Tin tức
on Friday 18-06-2021 8:06am
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng hết sức nặng nề lên đời sống và xã hội cũng như ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó hỗ trợ sinh sản cũng không ngoại lệ. Các Hiệp hội nghề nghiệp trong IVF như ASRM, ESHRE… đã có các hướng dẫn về cách thực hành và điều trị bệnh nhân cho nhân viên IVF một cách an toàn nhất. Theo đó, phải giảm thiếu tối đa thời gian bệnh nhân có mặt tại cơ sở y tế, tăng cường giao tiếp thông qua điện thoại hoặc e-mail để hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cũng như để bệnh nhân lấy mẫu tinh dịch tại nhà. Theo hướng dẫn lấy mẫu tinh dịch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mẫu tinh dịch nên được lấy tại cơ sở y tế để hạn chế tối đa những tác động bên ngoài lên chất lượng mẫu tinh dịch. WHO cũng khuyến cáo rằng bệnh nhân chỉ nên lấy mẫu tại nhà khi gặp khó khăn trong việc lấy mẫu tại cơ sở y tế và phải mang mẫu đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc của tinh trùng với tinh tương.
Tinh tương có chứa nhiều hợp chất nội sinh, nồng độ có thể khác nhau ở mỗi người và những hợp chất này có thể tác động đến chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, các tế bào sinh dưỡng và tinh trùng bất thường trong tinh tương là nguyên nhân chính tạo ra các gốc oxy hoá tự do (ROS). Nồng độ ROS thấp cần thiết cho hoạt động bình thường của tinh trùng nhưng khi ROS vượt ngưỡng bảo vệ của tế bào có thể gây ra các tác động bất lợi cho DNA tinh trùng. Bên cạnh đó, nhiệt độ trong lúc vận chuyển mẫu cũng được WHO khuyến cáo chỉ nên nằm trong khoảng 20-37oC để hạn chế tác động của nhiệt độ lên khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng. Cho đến nay, địa điểm lấy mẫu tinh dịch tối ưu cho chất lượng mẫu và kết quả điều trị IVF/ ICSI vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trước tình hình dịch diễn ra phức tạp như hiện nay, câu hỏi được đặt ra là liệu để bệnh nhân lấy mẫu tại nhà theo khuyến cáo của WHO có ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân hay không. Do đó, Martin Stimpfel và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh kết quả phôi học và kết quả thai trong các chu kỳ IVF/ICSI thu nhận mẫu tinh dịch tại nhà và tại cơ sở y tế.
Nghiên cứu hồi cứu thu nhận dữ liệu từ các chu kỳ sử dụng mẫu tinh trùng tươi, thực hiện IVF/ ICSI từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019. Nghiên cứu đánh giá trên 2 nhóm: nhóm bệnh nhân lấy mẫu tinh dịch tại nhà (694 bệnh nhân) và nhóm bệnh nhân lấy mẫu tại cơ sở y tế (210 bệnh nhân).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu tinh dịch thu nhận tại cơ sở y tế có mật độ trung bình (50 triệu tinh trùng/ml so với 70 triệu tinh trùng/ml, OR 0,001; 95% CI 1,574 × 10–6 – 0,196; P = 0,012) và tỉ lệ di động (60% so với 70%; OR 0,034; 95% CI 0,002 – 0,563; P = 0,018) thấp hơn đáng kể. Không có sự khác biệt về tổng số tinh trùng, thể tích tinh dịch và hình dạng tinh trùng. Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy trên đặc điểm nền của bệnh nhân ở hai nhóm. Khi phân tích kết quả điều trị IVF/ ICSI bằng cách sử dụng phân tích ước lượng tổng quát cho thấy không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về kết quả phôi học như số lượng cụm noãn thu nhận trên một chu kỳ, số lượng noãn trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ tạo thành phôi phân chia và phôi nang, tỉ lệ phôi hữu dụng, số lượng phôi chuyển… Đánh giá trên kết quả thai giữa 2 nhóm cũng không quan sát được sự khác biệt nào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhận mẫu tinh dịch tại nhà có tác động tích cực đến mật độ và khả năng di động của tinh trùng, nhưng không có sự khác biệt đáng kể về kết quả phôi học cũng như kết quả thai trong chu kỳ IVF/ICSI so với mẫu lấy tại cơ sở y tế. Nghiên cứu này cho thấy lấy mẫu tinh dịch tại nhà vẫn an toàn và không có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.
Nguồn: Martin Stimpfel và cộng sự (2021), Collecting semen samples at home for IVF/ ICSI does not negatively affect the outcome of the fresh cycle. RBMO. 10.1016/j.rbmo.2020.09.021 1472-6483
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng hết sức nặng nề lên đời sống và xã hội cũng như ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó hỗ trợ sinh sản cũng không ngoại lệ. Các Hiệp hội nghề nghiệp trong IVF như ASRM, ESHRE… đã có các hướng dẫn về cách thực hành và điều trị bệnh nhân cho nhân viên IVF một cách an toàn nhất. Theo đó, phải giảm thiếu tối đa thời gian bệnh nhân có mặt tại cơ sở y tế, tăng cường giao tiếp thông qua điện thoại hoặc e-mail để hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cũng như để bệnh nhân lấy mẫu tinh dịch tại nhà. Theo hướng dẫn lấy mẫu tinh dịch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mẫu tinh dịch nên được lấy tại cơ sở y tế để hạn chế tối đa những tác động bên ngoài lên chất lượng mẫu tinh dịch. WHO cũng khuyến cáo rằng bệnh nhân chỉ nên lấy mẫu tại nhà khi gặp khó khăn trong việc lấy mẫu tại cơ sở y tế và phải mang mẫu đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc của tinh trùng với tinh tương.
Tinh tương có chứa nhiều hợp chất nội sinh, nồng độ có thể khác nhau ở mỗi người và những hợp chất này có thể tác động đến chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, các tế bào sinh dưỡng và tinh trùng bất thường trong tinh tương là nguyên nhân chính tạo ra các gốc oxy hoá tự do (ROS). Nồng độ ROS thấp cần thiết cho hoạt động bình thường của tinh trùng nhưng khi ROS vượt ngưỡng bảo vệ của tế bào có thể gây ra các tác động bất lợi cho DNA tinh trùng. Bên cạnh đó, nhiệt độ trong lúc vận chuyển mẫu cũng được WHO khuyến cáo chỉ nên nằm trong khoảng 20-37oC để hạn chế tác động của nhiệt độ lên khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng. Cho đến nay, địa điểm lấy mẫu tinh dịch tối ưu cho chất lượng mẫu và kết quả điều trị IVF/ ICSI vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trước tình hình dịch diễn ra phức tạp như hiện nay, câu hỏi được đặt ra là liệu để bệnh nhân lấy mẫu tại nhà theo khuyến cáo của WHO có ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân hay không. Do đó, Martin Stimpfel và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh kết quả phôi học và kết quả thai trong các chu kỳ IVF/ICSI thu nhận mẫu tinh dịch tại nhà và tại cơ sở y tế.
Nghiên cứu hồi cứu thu nhận dữ liệu từ các chu kỳ sử dụng mẫu tinh trùng tươi, thực hiện IVF/ ICSI từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019. Nghiên cứu đánh giá trên 2 nhóm: nhóm bệnh nhân lấy mẫu tinh dịch tại nhà (694 bệnh nhân) và nhóm bệnh nhân lấy mẫu tại cơ sở y tế (210 bệnh nhân).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu tinh dịch thu nhận tại cơ sở y tế có mật độ trung bình (50 triệu tinh trùng/ml so với 70 triệu tinh trùng/ml, OR 0,001; 95% CI 1,574 × 10–6 – 0,196; P = 0,012) và tỉ lệ di động (60% so với 70%; OR 0,034; 95% CI 0,002 – 0,563; P = 0,018) thấp hơn đáng kể. Không có sự khác biệt về tổng số tinh trùng, thể tích tinh dịch và hình dạng tinh trùng. Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy trên đặc điểm nền của bệnh nhân ở hai nhóm. Khi phân tích kết quả điều trị IVF/ ICSI bằng cách sử dụng phân tích ước lượng tổng quát cho thấy không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về kết quả phôi học như số lượng cụm noãn thu nhận trên một chu kỳ, số lượng noãn trưởng thành, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ tạo thành phôi phân chia và phôi nang, tỉ lệ phôi hữu dụng, số lượng phôi chuyển… Đánh giá trên kết quả thai giữa 2 nhóm cũng không quan sát được sự khác biệt nào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhận mẫu tinh dịch tại nhà có tác động tích cực đến mật độ và khả năng di động của tinh trùng, nhưng không có sự khác biệt đáng kể về kết quả phôi học cũng như kết quả thai trong chu kỳ IVF/ICSI so với mẫu lấy tại cơ sở y tế. Nghiên cứu này cho thấy lấy mẫu tinh dịch tại nhà vẫn an toàn và không có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.
Nguồn: Martin Stimpfel và cộng sự (2021), Collecting semen samples at home for IVF/ ICSI does not negatively affect the outcome of the fresh cycle. RBMO. 10.1016/j.rbmo.2020.09.021 1472-6483
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân vô sinh nam do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị micro-TESE-ICSI - Ngày đăng: 16-06-2021
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
Tác động của các đại thực bào trong tinh dịch lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 17-06-2021
Động học thụ tinh và phân chia nhanh ở phôi có tương quan với kết quả trẻ sinh sống sau ICSI, và có liên quan đến tuổi mẹ - Ngày đăng: 15-06-2021
Hình ảnh time-lapse của các sợi dây tế bào chất trong phôi nang có liên quan đến sự tự co sụp của phôi - Ngày đăng: 15-06-2021
Phân tích động học hình thái phôi cho thấy việc thụ tinh với tinh trùng từ tinh hoàn có ảnh hưởng đến chu kỳ phân bào đầu tiên của phôi - Ngày đăng: 14-06-2021
Tiêm ngừa COVID-19 và Hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 14-06-2021
Khả năng sinh sản sau thuyên tắc động mạch tử cung điều trị u xơ cơ tử cung - Ngày đăng: 10-06-2021
Nguy cơ sẩy thai – thai lưu sau sinh thiết gai nhau ở song thai - Ngày đăng: 10-06-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK