Tin tức
on Sunday 20-06-2021 9:40pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Mức độ phân mảnh phôi là một trong các tiêu chí phổ biến được sử dụng để xác định chất lượng và lựa chọn phôi chuyển trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Việc hình thành các phân mảnh vỡ tế bào chất nhỏ là một đặc điểm phổ biến trong sự phát triển của phôi. Độ phân mảnh càng lớn thì chất lượng phôi càng giảm. Như vậy, sự hiện diện của lượng lớn phân mảnh liên quan đến tỷ lệ làm tổ thấp. Sự suy giảm này là do giảm thiểu không gian trong tế bào chất cần cho quá trình phân chia tế bào bình thường hoặc giảm tương tác giữa các tế bào. Bên cạnh đó, phân mảnh tế bào chất gây ra quá trình apoptosis và hạn chế tốc độ phân chia phôi bào. Sự hình thành phân mảnh liên quan đến nhiều tác nhân khác nhau. Một trong số đó là do môi trường nuôi cấy phôi không đảm bảo, chất lượng noãn và tinh trùng thấp, tuổi người mẹ cao, apoptosis và stress oxy hoá. Tác động của sự phân mảnh phôi ở mức độ vừa lên kết quả của hỗ trợ sinh sản còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay vẫn còn tranh luận về việc loại bỏ các phân mảnh phôi cho tỷ lệ mang thai tương đương hay cải thiện khi so sánh với phôi chất lượng tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định việc loại bỏ các phân mảnh trong giai đoạn phôi phân chia trước khi chuyển phôi tươi có giúp cải thiện tỷ lệ mang thai trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) hay không.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu bệnh - chứng quan sát tiến cứu từ 05/2019 - 10/2019 trên 26 bệnh nhân từ 18 – 42 tuổi, được thực hiện chuyển phôi tươi trong các chu kỳ thực hiện IVF cổ điển. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm một (nghiên cứu) gồm 13 bệnh nhân có phôi phân mảnh loại B và C theo phân loại Hill, kích thước phôi bào không đều nhau và tỷ lệ phân mảnh lên đến 10% đối với phôi loại B và từ 10% - 50% đối với phôi loại C. Nhóm hai (đối chứng), gồm 13 bệnh nhân có phôi loại A, các phôi bào đồng nhất và không có phân mảnh. Việc loại bỏ phân mảnh phôi được thực hiện khoảng 65 – 68 giờ sau thụ tinh. Đối với nhóm đối chứng, chuyển phôi được thực hiện khoảng 66 – 70 giờ sau thụ tinh. Đối với nhóm nghiên cứu, phôi được chuyển sau 2 giờ thực hiện loại bỏ phân mảnh.
KẾT QUẢ: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tổng số noãn thu nhận, số noãn MII, noãn thụ tinh, số lượng phôi phân chia ngày 2 và ngày 3. Tổng số bệnh nhân mang thai lâm sàng là 9. Trong nhóm nghiên cứu là 5 (38,5%) và trong nhóm đối chứng là 4 (30,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,68). Có hai trường hợp sẩy thai ở nhóm nghiên cứu. Do đó, cuối cùng, có 3 trường hợp mang thai diễn tiến ở nhóm nghiên cứu (23%) và 4 trường hợp mang thai diễn tiến ở nhóm đối chứng (30,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,65).
BÀN LUẬN: Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc loại bỏ phân mảnh trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia, ở phôi có chất lượng kém, giúp cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản và có thể so sánh với kết quả đạt được trong chu kỳ chuyển phôi chất lượng tốt ở các bệnh nhân thực hiện IVF. Sự phân mảnh phôi bào là một dấu ấn sinh học quan trọng liên quan với các kết cục bất lợi của thai kỳ, gây ra apoptosis và hạn chế tỷ lệ phân cắt phôi bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ làm tổ và mang thai thấp khi chuyển phôi phân mảnh, thậm chí tỷ lệ phân mảnh cao dẫn đến kết cục sinh sản bất lợi. Bên cạnh đó, loại bỏ phân mảnh ở phôi phân chia với mức độ phân mảnh <50% có thể cải thiện kết quả sinh sản khi so sánh với phôi không bị phân mảnh. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sẩy thai cao ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi bị phân mảnh do có thể những phôi này bị bất thường về mặt di truyền, bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể. Một khả năng khác có thể do phôi bị tổn thương cấu trúc trong quá trình hút, loại bỏ phân mảnh.
Kết luận: Loại bỏ phân mảnh phôi trong chu kỳ chuyển phôi tươi phôi ngày 3 có thể là một phương pháp giúp tăng tỷ lệ thai lâm sàng và thai diễn tiến ở bệnh nhân chỉ có phôi chất lượng kém. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, cần có các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát cho nhiều trường hợp hơn để xác nhận hiệu quả thực sự của phương pháp này.
Nguồn: Sordia-Hernandez, L. H., Morales-Martinez, F. A., Frazer-Moreira, L. M. và cộng sự. Clinical Pregnancy After Elimination of Embryo Fragments Before Fresh Cleavage-stage Embryo Transfer. Journal of Family & Reproductive Health 14.3 (2020): 198-204.
Mức độ phân mảnh phôi là một trong các tiêu chí phổ biến được sử dụng để xác định chất lượng và lựa chọn phôi chuyển trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Việc hình thành các phân mảnh vỡ tế bào chất nhỏ là một đặc điểm phổ biến trong sự phát triển của phôi. Độ phân mảnh càng lớn thì chất lượng phôi càng giảm. Như vậy, sự hiện diện của lượng lớn phân mảnh liên quan đến tỷ lệ làm tổ thấp. Sự suy giảm này là do giảm thiểu không gian trong tế bào chất cần cho quá trình phân chia tế bào bình thường hoặc giảm tương tác giữa các tế bào. Bên cạnh đó, phân mảnh tế bào chất gây ra quá trình apoptosis và hạn chế tốc độ phân chia phôi bào. Sự hình thành phân mảnh liên quan đến nhiều tác nhân khác nhau. Một trong số đó là do môi trường nuôi cấy phôi không đảm bảo, chất lượng noãn và tinh trùng thấp, tuổi người mẹ cao, apoptosis và stress oxy hoá. Tác động của sự phân mảnh phôi ở mức độ vừa lên kết quả của hỗ trợ sinh sản còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay vẫn còn tranh luận về việc loại bỏ các phân mảnh phôi cho tỷ lệ mang thai tương đương hay cải thiện khi so sánh với phôi chất lượng tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định việc loại bỏ các phân mảnh trong giai đoạn phôi phân chia trước khi chuyển phôi tươi có giúp cải thiện tỷ lệ mang thai trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) hay không.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu bệnh - chứng quan sát tiến cứu từ 05/2019 - 10/2019 trên 26 bệnh nhân từ 18 – 42 tuổi, được thực hiện chuyển phôi tươi trong các chu kỳ thực hiện IVF cổ điển. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm một (nghiên cứu) gồm 13 bệnh nhân có phôi phân mảnh loại B và C theo phân loại Hill, kích thước phôi bào không đều nhau và tỷ lệ phân mảnh lên đến 10% đối với phôi loại B và từ 10% - 50% đối với phôi loại C. Nhóm hai (đối chứng), gồm 13 bệnh nhân có phôi loại A, các phôi bào đồng nhất và không có phân mảnh. Việc loại bỏ phân mảnh phôi được thực hiện khoảng 65 – 68 giờ sau thụ tinh. Đối với nhóm đối chứng, chuyển phôi được thực hiện khoảng 66 – 70 giờ sau thụ tinh. Đối với nhóm nghiên cứu, phôi được chuyển sau 2 giờ thực hiện loại bỏ phân mảnh.
KẾT QUẢ: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tổng số noãn thu nhận, số noãn MII, noãn thụ tinh, số lượng phôi phân chia ngày 2 và ngày 3. Tổng số bệnh nhân mang thai lâm sàng là 9. Trong nhóm nghiên cứu là 5 (38,5%) và trong nhóm đối chứng là 4 (30,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,68). Có hai trường hợp sẩy thai ở nhóm nghiên cứu. Do đó, cuối cùng, có 3 trường hợp mang thai diễn tiến ở nhóm nghiên cứu (23%) và 4 trường hợp mang thai diễn tiến ở nhóm đối chứng (30,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,65).
BÀN LUẬN: Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc loại bỏ phân mảnh trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia, ở phôi có chất lượng kém, giúp cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản và có thể so sánh với kết quả đạt được trong chu kỳ chuyển phôi chất lượng tốt ở các bệnh nhân thực hiện IVF. Sự phân mảnh phôi bào là một dấu ấn sinh học quan trọng liên quan với các kết cục bất lợi của thai kỳ, gây ra apoptosis và hạn chế tỷ lệ phân cắt phôi bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ làm tổ và mang thai thấp khi chuyển phôi phân mảnh, thậm chí tỷ lệ phân mảnh cao dẫn đến kết cục sinh sản bất lợi. Bên cạnh đó, loại bỏ phân mảnh ở phôi phân chia với mức độ phân mảnh <50% có thể cải thiện kết quả sinh sản khi so sánh với phôi không bị phân mảnh. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sẩy thai cao ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi bị phân mảnh do có thể những phôi này bị bất thường về mặt di truyền, bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể. Một khả năng khác có thể do phôi bị tổn thương cấu trúc trong quá trình hút, loại bỏ phân mảnh.
Kết luận: Loại bỏ phân mảnh phôi trong chu kỳ chuyển phôi tươi phôi ngày 3 có thể là một phương pháp giúp tăng tỷ lệ thai lâm sàng và thai diễn tiến ở bệnh nhân chỉ có phôi chất lượng kém. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, cần có các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát cho nhiều trường hợp hơn để xác nhận hiệu quả thực sự của phương pháp này.
Nguồn: Sordia-Hernandez, L. H., Morales-Martinez, F. A., Frazer-Moreira, L. M. và cộng sự. Clinical Pregnancy After Elimination of Embryo Fragments Before Fresh Cleavage-stage Embryo Transfer. Journal of Family & Reproductive Health 14.3 (2020): 198-204.
Từ khóa: Thai lâm sàng sau khi loại bỏ phân mảnh phôi trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đo mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-06-2021
Tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng và chất lượng giấc ngủ - Ngày đăng: 18-06-2021
Tác động của thời gian từ lúc chọc hút noãn đến khi ICSI lên sự phát triển của phôi và kết quả điều trị: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-06-2021
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị IVF/ ICSI - Ngày đăng: 18-06-2021
Tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân vô sinh nam do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị micro-TESE-ICSI - Ngày đăng: 16-06-2021
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
Tác động của các đại thực bào trong tinh dịch lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 17-06-2021
Động học thụ tinh và phân chia nhanh ở phôi có tương quan với kết quả trẻ sinh sống sau ICSI, và có liên quan đến tuổi mẹ - Ngày đăng: 15-06-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK