Tin tức
on Thursday 27-05-2021 9:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Lệch bội là một trong những nguyên nhân chính gây thất bại làm tổ ở những bệnh nhân thực hiện IVF. Sàng lọc lệch bội tiền làm tổ (PGT-A) là kỹ thuật giúp lựa chọn phôi nguyên bội để chuyển nhằm cải thiện tỉ lệ thai cho bệnh nhân. Tuy nhiên hiệu quả của kỹ thuật này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Sự ra đời của phương pháp giải trình tự thế hệ mới (NGS) cho phép phát hiện thể khảm ở phôi giai đoạn tiền làm tổ. Khảm nhiễm sắc thể được định nghĩa là có từ hai dòng tế bào mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong phôi. Vài nghiên cứu đã báo cáo rằng chuyển phôi khảm vẫn có thể cho ra đời em bé khoẻ mạnh, tuy nhiên chuyển phôi khảm gây giảm tỉ lệ làm tổ, tăng tỉ lệ sẩy thai và tăng nguy cơ bất thường cho thai so với chuyển phôi nguyên bội. Hiện nay, tỉ lệ khảm trong phôi nguyên bội chiếm khoảng 1- 40% và đa phần các trung tâm IVF ít khi chuyển phôi khảm vì vậy mà số lượng phôi bị loại bỏ rất nhiều. Điều này đang gây nhiều tranh cãi trong thực hành PGT-A và vì vậy việc tìm cách giảm số lượng phôi khảm là điều cần thiết.
Hiện nay, các yếu tố dẫn đến tỉ lệ khảm khác nhau vẫn còn đang được xác định. Một số giả thuyết cho rằng điều kiện nuôi cấy phôi như nồng độ oxy, nhiệt độ, thành phần môi trường có thể là yếu tố tác động đến sự phân ly nhiễm sắc thể. Phương pháp thụ tinh cũng được báo cáo là có liên quan đến tỉ lệ khảm. Phôi tạo thành bởi kỹ thuật IVF có xu hướng khảm nhiễm sắc thể cao hơn so với phôi tạo ra từ kỹ thuật ICSI. Nguyên nhân gây ra thể khảm thường do một vài sai hỏng trong lần nguyên phân đầu tiên sau thụ tinh, trong đó, các thành phần của tinh trùng thụ tinh như trung thể và các protein liên quan có vai trò rất quan trọng trong cơ chế phân ly nhiễm sắc thể sau thụ tinh. Một báo cáo gần đây cho thấy suy giảm chất lượng tinh trùng có liên quan đến việc tăng tỉ lệ phôi khảm, qua đó cho thấy vai trò quan trọng của tinh trùng trong việc hình thành phôi khảm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng phác đồ kích thích buồng trứng cũng có thể là yếu tố gây khảm nhiễm sắc thể tuy nhiên kết quả vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ngoài ra, kỹ thuật sinh thiết cũng được báo cáo là có thể làm tăng nguy cơ khảm ở phôi.
Hiện nay, quy trình sinh thiết lớp tế bào lá nuôi (TE) để thu nhận vật liệu di truyền cho PGT-A đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm IVF. Trước khi sinh thiết, màng zona (ZP) được mở bằng laser để dễ dàng thu nhận tế bào TE. Có 2 cách phổ biến để mở màng zona là tạo lỗ màng zona của phôi giai đoạn phân chia ở ngày 3 và tiếp tục nuôi cấy lên phôi nang, hoặc nuôi phôi lên giai đoạn phôi nang và đục thủng màng zona của phôi trước khi thực hiện sinh thiết. Nhiều nhóm nghiên cứu cho thấy phương pháp mở màng zona ở giai đoạn phôi nang giúp cải thiện tỉ lệ phôi sống sau rã và kết quả lâm sàng, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng cách mở màng để sinh thiết có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi khảm tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, Shun Xiong và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của các phương pháp sinh thiết khác nhau lên tỉ lệ khảm ở phôi nang.
Nghiên cứu hồi cứu trên 206 bệnh nhân thực hiện 115 chu kỳ PGT-A với 474 phôi nang từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2020. Để tránh tác động của chất lượng tinh trùng và quy trình thuỷ tinh hoá lên tỉ lệ phôi khảm, những chu kỳ có các thông số tinh trùng bất thường và chu kỳ rã phôi để PGT-A đã bị loại khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện đánh giá trên hai nhóm: ZP được mở vào giai đoạn phôi ngày 3 và nuôi cấy đến ngày 5 để sinh thiết (nhóm 1- 240 phôi); ZP được mở vào giai đoạn phôi ngày 5 khi sinh thiết (nhóm 2- 234 phôi). Mẫu TE sau sinh thiết được phân tích bằng kỹ thuật NGS và so sánh các kết quả tỉ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội, phôi khảm và kết quả lâm sàng giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về đặc điểm nền của bệnh nhân được quan sát thấy giữa hai nhóm. Tuy nhiên, phác đồ kích thích buồng trứng, lượng E2 trong ngày tiêm mũi rụng trứng và thời gian tiêm gonadotropin khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p< 0,05). Đánh giá trên kết quả phôi học cho thấy số lượng noãn thu nhận được và số phôi sinh thiết khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p<0,05). Tuy nhiên tỉ lệ 2PN và tỉ lệ phôi tốt ngày 3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết quả PGT-A cho thấy tỉ lệ phôi nguyên bội và phôi lệch bội tương đương giữa hai nhóm (47,50% với 55,13%; 32,92% với 36,75%; P > 0,05), tỉ lệ phôi khảm ở nhóm 2 thấp hơn nhóm nhóm 1 (8,12% với 19,58%; p< 0,05). Bên cạnh đó, khi so sánh ảnh hưởng của phác đồ kích thích buồng trứng dài ngày lên kết quả PGT-A của hai nhóm, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phôi nguyên bội ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (48,07% với 59,26%; P = 0,038) và tỉ lệ phôi khảm ở nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2 (18,88% với 7,41%; P = 0,003). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy chỉ có phương pháp sinh thiết có ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang khảm (OR, 0,237; 95% CI = 0,084–0,668; P < 0,05). Đánh giá trên kết quả điều trị cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng tương đương giữa hai nhóm (65,71% với 64,71%; p>0,005). Có 1 bệnh nhân sẩy thai ở nhóm 1 và 3 bệnh nhân sẩy thai ở nhóm 2. Kết quả cho thấy không có mối tương quan giữa quy trình sinh thiết và tỉ lệ thai lâm sàng.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy quy trình sinh thiết khác nhau có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang khảm. Mở ZP ở giai đoạn phôi ngày 3 và nuôi cấy đến ngày 5 để sinh thiết cho tỉ lệ phôi nang khảm cao hơn đang kể so với việc mở ZP ở phôi ngày 5 và sinh thiết. Ngoài ra, các tỉ lệ khác như tỉ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội, tỉ lệ thai không có sự khác biệt giữa hai quy trình sinh thiết. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng trong thực hành PGT-A tại các trung tâm IVF hiện nay. Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu nhỏ nên cần có thêm các nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Shun Xiong và cs (2021), Trophectoderm biopsy protocols may impact the rate of mosaic blastocysts in cycles with pre-implantation genetic testing for aneuploidy. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02137-w.
Lệch bội là một trong những nguyên nhân chính gây thất bại làm tổ ở những bệnh nhân thực hiện IVF. Sàng lọc lệch bội tiền làm tổ (PGT-A) là kỹ thuật giúp lựa chọn phôi nguyên bội để chuyển nhằm cải thiện tỉ lệ thai cho bệnh nhân. Tuy nhiên hiệu quả của kỹ thuật này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Sự ra đời của phương pháp giải trình tự thế hệ mới (NGS) cho phép phát hiện thể khảm ở phôi giai đoạn tiền làm tổ. Khảm nhiễm sắc thể được định nghĩa là có từ hai dòng tế bào mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong phôi. Vài nghiên cứu đã báo cáo rằng chuyển phôi khảm vẫn có thể cho ra đời em bé khoẻ mạnh, tuy nhiên chuyển phôi khảm gây giảm tỉ lệ làm tổ, tăng tỉ lệ sẩy thai và tăng nguy cơ bất thường cho thai so với chuyển phôi nguyên bội. Hiện nay, tỉ lệ khảm trong phôi nguyên bội chiếm khoảng 1- 40% và đa phần các trung tâm IVF ít khi chuyển phôi khảm vì vậy mà số lượng phôi bị loại bỏ rất nhiều. Điều này đang gây nhiều tranh cãi trong thực hành PGT-A và vì vậy việc tìm cách giảm số lượng phôi khảm là điều cần thiết.
Hiện nay, các yếu tố dẫn đến tỉ lệ khảm khác nhau vẫn còn đang được xác định. Một số giả thuyết cho rằng điều kiện nuôi cấy phôi như nồng độ oxy, nhiệt độ, thành phần môi trường có thể là yếu tố tác động đến sự phân ly nhiễm sắc thể. Phương pháp thụ tinh cũng được báo cáo là có liên quan đến tỉ lệ khảm. Phôi tạo thành bởi kỹ thuật IVF có xu hướng khảm nhiễm sắc thể cao hơn so với phôi tạo ra từ kỹ thuật ICSI. Nguyên nhân gây ra thể khảm thường do một vài sai hỏng trong lần nguyên phân đầu tiên sau thụ tinh, trong đó, các thành phần của tinh trùng thụ tinh như trung thể và các protein liên quan có vai trò rất quan trọng trong cơ chế phân ly nhiễm sắc thể sau thụ tinh. Một báo cáo gần đây cho thấy suy giảm chất lượng tinh trùng có liên quan đến việc tăng tỉ lệ phôi khảm, qua đó cho thấy vai trò quan trọng của tinh trùng trong việc hình thành phôi khảm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng phác đồ kích thích buồng trứng cũng có thể là yếu tố gây khảm nhiễm sắc thể tuy nhiên kết quả vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ngoài ra, kỹ thuật sinh thiết cũng được báo cáo là có thể làm tăng nguy cơ khảm ở phôi.
Hiện nay, quy trình sinh thiết lớp tế bào lá nuôi (TE) để thu nhận vật liệu di truyền cho PGT-A đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm IVF. Trước khi sinh thiết, màng zona (ZP) được mở bằng laser để dễ dàng thu nhận tế bào TE. Có 2 cách phổ biến để mở màng zona là tạo lỗ màng zona của phôi giai đoạn phân chia ở ngày 3 và tiếp tục nuôi cấy lên phôi nang, hoặc nuôi phôi lên giai đoạn phôi nang và đục thủng màng zona của phôi trước khi thực hiện sinh thiết. Nhiều nhóm nghiên cứu cho thấy phương pháp mở màng zona ở giai đoạn phôi nang giúp cải thiện tỉ lệ phôi sống sau rã và kết quả lâm sàng, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng cách mở màng để sinh thiết có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi khảm tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, Shun Xiong và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của các phương pháp sinh thiết khác nhau lên tỉ lệ khảm ở phôi nang.
Nghiên cứu hồi cứu trên 206 bệnh nhân thực hiện 115 chu kỳ PGT-A với 474 phôi nang từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2020. Để tránh tác động của chất lượng tinh trùng và quy trình thuỷ tinh hoá lên tỉ lệ phôi khảm, những chu kỳ có các thông số tinh trùng bất thường và chu kỳ rã phôi để PGT-A đã bị loại khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện đánh giá trên hai nhóm: ZP được mở vào giai đoạn phôi ngày 3 và nuôi cấy đến ngày 5 để sinh thiết (nhóm 1- 240 phôi); ZP được mở vào giai đoạn phôi ngày 5 khi sinh thiết (nhóm 2- 234 phôi). Mẫu TE sau sinh thiết được phân tích bằng kỹ thuật NGS và so sánh các kết quả tỉ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội, phôi khảm và kết quả lâm sàng giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về đặc điểm nền của bệnh nhân được quan sát thấy giữa hai nhóm. Tuy nhiên, phác đồ kích thích buồng trứng, lượng E2 trong ngày tiêm mũi rụng trứng và thời gian tiêm gonadotropin khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p< 0,05). Đánh giá trên kết quả phôi học cho thấy số lượng noãn thu nhận được và số phôi sinh thiết khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p<0,05). Tuy nhiên tỉ lệ 2PN và tỉ lệ phôi tốt ngày 3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết quả PGT-A cho thấy tỉ lệ phôi nguyên bội và phôi lệch bội tương đương giữa hai nhóm (47,50% với 55,13%; 32,92% với 36,75%; P > 0,05), tỉ lệ phôi khảm ở nhóm 2 thấp hơn nhóm nhóm 1 (8,12% với 19,58%; p< 0,05). Bên cạnh đó, khi so sánh ảnh hưởng của phác đồ kích thích buồng trứng dài ngày lên kết quả PGT-A của hai nhóm, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phôi nguyên bội ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (48,07% với 59,26%; P = 0,038) và tỉ lệ phôi khảm ở nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2 (18,88% với 7,41%; P = 0,003). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy chỉ có phương pháp sinh thiết có ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang khảm (OR, 0,237; 95% CI = 0,084–0,668; P < 0,05). Đánh giá trên kết quả điều trị cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng tương đương giữa hai nhóm (65,71% với 64,71%; p>0,005). Có 1 bệnh nhân sẩy thai ở nhóm 1 và 3 bệnh nhân sẩy thai ở nhóm 2. Kết quả cho thấy không có mối tương quan giữa quy trình sinh thiết và tỉ lệ thai lâm sàng.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy quy trình sinh thiết khác nhau có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang khảm. Mở ZP ở giai đoạn phôi ngày 3 và nuôi cấy đến ngày 5 để sinh thiết cho tỉ lệ phôi nang khảm cao hơn đang kể so với việc mở ZP ở phôi ngày 5 và sinh thiết. Ngoài ra, các tỉ lệ khác như tỉ lệ phôi nguyên bội, phôi lệch bội, tỉ lệ thai không có sự khác biệt giữa hai quy trình sinh thiết. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng trong thực hành PGT-A tại các trung tâm IVF hiện nay. Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu nhỏ nên cần có thêm các nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Shun Xiong và cs (2021), Trophectoderm biopsy protocols may impact the rate of mosaic blastocysts in cycles with pre-implantation genetic testing for aneuploidy. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02137-w.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 1) - Ngày đăng: 21-05-2021
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 2) - Ngày đăng: 21-05-2021
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 3) - Ngày đăng: 21-05-2021
Sẩy thai liên tiếp: nên tiếp cận sau hai hay ba lần sẩy thai? Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 21-05-2021
Thiền định và chánh niệm giúp giảm căng thẳng ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 20-05-2021
Progestogens trong điều trị sẩy thai - Ngày đăng: 20-05-2021
Sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 20-05-2021
Ảnh hưởng của việc điều trị trước bằng thuốc tránh thai đường uống lên kết quả chuyển phôi tươi và tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở những phụ nữ điều trị IVF có kinh nguyệt bình thường - Ngày đăng: 20-05-2021
Tác động của việc chuyển hai phôi và chuyển lần lượt đơn phôi đến tỷ lệ đa thai - Ngày đăng: 19-05-2021
Phương pháp lựa chọn tế bào bằng hoạt hóa từ tính (Magnetic Activated Cell Sorting - MACS): Phương pháp chọn lọc tinh trùng hiệu quả trong trường hợp phân mảnh dna tinh trùng ở mức độ cao - Ngày đăng: 18-05-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK