉ lệ sẩy thai (4,3% so với 10,8%; P = 0,466), tỉ lệ sinh sống (34,4% so với 30,9%; P = 0,589), tỉ lệ sinh non (9,1% so với 10,1%; P> 0,999) và cân nặng lúc sinh của trẻ ở hai nhóm. Sau khi điều chỉnh về thông số FT4, TSH và các phương pháp thụ tinh; nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về tỉ lệ thai lâm sàng (OR 1,49; 95% CI 0,72–3,06; p= 0,286) và tỉ lệ sinh sống (OR 1,43; 95% CI 0,69- 2,99; p= 0,337).
Sau chu kỳ IVF/ ICSI đầu tiên, 22 phụ nữ ở nhóm nghiên cứu và 99 phụ nữ ở nhóm chứng đã sinh thành công. Những phụ nữ còn lại được theo dõi để thực hiện các chu kỳ IVF/ ICSI tiếp theo hoặc chuyển phôi trữ. Tổng cộng có 35 phụ nữ trong nhóm nghiên cứu và 168 phụ nữ trong nhóm chứng sinh con thành công. Không có sự khác biệt đáng kể về sự xuất hiện của các kết cục sản khoa bất lợi bao gồm đa thai, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, sinh nhẹ cân hoặc thai lớn so với tuổi thai giữa hai nhóm.
Trong nghiên cứu này, sự khác biệt đáng kể về số lượng noãn thu nhận được được và số lượng phôi chất lượng tốt đã được quan sát thấy giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, cho thấy sự phát triển của ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của nang noãn và phôi trong IVF/ ICSI. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng, cơ chế tác động của ung thư tuyến giáp lên sự phát triển của nang noãn vẫn chưa rõ nhưng nồng độ hormone tuyến giáp bất thường trong chu kỳ IVF/ ICSI có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Theo đó, việc sản xuất hormone tuyến giáp không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nang noãn, tuy nhiên, lượng hormone dưa thừa cũng gây tác động xấu lên sự phát triển của nang thông qua thay đổi chức năng của các hormone khác. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chứng minh được rằng tiền sử ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng đến kết quả thai cũng như không làm tăng nguy cơ về các kết quả sản khoa bất lợi. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng y văn giá trị cho phác đồ lâm sàng trong điều trị bệnh nhân vô sinh có tiền căn ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nhóm nghiên cứu vẫn còn hạn chế nên cần có thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thêm các bằng chứng thuyết phục hơn.
Nguồn: Ning Huang và cộng sự (2021). Analysis of in vitro fertilization/ intracytoplasmic sperm injection outcomes in infertile women with a history of thyroid cancer: a retrospective study. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-021-00763-8
Tỉ lệ ung thư tuyến giáp đang tăng lên trên toàn thế giới, và nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo rằng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở phụ nữ hiếm muộn cao hơn phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường. Trong nghiên cứu tiến cứu của Ros và cộng sự (2015) trên 508 phụ nữ có tế bào ung thư tuyến giáp giai đoạn biệt hoá cho thấy nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn đáng kể ở những phụ nữ có tiền căn hiếm muộn. Gần đây, nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu lớn được thực hiện tại Đài Loan trên 13.356 phụ nữ hiếm muộn và 53.424 phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường trong độ tuổi từ 20-50 cho thấy tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở những phụ nữ hiếm muộn cao hơn phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường gần gấp 2 lần.
Mang thai là một vấn đề cần phải cân nhắc cẩn trọng trong điều trị vô sinh cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vì cần có sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích giữa điều trị ung thư và duy trì thai kỳ. Suy giáp do cắt bỏ tuyến giáp và cường giáp do sử dụng hormone thay thế sau khi cắt bỏ tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và tăng nguy cơ bất lợi cho thai kỳ. Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào mối tương quan giữa những phụ nữ đang mang thai có tiền căn ung thư tuyến giáp và kết quả thai kỳ bất lợi mà vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của tiền căn ung thư tuyến giáp lên kết quả IVF/ ICSI ở những phụ nữ hiếm muộn. Do đó, Ning Huang và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của ung thư tuyến giáp lên kết quả IVF/ ICSI cũng như xác định xem tiền căn ung thư tuyến giáp có làm tăng nguy cơ bất lợi lên thai kỳ hay không.
Nghiên cứu hồi cứu trên 137.698 bệnh nhân thực hiện IVF và chuyển phôi từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2019. Sau khi xem xét về tiêu chuẩn nhận và loại, có 64 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là 67.020 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu bao gồm đặc điểm nền bệnh nhân (tuổi, BMI, thời gian vô sinh…), đặc điểm kích thích buồng trứng (liều gonadotropin, nồng độ hormone), kết quả phôi học (số lượng noãn chọc hút, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi tốt), kết quả thai (tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sinh sống), nguy cơ trong thai kỳ (tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ sinh non) và cân nặng trẻ giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về chức năng tuyến giáp của phụ nữ ở hai nhóm. Ở nhóm nghiên cứu, nồng độ FT4 trung bình (1,5 0,2 so với 1,2 0,1; P <0,001) cao hơn và nồng độ TSH thấp hơn (0,5 [0,2–1,2] so với 1,9 [1,4–2,6]; P <0,001) so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, thời gian vô sinh, nồng độ hormone cơ bản và số lượng nang noãn giữa hai nhóm. Liều gonadotropin được sử dụng tương tự giữa hai nhóm, nồng độ hormone vào ngày tiêm hCG (LH, estradiol, progesterone) cũng tương tự giữa hai nhóm. Tuy nhiên, số lượng noãn thu nhận ở nhóm nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng (9 [6–14] so với 12 [8–17]; P = 0,025). Tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ IVF ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng (56,3% với 69,7%; p= 0,036) nhưng tỉ lệ thụ tinh trong chu kỳ ICSI ở nhóm nghiên cứu lại cao hơn nhóm chứng (43,8% với 30,3%; p= 0,046). Số lượng phôi chất lượng tốt ở nhóm nghiên cứu thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng (3 [2–5,8] so với 4,5 [2–8]; P = 0,046).
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng (35,9% so với 34,7%; P = 0,848), tỉ lệ sẩy thai (4,3% so với 10,8%; P = 0,466), tỉ lệ sinh sống (34,4% so với 30,9%; P = 0,589), tỉ lệ sinh non (9,1% so với 10,1%; P> 0,999) và cân nặng lúc sinh của trẻ ở hai nhóm. Sau khi điều chỉnh về thông số FT4, TSH và các phương pháp thụ tinh; nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về tỉ lệ thai lâm sàng (OR 1,49; 95% CI 0,72–3,06; p= 0,286) và tỉ lệ sinh sống (OR 1,43; 95% CI 0,69- 2,99; p= 0,337).
Sau chu kỳ IVF/ ICSI đầu tiên, 22 phụ nữ ở nhóm nghiên cứu và 99 phụ nữ ở nhóm chứng đã sinh thành công. Những phụ nữ còn lại được theo dõi để thực hiện các chu kỳ IVF/ ICSI tiếp theo hoặc chuyển phôi trữ. Tổng cộng có 35 phụ nữ trong nhóm nghiên cứu và 168 phụ nữ trong nhóm chứng sinh con thành công. Không có sự khác biệt đáng kể về sự xuất hiện của các kết cục sản khoa bất lợi bao gồm đa thai, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, sinh nhẹ cân hoặc thai lớn so với tuổi thai giữa hai nhóm.
Trong nghiên cứu này, sự khác biệt đáng kể về số lượng noãn thu nhận được được và số lượng phôi chất lượng tốt đã được quan sát thấy giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, cho thấy sự phát triển của ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của nang noãn và phôi trong IVF/ ICSI. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng, cơ chế tác động của ung thư tuyến giáp lên sự phát triển của nang noãn vẫn chưa rõ nhưng nồng độ hormone tuyến giáp bất thường trong chu kỳ IVF/ ICSI có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Theo đó, việc sản xuất hormone tuyến giáp không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nang noãn, tuy nhiên, lượng hormone dưa thừa cũng gây tác động xấu lên sự phát triển của nang thông qua thay đổi chức năng của các hormone khác. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chứng minh được rằng tiền sử ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng đến kết quả thai cũng như không làm tăng nguy cơ về các kết quả sản khoa bất lợi. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng y văn giá trị cho phác đồ lâm sàng trong điều trị bệnh nhân vô sinh có tiền căn ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nhóm nghiên cứu vẫn còn hạn chế nên cần có thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thêm các bằng chứng thuyết phục hơn.
Nguồn: Ning Huang và cộng sự (2021). Analysis of in vitro fertilization/ intracytoplasmic sperm injection outcomes in infertile women with a history of thyroid cancer: a retrospective study. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-021-00763-8
Từ khóa: Phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn ung thư tuyến giáp: một nghiên cứu hồi cứu
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả thai ở lần đầu tiên điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 7678 bệnh nhân - Ngày đăng: 14-08-2021
Thực hiện IVF/ICSI nhiều lần có thể bù đắp cho sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên theo tuổi tác hay không? Ước lượng tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi - Ngày đăng: 14-08-2021
Vị trí của phôi trong tử cung trong quy trình chuyển phôi: Mô hình mô phỏng in vitro - Ngày đăng: 14-08-2021
CHỈNH SỬA VẬT LIỆU DI TRUYỀN PHÔI NGƯỜI: HY VỌNG HAY LO LẮNG? - Ngày đăng: 14-08-2021
NGUY CƠ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT (EDCs.): MỘT PHÂN TÍCH GỘP 30 NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC - Ngày đăng: 14-08-2021
Cách giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của ánh sáng lên sự phát triển phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Động học hình thái và tiềm năng phát triển lên phôi nang của hợp tử một tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 08-08-2021
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI - Ngày đăng: 05-08-2021
Thành công trong chọn lọc tinh trùng chuột có khả năng sống và khả năng sinh sản cao bằng cách sử dụng máy phân loại tế bào chip microfluidics - Ngày đăng: 05-08-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK