Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 30-03-2021 8:48am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD PN

Vô sinh chiếm khoảng 8%-12% các cặp đôi trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới, trong đó, khoảng 40%- 50% trường hợp vô sinh do yếu tố nam giới. Hiện nay, tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tay đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên các thông số tinh dịch đồ không phản ánh đầy đủ chức năng của tinh trùng ở cấp độ tế bào và phân tử cũng như không thể dự đoán được khả năng thành công của một chu kỳ điều trị IVF.

Gốc oxy hoá tự do- ROS (Reactive oxygen species) là thuật ngữ dùng để mô tả một số phân tử và các gốc tự do có nguồn gốc từ oxy. Sự xuất hiện của ROS trong tinh dịch chiếm khoảng 30%-80% nam giới vô sinh. ROS được sản sinh ở nồng độ sinh lý là yếu tố cần thiết cho một số chức năng bình thường của tinh trùng; tuy nhiên khi nồng độ ROS vượt quá khả năng kháng oxy hoá sẽ dẫn đến tress oxy hoá và gây tổn thương DNA ở nhiều mức độ khác nhau. Chính các tác động này gây bất lợi lên sự thành công của chu kì ICSI. Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá sai hỏng trong DNA tinh trùng. Trong đó, SCSA là phương pháp đang được sử dụng phổ biến. SCSA được sử dụng để đánh giá chỉ số phân mảnh DNA (DFI- DNA fragmentation index) và DNA có tính ổn định cao (HDS- high DNA stainability-chỉ số được biểu thị bằng việc phát huỳnh quang xanh lá cây ở mức độ cao hơn do thiếu sự thay thế histone bằng protamine). Một số nghiên cứu cho rằng sự gia tăng DFI ảnh hưởng đến tỉ lệ thai và HDS tăng cao đã được chứng minh liên quan đến tăng nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, Ruben Blachman-Braun và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của DFI và HDS đến sự thành công của chu kì ICSI.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2018 trên 550 cặp đôi với 1050 chu kỳ IVF/ICSI. Kết cục chính là xác định liệu rằng %DFI có dự đoán được số chu kỳ ICSI cần thực hiện đến khi mang thai thành công hay không và kết cục phụ là xác định liệu rằng %HDS có dự đoán được số chu kỳ ICSI cần thực hiện đến khi mang thai thành công hay không.

Có 330 cặp đôi tham gia nghiên cứu có thai với độ tuổi trung bình là 33,7 ± 3,6 tuổi và thực hiện số chu kỳ ICSI ít hơn so với nhóm không mang thai. Chỉ số DFI và HDS tương đương giữa hai nhóm có và không có mang thai (p>0,05). Phân tích đa biến và đơn biến cho thấy tuổi vợ ở chu kỳ đầu tiên có tương quan với kết quả thai (OR = 0,827; 95% CI: 0,778 – 0,879; p < 0,001) và những cặp đôi thực hiện nhiều chu kỳ ICSI hơn có khả năng mang thai thấp hơn (OR = 0,597; 95% CI: 0,493 – 0,723; p < 0,001).

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả DFI và HDS đều không ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng ở chu kì ICSI. Như vậy, cả hai thông số đều không thể cung cấp đủ thông tin để dự đoán số chu kì ICSI mà một cặp vợ chồng phải thực hiện đến khi mang thai thành công.

Nguồn: Sperm DNA fragmentation index and high DNA stainability do not influence pregnancy success after intracytoplasmic sperm injection. F & S report. 10.1016/j.xfre.2020.08.005 2020.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK