Tin tức
on Tuesday 15-06-2021 10:10pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Lựa chọn phôi bằng động học hình thái từ hình ảnh phôi time – lapse là phương pháp không xâm lấn đã được áp dụng thực hành phổ biến tại các trung tâm thụ tinh ống nghiệm. Một nhóm các nhà chuyên gia về time – lapse đã công bố một đồng thuận về các thông số động học phát triển của phôi người dựa vào thời điểm phân chia, khoảng thời gian của các chu kỳ tế bào, khoảng thời gian đồng nhất của các chu kỳ tế bào (Ciray et al., 2014).
Sự hiện diện của sợi dây tế bào chất (cytoplasmic strings – TCS) nối giữa ICM và TE ở phôi nang được xem là một đặc điểm xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi (Scott, 2000) nhưng có tương quan dương đến thai lâm sàng (Eastwick et al., 2019). Tuy nhiên, vẫn còn rất ít thông tin về thông số này. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về nguồn gốc, sự vận động của TCS trong khoang phôi của phôi nang. Đây là nghiên cứu đầu tiên về những phôi nang có TCS và mối tương quan của TCS với trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang.
Nghiên cứu phân tích nguồn gốc và vận động của sợi dây tế bào chất đến sự nở rộng của khoang phôi (kết cục chính) và ảnh hưởng đến kết quả điều trị (kết cục phụ). Nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu thu thập tiến cứu tại một trung tâm Đại học Y dược trên 100 bệnh nhân thực hiện ICSI (n=88) và IVF cổ điển (n=12). Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: (1) quan sát time lapse phôi nang để xác định sự hiện diện của sợi dây tế bào chất (TCS - cytoplasmic strings). Giai đoạn theo dõi các thai kỳ đến trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi có TCS và phôi không có TCS. Thực hiện 150 chu kỳ chuyển đơn phôi nang tươi (n=95 chu kỳ) hoặc phôi trữ (n=55 chu kỳ). Bệnh nhân chuyển phôi TCS và bệnh nhân chuyển phôi không có TCS có đặc điểm nền và đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng không có sự khác biệt.
Sau khi chọc hút, noãn được cấy thêm 2h và được ICSI vào lúc 40h sau tiêm hCG; còn đồng cấy với tinh trùng trong IVF cổ điển trong vòng 2h. Các phôi được nuôi cấy trong tủ time lapse Miri TL (Esco Medical). Các thông số động học được phân tích theo đồng thuận hướng dẫn (Ciray et al., 2014) bao gồm: thời điểm xuất hiện thể cực thứ 2 (t2PB), xuất hiện tiền nhân (tPNa), biến mất tiền nhân (tPNf), thời điểm phôi 2 – 8 tế bào (t2-t8), thời điểm bắt đầu phôi nén (tSC), bắt đầu có khoang phôi (tSB), phôi nang nở rộng hoàn toàn mà màng trong suốt chưa bị mỏng (tB). Chất lượng phôi nang được đánh giá theo tiêu chuẩn Gardner và đồng thuận Alpha (2011).
Theo hướng dẫn của các nhà chuyên gia time-lapse (Ciray et al., 2014), nối giữa ICM và TE ở phôi nang là một sợi dây tế bào chất (cytoplasmic strings – TCS) hoặc cầu nối giống dạng tam giác (tTCS- triangular-shaped cytoplasmic string). Trong trường hợp có nhiều TCS, thì tTCS hiện diện của sợi dây đầu tiên. VTCS (visibility cytoplasmic strings) là khoảng thời gian mà TCS tồn tại từ lúc mới xuất hiện đến khi biến mất. Trong một số trường hợp (n=16), TCS vẫn còn tồn tại ở phôi tại thời điểm chuyển phôi, nên không tính được VTCS. Ngoài ra, còn phân tích sự hiện diện hoặc không có mặt của co sụp khoang phôi.
Kết quả ghi nhận được là:
Như vậy, các sợi dây tế bào chất khi phân tích time lapse thấy được là một đặc điểm hình thái của phôi nang không phải là yếu tố tiên lượng kết quả lâm sàng. Mặc dù TCS là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng sự xuất hiện của nó có liên quan đến khoang phôi co sụp.
Nguồn: Time-lapse imaging of cytoplasmic strings at the blastocyst stage suggests their association with spontaneous blastocoel collapse, Reproductive BioMedicine Online (2019), https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2019.11.004
Lựa chọn phôi bằng động học hình thái từ hình ảnh phôi time – lapse là phương pháp không xâm lấn đã được áp dụng thực hành phổ biến tại các trung tâm thụ tinh ống nghiệm. Một nhóm các nhà chuyên gia về time – lapse đã công bố một đồng thuận về các thông số động học phát triển của phôi người dựa vào thời điểm phân chia, khoảng thời gian của các chu kỳ tế bào, khoảng thời gian đồng nhất của các chu kỳ tế bào (Ciray et al., 2014).
Sự hiện diện của sợi dây tế bào chất (cytoplasmic strings – TCS) nối giữa ICM và TE ở phôi nang được xem là một đặc điểm xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi (Scott, 2000) nhưng có tương quan dương đến thai lâm sàng (Eastwick et al., 2019). Tuy nhiên, vẫn còn rất ít thông tin về thông số này. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về nguồn gốc, sự vận động của TCS trong khoang phôi của phôi nang. Đây là nghiên cứu đầu tiên về những phôi nang có TCS và mối tương quan của TCS với trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang.
Nghiên cứu phân tích nguồn gốc và vận động của sợi dây tế bào chất đến sự nở rộng của khoang phôi (kết cục chính) và ảnh hưởng đến kết quả điều trị (kết cục phụ). Nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu thu thập tiến cứu tại một trung tâm Đại học Y dược trên 100 bệnh nhân thực hiện ICSI (n=88) và IVF cổ điển (n=12). Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: (1) quan sát time lapse phôi nang để xác định sự hiện diện của sợi dây tế bào chất (TCS - cytoplasmic strings). Giai đoạn theo dõi các thai kỳ đến trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi có TCS và phôi không có TCS. Thực hiện 150 chu kỳ chuyển đơn phôi nang tươi (n=95 chu kỳ) hoặc phôi trữ (n=55 chu kỳ). Bệnh nhân chuyển phôi TCS và bệnh nhân chuyển phôi không có TCS có đặc điểm nền và đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng không có sự khác biệt.
Sau khi chọc hút, noãn được cấy thêm 2h và được ICSI vào lúc 40h sau tiêm hCG; còn đồng cấy với tinh trùng trong IVF cổ điển trong vòng 2h. Các phôi được nuôi cấy trong tủ time lapse Miri TL (Esco Medical). Các thông số động học được phân tích theo đồng thuận hướng dẫn (Ciray et al., 2014) bao gồm: thời điểm xuất hiện thể cực thứ 2 (t2PB), xuất hiện tiền nhân (tPNa), biến mất tiền nhân (tPNf), thời điểm phôi 2 – 8 tế bào (t2-t8), thời điểm bắt đầu phôi nén (tSC), bắt đầu có khoang phôi (tSB), phôi nang nở rộng hoàn toàn mà màng trong suốt chưa bị mỏng (tB). Chất lượng phôi nang được đánh giá theo tiêu chuẩn Gardner và đồng thuận Alpha (2011).
Theo hướng dẫn của các nhà chuyên gia time-lapse (Ciray et al., 2014), nối giữa ICM và TE ở phôi nang là một sợi dây tế bào chất (cytoplasmic strings – TCS) hoặc cầu nối giống dạng tam giác (tTCS- triangular-shaped cytoplasmic string). Trong trường hợp có nhiều TCS, thì tTCS hiện diện của sợi dây đầu tiên. VTCS (visibility cytoplasmic strings) là khoảng thời gian mà TCS tồn tại từ lúc mới xuất hiện đến khi biến mất. Trong một số trường hợp (n=16), TCS vẫn còn tồn tại ở phôi tại thời điểm chuyển phôi, nên không tính được VTCS. Ngoài ra, còn phân tích sự hiện diện hoặc không có mặt của co sụp khoang phôi.
Kết quả ghi nhận được là:
- Tỉ lệ tạo phôi nang trung bình là 62,4% (387/ 620), trong đó IVF cổ điển là 67,6% (50/74) không khác biệt so với tỉ lệ tạo phôi nang của I CSI 61,7% (337/546).
- Tỉ lệ phôi nang có độ nở rộng theo Gardner độ 1, độ 2, độ 3, độ 4, độ 5 tương ứng là 13,7%, 12,1%, 22,7%, 44,7%, 6,7%. Tỉ lệ phôi hữu dụng của phôi ngày 5 (chuyển hoặc trữ lạnh) là 82,7% (320/387).
- TCS không được thấy ở các phôi nang giai đoạn sớm hoặc rất hiếm có ở phôi nang nở rộng hoàn toàn. Tỉ lệ phôi nang có hiện diện ít nhất một TCS là 43,9% trong tổng các phôi nang, còn chiếm 59,2% ở các phôi có độ nở rộng khoang phôi độ 3-5 (số lượng trung bình TCS xuất hiện ở phôi nang là 2,0 ± 1,1; range: 1-7). Thời điểm xuất hiện TCS sớm nhất là 90,8h, còn muộn nhất là 120,4h (thời điểm trung bình xuất hiện TCS là 108,5 ± 6,4 h). Khoảng thời gian hiện diện TCS (VTCS) là 5,2 ± 3,5 h. Chất lượng của phôi nang không liên quan đến sự hiện diện TCS (p > 0,05). Phương pháp thụ tinh (ICSI hay IVF cổ điển) không liên quan đến TCS, không có sự khác biệt về tỉ lệ hiện diện TCS giữa IVF cổ điển (40%) so với ICSI (44,5%, p> 0,05). Các thông số động học không khác biệt giữa phôi có ít nhất một TCS so với phôi không có TCS (p > 0,05).
- Tỉ lệ phôi nang có xuất hiện ít nhất lần co sụp là 39% (số lần co sụp trung bình là 1,6 ± 0,9; range: 1-5). Sự hiện diện của TCS có tương quan đáng kể đến việc xuất hiện sự co sụp khoang phôi (p< 0,001), nhưng không có tương quan đến các thông số động học. Đặc biệt, 115 phôi nang có ít nhất một TCS và có ít nhất lần co sụp chiếm 29,7% trong tổng các phôi nang, còn chiếm 67,7% ở các phôi có độ nở rộng lớn hơn độ 2. Sự co sụp của phôi nang không liên quan đến phương pháp thụ tinh (IVF cổ điển hoặc ICSI).
- Kết quả điều trị: Ở 95 chu kỳ chuyển phôi tươi thì tỉ lệ thai lâm sàng là 47,4% và tỉ lệ trẻ sinh sống là 40%. Còn ở 55 chu kỳ chuyển phôi trữ thì tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống tương ứng là 41,8% và 32,7%. Sự hiện diện của TCS không ảnh hưởng đến tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống. TCS và co sụp khoang phôi không liên quan đến kết quả chu sinh (giới tính, cân nặng, chiều cao, tuổi thai lúc sinh và dị tật bẩm sinh). Hơn nữa, sự tự co sụp của khoang phôi không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng.
Như vậy, các sợi dây tế bào chất khi phân tích time lapse thấy được là một đặc điểm hình thái của phôi nang không phải là yếu tố tiên lượng kết quả lâm sàng. Mặc dù TCS là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng sự xuất hiện của nó có liên quan đến khoang phôi co sụp.
Nguồn: Time-lapse imaging of cytoplasmic strings at the blastocyst stage suggests their association with spontaneous blastocoel collapse, Reproductive BioMedicine Online (2019), https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2019.11.004
Từ khóa: khoang phôi co sụp, hình thái phôi nang, sợi dây tế bào chất, động học hình thái, time-lapse
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích động học hình thái phôi cho thấy việc thụ tinh với tinh trùng từ tinh hoàn có ảnh hưởng đến chu kỳ phân bào đầu tiên của phôi - Ngày đăng: 14-06-2021
Tiêm ngừa COVID-19 và Hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 14-06-2021
Khả năng sinh sản sau thuyên tắc động mạch tử cung điều trị u xơ cơ tử cung - Ngày đăng: 10-06-2021
Nguy cơ sẩy thai – thai lưu sau sinh thiết gai nhau ở song thai - Ngày đăng: 10-06-2021
Phân tích động học hình thái của phôi giai đoạn phân chia và đánh giá biểu hiện các gen đặc hiệu trong tế bào cumulus để dự đoán sự phát triển của phôi người thành phôi nang nở rộng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 10-06-2021
Hoạt động chuyển hoá của phôi nang liên quan đến động học, loại chất lượng hình thái, KIDScore và phân loại phôi bằng trí tuệ nhân tạo - Ngày đăng: 10-06-2021
So sánh tỉ lệ trẻ sinh sống giữa chuyển phôi khảm và phôi nguyên bội - Ngày đăng: 10-06-2021
Mối tương quan giữa các nhóm máu ABO với dự trữ buồng trứng và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: phân tích gộp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 10-06-2021
Tổn thương tinh trùng ở bố có ảnh hưởng đến sự phát triển và biểu hiện hành vi của trẻ sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hay không? - Ngày đăng: 08-06-2021
Dự phòng nhiễm Cytomegalovirus bẩm sinh bằng Valaciclovir - Ngày đăng: 08-06-2021
Tóm tắt khuyến cáo thực hành mới nhất của ACOG về tiêm vaccine dự phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 08-06-2021
Các yếu tố liên quan đến sự hình thành máu tụ dưới màng đệm trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 08-06-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK