Tin tức
on Friday 12-03-2021 2:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Anh – IVFMD Tân Bình
Dựa trên các dữ liệu về tỷ lệ dị tật cao ở những trẻ sinh ra từ noãn có bất thường lưới nội chất trơn (Smooth Endoplasmic Reticulum – SER), năm 2011, Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine – ASRM) đã đưa ra đồng thuận không nên sử dụng noãn có SER trong các chu kì thụ tinh trong ống nghiệm (In-vitro Fertilization – IVF). Sự hiện diện của SER làm giảm tỷ lệ trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh của noãn cũng như giảm tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ thai, tỷ lệ làm tổ và tăng tỷ lệ sẩy thai so với những noãn không có SER. Tuy nhiên, những dữ liệu này vẫn còn nhiều mâu thuẫn và câu hỏi có nên loại bỏ những noãn bào có SER (SER+) hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Cùng với đó, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo có trẻ khỏe mạnh ra đời từ những chu kì có noãn SER+. Những mâu thuẫn trong dữ liệu về sự ảnh hưởng của SER lên kết quả IVF bắt nguồn từ việc các trung tâm không đồng nhất trong cách xử lý với noãn SER+. Theo Resrelli và cộng sự, chỉ có khoảng 14% các trung tâm loại bỏ hoàn toàn các noãn SER+. Nhóm tác giả phân tích các nghiên cứu có sự hiện diện của noãn SER+ lên kết quả điều trị hiếm muộn và sức khoẻ của trẻ sinh sống đồng thời xem lại tính thực tiễn của đồng thuận Alpha/ESHRE tại Vienna năm 2017 về việc xử lý noãn SER+.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là một bài tổng hợp về ảnh hưởng của noãn SER+ đến kết quả phôi học, sinh sống và chu sinh. Các nghiên cứu về noãn SER+ được tìm kiếm trên 2 nguồn dữ liệu là Pubmed và Embase với các từ khoá “Smooth Endoplasmic Reticulum”, “SER”, “oocyte” và “zygote”. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của noãn SER đến tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỷ lệ thai, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sẩy thai, và kết quả chu sinh sẽ được phân tích. Có 21 bài báo được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 17 bài có thiết kế hồi cứu và 4 bài có thiết kế tiến cứu.
Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:
Ảnh hưởng của noãn SER lên tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi:
Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thụ tinh sau ICSI (Intra-cytoplasmic Sperm Injection) của noãn bình thường (SER-) và noãn có xuất hiện SER (SER+) là như nhau, nhưng cũng có một số nghiên cứu đưa ra kết quả tỷ lệ thụ tinh của noãn SER+ thấp hơn noãn bình thường. Về sự phát triển phôi, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tạo phôi nang thấp hơn ở những noãn SER+ so với noãn SER-. Tỷ lệ phôi nang chất lượng kém cũng cao hơn ở noãn SER+. Sự hiện diện của SER cũng có liên quan đến độ nở rộng của phôi và tác động tiêu cực đến chất lượng lớp tế bào TE (trophectoderm) và ICM (inner cell mass).
Ảnh hưởng của noãn SER lên tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng:
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng tương đương giữa 2 nhóm noãn SER+ và noãn SER-. Chỉ một nghiên cứu của Otsuki và cộng sự thực hiện năm 2004 cho rằng tỷ lệ có thai thấp hơn ở nhóm noãn SER+ và một nghiên cứu của Ebner và cộng sự năm 2008 cho rằng tỷ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm noãn SER+.
Kết quả chu sinh của các chu kì có noãn SER sau chuyển phôi tươi và phôi trữ:
Có 386 kết quả chu sinh được ghi nhận, trong đó có 364 trẻ khỏe mạnh ra đời, còn lại ghi nhận có biến chứng sau sinh. Tỷ lệ dị tật khi chuyển phôi từ noãn SER+ là 3,8% so với những noãn SER- là 2,1%.
Những yếu tố tiên lượng sự xuất hiện của SER:
Một số tác giả cho rằng thời gian kích thích buồng trứng, liều gonadotrophin, nồng độ estradiol ngày chọc hút có mối tương quan với sự xuất hiện của SER ở noãn. Số lượng noãn chọc hút nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ xuất hiện noãn SER+. Những noãn có đường kính SER lớn (51,2 ± 18,5 µm) có tỷ lệ thoái hoá sau ICSI cao hơn những noãn có đường kính SER nhỏ.
Đặc điểm sinh học phân tử của noãn SER+:
Để hiểu rõ thêm cơ chế phân tử của noãn SER+, Stigliani và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu so sánh sự biểu hiện gen giữa 2 nhóm noãn SER+ và SER-. Kết quả cho thấy một nhóm gen bị rối loạn điều hoà ở nhóm SER+, cụ thể là: giảm biểu hiện của một số gen liên quan đến chu kì tế bào, điều hoà quá trình nguyên phân, giảm phân, sự lắp ráp của thoi vô sắc, các gen liên quan đến cấu trúc ty thể và hoạt động hô hấp; tăng biểu hiện của các gen liên quan đến sự hình thành khung xương tế bào và vi ống. Những dữ liệu này phù hợp với một số báo cáo cho rằng noãn có SER+ có ảnh hưởng đến sự phân chia của phôi. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào đánh giá mối liên hệ giữa sự hình thành trục chính và phân ly nhiễm sắc thể trong những noãn SER+ có tương quan với tỷ lệ phôi lệch bội.
Xử lý noãn có xuất hiện SER:
Dựa trên các dữ liệu, chuyên gia tại hội nghị Istanbul đã gợi ý nên xem xét từng trường hợp trước khi thực hiện thụ tinh cho các noãn có xuất hiện SER, đồng thời theo dõi nghiêm ngặt thai kì của trẻ sinh ra từ noãn SER+. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả cho rằng đa số phôi phát triển từ noãn SER+ vẫn có khả năng làm tổ và phát triển như bình thường đồng thời cũng không có mối liên hệ rõ ràng giữa noãn SER+ và bất thường thai nhi. Do đó, không nên loại bỏ hoàn toàn các noãn SER+ mà vẫn tiến hành thụ tinh cho các noãn này, tuy nhiên, ngày chuyển phôi, nên ưu tiên chuyển phôi phát triển từ những noãn SER- trước, nếu có. Trường hợp chỉ có phôi phát triển từ noãn SER+, cần cung cấp thêm thông tin về kết quả lâm sàng cho bệnh nhân trước khi đưa ra quyết định, đồng thời nên theo dõi sự phát triển của thai nhi và trẻ sau này.
Kết luận
Nghiên cứu này đã cung cấp thêm nhiều thông tin cho chuyên viên phôi học trong việc xử lý noãn SER+ trong các chu kì điều trị thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ xuất hiện của noãn SER+ tương đối cao, vì vậy không nên loại bỏ hoàn toàn noãn SER+, thay vào đó cần ghi nhận lại đầy đủ thông tin về sự phát triển phôi, số lượng phôi trữ, phân biệt các chu kì chuyển phôi từ noãn bình thường và noãn SER+ để giảm sự lãng phí phôi.
Nguồn: Ferreux L, Sallem A, Chargui A, Gille AS, Bourdon M, Maignien C, Santulli P, Wolf JP, Patrat C, Pocate-Cheriet K. Is it time to reconsider how to manage oocytes affected by smooth endoplasmic reticulum aggregates? Hum Reprod. 2019 Apr 1;34(4):591-600. doi: 10.1093/humrep/dez010. PMID: 30805638.
Dựa trên các dữ liệu về tỷ lệ dị tật cao ở những trẻ sinh ra từ noãn có bất thường lưới nội chất trơn (Smooth Endoplasmic Reticulum – SER), năm 2011, Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine – ASRM) đã đưa ra đồng thuận không nên sử dụng noãn có SER trong các chu kì thụ tinh trong ống nghiệm (In-vitro Fertilization – IVF). Sự hiện diện của SER làm giảm tỷ lệ trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh của noãn cũng như giảm tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ thai, tỷ lệ làm tổ và tăng tỷ lệ sẩy thai so với những noãn không có SER. Tuy nhiên, những dữ liệu này vẫn còn nhiều mâu thuẫn và câu hỏi có nên loại bỏ những noãn bào có SER (SER+) hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Cùng với đó, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo có trẻ khỏe mạnh ra đời từ những chu kì có noãn SER+. Những mâu thuẫn trong dữ liệu về sự ảnh hưởng của SER lên kết quả IVF bắt nguồn từ việc các trung tâm không đồng nhất trong cách xử lý với noãn SER+. Theo Resrelli và cộng sự, chỉ có khoảng 14% các trung tâm loại bỏ hoàn toàn các noãn SER+. Nhóm tác giả phân tích các nghiên cứu có sự hiện diện của noãn SER+ lên kết quả điều trị hiếm muộn và sức khoẻ của trẻ sinh sống đồng thời xem lại tính thực tiễn của đồng thuận Alpha/ESHRE tại Vienna năm 2017 về việc xử lý noãn SER+.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là một bài tổng hợp về ảnh hưởng của noãn SER+ đến kết quả phôi học, sinh sống và chu sinh. Các nghiên cứu về noãn SER+ được tìm kiếm trên 2 nguồn dữ liệu là Pubmed và Embase với các từ khoá “Smooth Endoplasmic Reticulum”, “SER”, “oocyte” và “zygote”. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của noãn SER đến tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỷ lệ thai, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sẩy thai, và kết quả chu sinh sẽ được phân tích. Có 21 bài báo được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 17 bài có thiết kế hồi cứu và 4 bài có thiết kế tiến cứu.
Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:
Ảnh hưởng của noãn SER lên tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi:
Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thụ tinh sau ICSI (Intra-cytoplasmic Sperm Injection) của noãn bình thường (SER-) và noãn có xuất hiện SER (SER+) là như nhau, nhưng cũng có một số nghiên cứu đưa ra kết quả tỷ lệ thụ tinh của noãn SER+ thấp hơn noãn bình thường. Về sự phát triển phôi, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tạo phôi nang thấp hơn ở những noãn SER+ so với noãn SER-. Tỷ lệ phôi nang chất lượng kém cũng cao hơn ở noãn SER+. Sự hiện diện của SER cũng có liên quan đến độ nở rộng của phôi và tác động tiêu cực đến chất lượng lớp tế bào TE (trophectoderm) và ICM (inner cell mass).
Ảnh hưởng của noãn SER lên tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng:
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng tương đương giữa 2 nhóm noãn SER+ và noãn SER-. Chỉ một nghiên cứu của Otsuki và cộng sự thực hiện năm 2004 cho rằng tỷ lệ có thai thấp hơn ở nhóm noãn SER+ và một nghiên cứu của Ebner và cộng sự năm 2008 cho rằng tỷ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm noãn SER+.
Kết quả chu sinh của các chu kì có noãn SER sau chuyển phôi tươi và phôi trữ:
Có 386 kết quả chu sinh được ghi nhận, trong đó có 364 trẻ khỏe mạnh ra đời, còn lại ghi nhận có biến chứng sau sinh. Tỷ lệ dị tật khi chuyển phôi từ noãn SER+ là 3,8% so với những noãn SER- là 2,1%.
Những yếu tố tiên lượng sự xuất hiện của SER:
Một số tác giả cho rằng thời gian kích thích buồng trứng, liều gonadotrophin, nồng độ estradiol ngày chọc hút có mối tương quan với sự xuất hiện của SER ở noãn. Số lượng noãn chọc hút nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ xuất hiện noãn SER+. Những noãn có đường kính SER lớn (51,2 ± 18,5 µm) có tỷ lệ thoái hoá sau ICSI cao hơn những noãn có đường kính SER nhỏ.
Đặc điểm sinh học phân tử của noãn SER+:
Để hiểu rõ thêm cơ chế phân tử của noãn SER+, Stigliani và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu so sánh sự biểu hiện gen giữa 2 nhóm noãn SER+ và SER-. Kết quả cho thấy một nhóm gen bị rối loạn điều hoà ở nhóm SER+, cụ thể là: giảm biểu hiện của một số gen liên quan đến chu kì tế bào, điều hoà quá trình nguyên phân, giảm phân, sự lắp ráp của thoi vô sắc, các gen liên quan đến cấu trúc ty thể và hoạt động hô hấp; tăng biểu hiện của các gen liên quan đến sự hình thành khung xương tế bào và vi ống. Những dữ liệu này phù hợp với một số báo cáo cho rằng noãn có SER+ có ảnh hưởng đến sự phân chia của phôi. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào đánh giá mối liên hệ giữa sự hình thành trục chính và phân ly nhiễm sắc thể trong những noãn SER+ có tương quan với tỷ lệ phôi lệch bội.
Xử lý noãn có xuất hiện SER:
Dựa trên các dữ liệu, chuyên gia tại hội nghị Istanbul đã gợi ý nên xem xét từng trường hợp trước khi thực hiện thụ tinh cho các noãn có xuất hiện SER, đồng thời theo dõi nghiêm ngặt thai kì của trẻ sinh ra từ noãn SER+. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả cho rằng đa số phôi phát triển từ noãn SER+ vẫn có khả năng làm tổ và phát triển như bình thường đồng thời cũng không có mối liên hệ rõ ràng giữa noãn SER+ và bất thường thai nhi. Do đó, không nên loại bỏ hoàn toàn các noãn SER+ mà vẫn tiến hành thụ tinh cho các noãn này, tuy nhiên, ngày chuyển phôi, nên ưu tiên chuyển phôi phát triển từ những noãn SER- trước, nếu có. Trường hợp chỉ có phôi phát triển từ noãn SER+, cần cung cấp thêm thông tin về kết quả lâm sàng cho bệnh nhân trước khi đưa ra quyết định, đồng thời nên theo dõi sự phát triển của thai nhi và trẻ sau này.
Kết luận
Nghiên cứu này đã cung cấp thêm nhiều thông tin cho chuyên viên phôi học trong việc xử lý noãn SER+ trong các chu kì điều trị thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ xuất hiện của noãn SER+ tương đối cao, vì vậy không nên loại bỏ hoàn toàn noãn SER+, thay vào đó cần ghi nhận lại đầy đủ thông tin về sự phát triển phôi, số lượng phôi trữ, phân biệt các chu kì chuyển phôi từ noãn bình thường và noãn SER+ để giảm sự lãng phí phôi.
Nguồn: Ferreux L, Sallem A, Chargui A, Gille AS, Bourdon M, Maignien C, Santulli P, Wolf JP, Patrat C, Pocate-Cheriet K. Is it time to reconsider how to manage oocytes affected by smooth endoplasmic reticulum aggregates? Hum Reprod. 2019 Apr 1;34(4):591-600. doi: 10.1093/humrep/dez010. PMID: 30805638.
Các tin khác cùng chuyên mục:
ẢNH HƯỞNG CỦA SINH THIẾT TẾ BÀO LÁ NUÔI ĐỐI VỚI KẾT CỤC SẢN KHOA VÀ CHU SINH TRONG CHU KỲ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ DỊ TẬT TIM BẨM SINH Ở THẾ HỆ CON CÁI - Ngày đăng: 08-03-2021
CHUYỂN PHÔI NANG KHẢM - CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC LIPID MÁU VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 08-03-2021
Mối tương quan giữa kích thước phôi nang và tỷ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 08-03-2021
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG SỬ DỤNG TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN THỰC HIỆN IUI - Ngày đăng: 03-03-2021
Có thể tiên lượng tiềm năng phát triển của phôi từ các thông số động học hay không? - Ngày đăng: 26-03-2021
Hoạt hoá noãn nhân tạo và nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh: một phân tích gộp - Ngày đăng: 26-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE TRONG DỊCH NANG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG PHÔI VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NOÃN Ở PHỤ NỮ VÔ SINH - Ngày đăng: 01-03-2021
Hiệu quả của chuyển đơn phôi chọn lọc so với chuyển hai phôi ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tiên lượng tốt - Ngày đăng: 01-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHU KỲ IUI - Ngày đăng: 27-02-2021
SỰ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH Ở PHỤ NỮ CHUYỂN GIỚI - Ngày đăng: 27-02-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK