Tin tức
on Thursday 10-06-2021 10:09am
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Hệ thống nhóm máu ABO là đại diện của các kháng nguyên nhóm máu người biểu hiện trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Kháng nguyên nhóm máu ABO được chứng minh là có vai trò quan trọng trong miễn dịch học và cấy ghép nội tạng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhóm máu ABO có liên quan đến một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, quá kích buồng trứng. Có nghiên cứu cho thấy sự không tương thích nhóm máu có thể là yếu tố miễn dịch gây vô sinh, tuy nhiên các kết quả này đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hiện nay, mối tương quan giữa nhóm máu và kết quả thai ở bệnh nhân điều trị IVF chưa được chứng minh rõ ràng. Nghiên cứu của Goldsammler và cộng sự (2015) đã báo cáo rằng có mối tương quan giữa nhóm máu với kết quả chuyển phôi trong IVF, mà cụ thể là bệnh nhân có nhóm máu B có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác được thực hiện sau đó không tìm ra mối tương quan này. Vài nghiên cứu thực hiện đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu và dự trữ buồng trứng đã cho kết quả rằng phụ nữ nhóm máu O có nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng cao hơn những phụ nữ có nhóm máu khác. Trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy phụ nữ mang nhóm máu B có nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng cao hơn và một số nghiên cứu thì không tìm thấy mối tương quan nào. Các báo cáo về mối quan hệ giữa nhóm máu ABO và hội chứng quá kích buồng trứng cũng không nhất quán với nhau. Binder và cộng sự (2008) phát hiện rằng nhóm máu A có liên quan đến khởi phát sớm quá kích buồng trứng trong IVF nhưng các nghiên cứu khác không tìm thấy mối quan hệ này. Mặc dù đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về mối quan hệ giữa nhóm máu ABO với dự trữ buồng trứng, quá kích buồng trứng và kết quả IVF nhưng vẫn chưa có nghiên cứu phân tích gộp và tổng quan hệ thống. Do đó, Jing Zhao và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp này nhằm đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu ABO với dự trữ buồng trứng, quá kích buồng trứng cũng như kết quả điều trị IVF.
Phân tích gộp này bao gồm tổng cộng 13 nghiên cứu thực hiện từ năm 2010 đến năm 2018. Trong đó có 9 nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu ABO với giảm dự trữ buồng trứng ở những bệnh nhân thực hiện hỗ trợ sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ có nhóm máu O không có sự khác biệt so với phụ nữ có nhóm máu A (RR, 0,98; 95% CI 0,85- 1,13; P=0,80), nhóm máu B (RR, 0,96; 95% CI 0,76- 1,20; P=0,71), nhóm máu AB (RR, 0,96; 95% CI 0,76- 1,20, P=0,71) và nhóm máu khác (RR, 0,94; 95% CI 0,79- 1,11; P= 0,43). Có 2 nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu và nguy cơ quá kích buồng trứng. Kết quả cho thấy nguy cơ quá kích buồng trứng ở các nhóm máu A, B, AB, nhóm máu khác với nhóm máu O là tương tự nhau (RR, 1,05; 95% CI 0,66- 1,66; P=0,85), (RR, 1,04; 95% CI 0,46- 2,35; P=0,92), (RR, 0,51; 95% CI 0,10- 2,56; P=0,42), (RR, 1,02; 95% CI 0,65- 1,57; P=0,95). Đánh giá trên kết quả thai, tỉ lệ sinh sống ở các nhóm máu A, B, AB và nhóm máu khác không có sự khác biệt với nhóm máu O (RR, 1,27; 95% CI 0,74- 2,17; P=0,38), (RR, 1,47; 95% CI 0,95- 2,29; P=0,09); (RR, 1,48; 95% CI 0,76- 2,90; P=0,25), (RR, 1,28 ; 95% CI 0,83- 1,98; P=0,27). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng tương đương giữa nhóm máu O với nhóm máu A, B, AB và nhóm máu khác (RR, 1,12; 95% CI 0,90- 1,38; P=0,31), (RR, 1,08; 95% CI 0,89- 1,30; P=0,43), (RR, 1,05; 95% CI 0,90- 1,24; P=0,52), (RR, 1,05; 95% CI 0,96- 1,15; P=0,27). Tương tự tỉ lệ sẩy thai cũng không có khác biệt giữa các nhóm máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm máu không có mối tương quan với dự trữ buồng trứng, nguy cơ quá kích buồng trứng, tỉ lệ thai và tỉ lệ sẩy thai ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Jing Zhao và cộng sự (2021), Association of ABO blood groups with ovarian reserve, and outcomes after assisted reproductive technology: systematic review and meta-analyses. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-020-00685-x
Hệ thống nhóm máu ABO là đại diện của các kháng nguyên nhóm máu người biểu hiện trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Kháng nguyên nhóm máu ABO được chứng minh là có vai trò quan trọng trong miễn dịch học và cấy ghép nội tạng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhóm máu ABO có liên quan đến một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, quá kích buồng trứng. Có nghiên cứu cho thấy sự không tương thích nhóm máu có thể là yếu tố miễn dịch gây vô sinh, tuy nhiên các kết quả này đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hiện nay, mối tương quan giữa nhóm máu và kết quả thai ở bệnh nhân điều trị IVF chưa được chứng minh rõ ràng. Nghiên cứu của Goldsammler và cộng sự (2015) đã báo cáo rằng có mối tương quan giữa nhóm máu với kết quả chuyển phôi trong IVF, mà cụ thể là bệnh nhân có nhóm máu B có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác được thực hiện sau đó không tìm ra mối tương quan này. Vài nghiên cứu thực hiện đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu và dự trữ buồng trứng đã cho kết quả rằng phụ nữ nhóm máu O có nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng cao hơn những phụ nữ có nhóm máu khác. Trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy phụ nữ mang nhóm máu B có nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng cao hơn và một số nghiên cứu thì không tìm thấy mối tương quan nào. Các báo cáo về mối quan hệ giữa nhóm máu ABO và hội chứng quá kích buồng trứng cũng không nhất quán với nhau. Binder và cộng sự (2008) phát hiện rằng nhóm máu A có liên quan đến khởi phát sớm quá kích buồng trứng trong IVF nhưng các nghiên cứu khác không tìm thấy mối quan hệ này. Mặc dù đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về mối quan hệ giữa nhóm máu ABO với dự trữ buồng trứng, quá kích buồng trứng và kết quả IVF nhưng vẫn chưa có nghiên cứu phân tích gộp và tổng quan hệ thống. Do đó, Jing Zhao và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp này nhằm đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu ABO với dự trữ buồng trứng, quá kích buồng trứng cũng như kết quả điều trị IVF.
Phân tích gộp này bao gồm tổng cộng 13 nghiên cứu thực hiện từ năm 2010 đến năm 2018. Trong đó có 9 nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu ABO với giảm dự trữ buồng trứng ở những bệnh nhân thực hiện hỗ trợ sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ có nhóm máu O không có sự khác biệt so với phụ nữ có nhóm máu A (RR, 0,98; 95% CI 0,85- 1,13; P=0,80), nhóm máu B (RR, 0,96; 95% CI 0,76- 1,20; P=0,71), nhóm máu AB (RR, 0,96; 95% CI 0,76- 1,20, P=0,71) và nhóm máu khác (RR, 0,94; 95% CI 0,79- 1,11; P= 0,43). Có 2 nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa nhóm máu và nguy cơ quá kích buồng trứng. Kết quả cho thấy nguy cơ quá kích buồng trứng ở các nhóm máu A, B, AB, nhóm máu khác với nhóm máu O là tương tự nhau (RR, 1,05; 95% CI 0,66- 1,66; P=0,85), (RR, 1,04; 95% CI 0,46- 2,35; P=0,92), (RR, 0,51; 95% CI 0,10- 2,56; P=0,42), (RR, 1,02; 95% CI 0,65- 1,57; P=0,95). Đánh giá trên kết quả thai, tỉ lệ sinh sống ở các nhóm máu A, B, AB và nhóm máu khác không có sự khác biệt với nhóm máu O (RR, 1,27; 95% CI 0,74- 2,17; P=0,38), (RR, 1,47; 95% CI 0,95- 2,29; P=0,09); (RR, 1,48; 95% CI 0,76- 2,90; P=0,25), (RR, 1,28 ; 95% CI 0,83- 1,98; P=0,27). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng tương đương giữa nhóm máu O với nhóm máu A, B, AB và nhóm máu khác (RR, 1,12; 95% CI 0,90- 1,38; P=0,31), (RR, 1,08; 95% CI 0,89- 1,30; P=0,43), (RR, 1,05; 95% CI 0,90- 1,24; P=0,52), (RR, 1,05; 95% CI 0,96- 1,15; P=0,27). Tương tự tỉ lệ sẩy thai cũng không có khác biệt giữa các nhóm máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm máu không có mối tương quan với dự trữ buồng trứng, nguy cơ quá kích buồng trứng, tỉ lệ thai và tỉ lệ sẩy thai ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Jing Zhao và cộng sự (2021), Association of ABO blood groups with ovarian reserve, and outcomes after assisted reproductive technology: systematic review and meta-analyses. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-020-00685-x
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổn thương tinh trùng ở bố có ảnh hưởng đến sự phát triển và biểu hiện hành vi của trẻ sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hay không? - Ngày đăng: 08-06-2021
Dự phòng nhiễm Cytomegalovirus bẩm sinh bằng Valaciclovir - Ngày đăng: 08-06-2021
Tóm tắt khuyến cáo thực hành mới nhất của ACOG về tiêm vaccine dự phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 08-06-2021
Các yếu tố liên quan đến sự hình thành máu tụ dưới màng đệm trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 08-06-2021
Tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa và tỷ lệ thai trong IUI: ngưỡng thấp đến mức nào để vẫn có thai? - Ngày đăng: 04-06-2021
Lựa chọn noãn không xâm lấn để chuyển đơn phôi ngày 3 giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân ICSI - Ngày đăng: 02-06-2021
Động học hình thái phôi nang đông lạnh sau rã đông được quan sát bằng cách sử dụng Time-lapse phản ánh số lượng tế bào TE - Ngày đăng: 02-06-2021
AMH không thể dự đoán chất lượng noãn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 01-06-2021
Quá trình nuôi cấy in vitro dài ngày tế bào cumulus người phản ánh sự biệt hóa của các gen chịu trách nhiệm về sự già hóa và chết theo chương trình - một nghiên cứu về các marker phân tử mới - Ngày đăng: 01-06-2021
Chất lượng tinh dịch của bệnh nhân sau khi phục hồi từ COVID-19 - Ngày đăng: 01-06-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK