Tin tức
on Friday 02-04-2021 8:48am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Hội chứng nang trống (Empty Follice Syndrome-EFS) là một hội chứng hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị của một chu kỳ kích thích buồng trứng, chiếm từ 0,6% đến 7%. Đặc điểm của hội chứng này là không chọc hút được noãn mặc dù có bằng chứng cho thấy có sự phát triển bình thường của nang noãn và nồng độ E2.
Hội chứng EFS được chia làm hai dạng là EFS “thật” (genuine EFS) và EFS “giả” (false EFS). Nguyên nhân dẫn đến EFS giả thường liên quan đến sự thiếu hụt nồng độ βhCG như quên không tiêm hCG, tiêm không đúng thời điểm, khả năng hấp thụ thấp và thải loại nhanh hay thậm chí lỗi có thể đến từ nhà sản xuất. Trong khi đó, EFS thật là hiện tượng bệnh nhân có nồng độ βhCG tối ưu vào ngày chọc hút noãn nhưng không thu nhận được noãn vào ngày chọc hút [1]. Nồng độ βhCG > 40 IU/L là cần thiết để thu nhận noãn thành công. Nguyên lý bệnh sinh của EFS thật vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng EFS thật có lẽ liên quan đến các rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn trong quá trình phát triển nang noãn, sự apoptosis sớm của những noãn đang phát triển, khiếm khuyết chức năng của tế bào hạt [5-7] hay sự gắn chặt của phức hợp OCC vào thành nang noãn. Trong một số trường hợp khác, nang noãn cần tiếp xúc với βhCG lâu hơn để giúp lớp tế bào cumulus giãn nở và có thể phân tách khỏi thành nang noãn [8,9]. Các nguyên nhân di truyền của EFS cũng đã được đề xuất như đột biến thụ thể LH / hCG [10]. Sự biểu hiện bị thay đổi của các gen quy định sự giãn nở của tế bào cumulus và quá trình apoptosis tế bào có thể làm gia tăng lượng noãn thoái hóa trong quá trình hình thành nang tiền hốc. Đột biến đảo đoạn quanh tâm của nhiễm sắc thể số 2 đã được báo cáo bởi Vujisic và cộng sự cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng EFS [11].
EFS là một vấn đề cực kỳ căng thẳng đối với bệnh nhân cũng như bác sĩ lâm sàng khi có thể phải chọc hút lại hoặc kích thích một chu kỳ mới. Vì vậy, việc hiểu biết về EFS và đưa ra các biện pháp phòng ngừa tại trung tâm IVF là rất cần thiết để có thể điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy mục đích của nghiên cứu này của Prasad và cộng sự (2020) là tìm hiểu các đặc điểm của hội chứng nang trống trong các chu kỳ IVF ET và mối liên quan của nó với các nguyên lý bệnh khác.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu với 1103 bệnh nhân được điều trị từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
Kết quả: Có 53 (4,8%) trường hợp EFS trong số 1103 chu kỳ IVF; 43 (3,9%) trường hợp là EFS giả và 10 (0,9%) trường hợp là EFS thật. Tuổi trung bình của nhóm EFS và nhóm chọc hút có noãn lần lượt là 30,17 tuổi và 29,12 tuổi. Tỷ lệ tái phát của EFS trong chu kỳ IVF tiếp theo là 36,8%. Giảm dự trữ buồng trứng có liên quan đến tăng khả năng mắc EFS (54,7%) với tỷ lệ tái phát cao tới 57%.
Kết luận: Tỷ lệ EFS đã chứng minh EFS không phải là một hội chứng hiếm gặp trong IVF; EFS phụ thuộc vào dự trữ buồng trứng ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên nhóm bệnh nhân trẻ tuổi vẫn có khả năng mắc EFS. EFS được thấy trong tất cả các nhóm nguyên nhân gây vô sinh, nhưng vẫn có khoảng 63,2% cơ hội chọc hút được noãn trong chu kỳ IVF tiếp theo với tỷ lệ thai lâm sàng là 25%. Vì vậy việc tư vấn đầy đủ trước chọc hút trong các trường hợp nguy cơ cao và cách tiếp cận đồng cảm với bệnh nhân sau chọc hút noãn trong các trường hợp EFS là rất cần thiết để có thể thực hiện một chu kỳ hỗ trợ sinh sản khác cho bệnh nhân.
Nguồn: Lele, P. R., Nagaraja, N., Singh, Y., & Chakrabarty, B. K. (2020). Characteristics of empty follicular syndrome during in vitro fertilization embryo transfer and its association with various etiologies in comparatively young patients. Journal of Human Reproductive Sciences, 13(1), 51.
Hội chứng nang trống (Empty Follice Syndrome-EFS) là một hội chứng hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị của một chu kỳ kích thích buồng trứng, chiếm từ 0,6% đến 7%. Đặc điểm của hội chứng này là không chọc hút được noãn mặc dù có bằng chứng cho thấy có sự phát triển bình thường của nang noãn và nồng độ E2.
Hội chứng EFS được chia làm hai dạng là EFS “thật” (genuine EFS) và EFS “giả” (false EFS). Nguyên nhân dẫn đến EFS giả thường liên quan đến sự thiếu hụt nồng độ βhCG như quên không tiêm hCG, tiêm không đúng thời điểm, khả năng hấp thụ thấp và thải loại nhanh hay thậm chí lỗi có thể đến từ nhà sản xuất. Trong khi đó, EFS thật là hiện tượng bệnh nhân có nồng độ βhCG tối ưu vào ngày chọc hút noãn nhưng không thu nhận được noãn vào ngày chọc hút [1]. Nồng độ βhCG > 40 IU/L là cần thiết để thu nhận noãn thành công. Nguyên lý bệnh sinh của EFS thật vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng EFS thật có lẽ liên quan đến các rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn trong quá trình phát triển nang noãn, sự apoptosis sớm của những noãn đang phát triển, khiếm khuyết chức năng của tế bào hạt [5-7] hay sự gắn chặt của phức hợp OCC vào thành nang noãn. Trong một số trường hợp khác, nang noãn cần tiếp xúc với βhCG lâu hơn để giúp lớp tế bào cumulus giãn nở và có thể phân tách khỏi thành nang noãn [8,9]. Các nguyên nhân di truyền của EFS cũng đã được đề xuất như đột biến thụ thể LH / hCG [10]. Sự biểu hiện bị thay đổi của các gen quy định sự giãn nở của tế bào cumulus và quá trình apoptosis tế bào có thể làm gia tăng lượng noãn thoái hóa trong quá trình hình thành nang tiền hốc. Đột biến đảo đoạn quanh tâm của nhiễm sắc thể số 2 đã được báo cáo bởi Vujisic và cộng sự cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng EFS [11].
EFS là một vấn đề cực kỳ căng thẳng đối với bệnh nhân cũng như bác sĩ lâm sàng khi có thể phải chọc hút lại hoặc kích thích một chu kỳ mới. Vì vậy, việc hiểu biết về EFS và đưa ra các biện pháp phòng ngừa tại trung tâm IVF là rất cần thiết để có thể điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy mục đích của nghiên cứu này của Prasad và cộng sự (2020) là tìm hiểu các đặc điểm của hội chứng nang trống trong các chu kỳ IVF ET và mối liên quan của nó với các nguyên lý bệnh khác.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu với 1103 bệnh nhân được điều trị từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
Kết quả: Có 53 (4,8%) trường hợp EFS trong số 1103 chu kỳ IVF; 43 (3,9%) trường hợp là EFS giả và 10 (0,9%) trường hợp là EFS thật. Tuổi trung bình của nhóm EFS và nhóm chọc hút có noãn lần lượt là 30,17 tuổi và 29,12 tuổi. Tỷ lệ tái phát của EFS trong chu kỳ IVF tiếp theo là 36,8%. Giảm dự trữ buồng trứng có liên quan đến tăng khả năng mắc EFS (54,7%) với tỷ lệ tái phát cao tới 57%.
Kết luận: Tỷ lệ EFS đã chứng minh EFS không phải là một hội chứng hiếm gặp trong IVF; EFS phụ thuộc vào dự trữ buồng trứng ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên nhóm bệnh nhân trẻ tuổi vẫn có khả năng mắc EFS. EFS được thấy trong tất cả các nhóm nguyên nhân gây vô sinh, nhưng vẫn có khoảng 63,2% cơ hội chọc hút được noãn trong chu kỳ IVF tiếp theo với tỷ lệ thai lâm sàng là 25%. Vì vậy việc tư vấn đầy đủ trước chọc hút trong các trường hợp nguy cơ cao và cách tiếp cận đồng cảm với bệnh nhân sau chọc hút noãn trong các trường hợp EFS là rất cần thiết để có thể thực hiện một chu kỳ hỗ trợ sinh sản khác cho bệnh nhân.
Nguồn: Lele, P. R., Nagaraja, N., Singh, Y., & Chakrabarty, B. K. (2020). Characteristics of empty follicular syndrome during in vitro fertilization embryo transfer and its association with various etiologies in comparatively young patients. Journal of Human Reproductive Sciences, 13(1), 51.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có nên thực hiện sụp khoang phôi nhân tạo trước khi thủy tinh hóa phôi nang hay không? - Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-03-2021
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ không xâm lấn sử dụng DNA tế bào tự do trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 31-03-2021
ĐA HÌNH GEN PROTAMINE VÀ KẾT QUẢ NHUỘM CMA3 Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VÔ SINH DO GIÃN TĨNH MẠCH THỪNG TINH - Ngày đăng: 30-03-2021
CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG: CÓ MỐI LIÊN HỆ HAY KHÔNG? - Ngày đăng: 30-03-2021
NHỮNG LỢI ÍCH LÂM SÀNG CỦA CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ (PGT-A) CHO TẤT CẢ CÁC CHU KỲ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 30-03-2021
Chỉ số phân mảnh DNA (DFI) và HDS không ảnh hưởng đến kết quả thai sau ICSI - Ngày đăng: 30-03-2021
Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi - Hướng dẫn lâm sàng của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ dành cho bác sĩ sản phụ khoa - Ngày đăng: 25-03-2021
CÀO NỘI MẠC TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THẤT BẠI IVF/ICSI MỘT LẦN – THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 21-03-2021
Nguồn gốc tinh trùng từ xuất tinh hoặc phẫu thuật từ tinh hoàn có ảnh hưởng đến thông số động học hình thái phôi hay không? - Ngày đăng: 21-03-2021
TUYÊN BỐ CHUNG CỦA IFFS/ESHRE VỀ VIỆC TIÊM NGỪA COVID-19 ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC ĐANG CÓ KẾ HOẠCH MANG THAI - Ngày đăng: 19-03-2021
BÁO CÁO LOẠT CA VỀ THAI BÁM SẸO MỔ LẤY THAI TÁI DIỄN - Ngày đăng: 18-03-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK