Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 08-06-2021 2:06pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My

Phụ nữ mang thai sơ nhiễm CMV trong giai đoạn sớm của thai kỳ là yếu tố nguy cơ chính của nhiễm trùng bào thai - Cytomegalovirus (CMV) bẩm sinh - với nhiều hệ quả lâu dài về sau. Cytomegalovirus (CMV) bẩm sinh là nguyên nhân chủ yếu của điếc thần kinh (SNHL) không liên quan di truyền và là một trong những tác nhân gây bất thường thần kinh ở trẻ nếu mẹ nhiễm trong giai đoạn đầu thai kỳ. 

Hiện nay đã có đồng thuận không sàng lọc nhiễm trùng bào thai thường quy cho tất cả thai kỳ nếu không có phương pháp điều trị giảm tỷ lệ nhiễm trùng bào thai hoặc cải thiện kết cục cho thai nhi. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mới công bố gần đây cho thấy điều trị bằng valaciclovir (VACV) liều cao sau sơ nhiễm CMV trong 3 tháng đầu làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm trùng bào thai (được định nghĩa là kết quả chọc ối dương tính ở tuổi thai khoảng 21-22 tuần). Đây là nghiên cứu tốt nhất cho đến nay về vấn đề này. Một nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng dự phòng CMV bẩm sinh bằng VACV khi mẹ nhiễm CMV trong ba tháng đầu của thai kỳ cũng vừa công bố kết quả, nhằm cung cấp thêm thông tin về hiệu quả dự phòng của VAVC. Đây là nghiên cứu bệnh chứng, dựa trên dữ liệu chẩn đoán sơ nhiễm CMV qua xét nghiệm huyết thanh IgM, IgG và ái lực IgG giai đoạn thai < 14 tuần, so sánh tỷ lệ nhiễm trùng bào thai giữa hai nhóm được điều trị bằng VAVC đường uống liều 8g/ngày và nhóm chứng. Chẩn đoán nhiễm trùng bào thai được xác định bằng PCR và DNA virus trong dịch ối.
 
Tổng cộng có 269 trường hợp mẹ sơ nhiễm CMV. Trong số đó có 65 trường hợp được sử dụng VACV và phù hợp với 65 trường hợp thuộc nhóm chứng tương đồng tuổi thai tại thời điểm chọc ối và thời điểm nhiễm quanh khoảng thời điểm thụ thai. Bệnh nhân bắt đầu sử dụng VACV ở tuổi thai trung bình là 12,71 (10,00 - 13,86) tuần và thời gian điều trị trung bình là 35 (26 - 54) ngày. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng bào thai thấp hơn ở nhóm được điều trị (OR 0,318, KTC 95% 0,12-0,841, p = 0,021). Có một trường hợp thuộc nhóm được điều trị VAVC diễn tiến suy thận cấp, và đã khỏi bệnh trong vòng 5 ngày sau khi ngừng uống VACV.
Kết quả phân tích được từ nghiên cứu này khẳng định khả năng chấp nhận, dung nạp và lợi ích của việc phòng ngừa thứ cấp nhiễm CMV bẩm sinh bằng VACV trong bối cảnh thực tế của chính sách sàng lọc huyết thanh mẹ thường quy được thiết lập tốt trong ba tháng đầu của thai kỳ.
 
Lược dịch từ:
Faure‐Bardon, V., Fourgeaud, J., Stirnemann, J., Leruez‐Ville, M., & Ville, Y. (2021). Secondary prevention of congenital CMV infection with valaciclovir following maternal primary infection in early pregnancy. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK