Tin tức
on Tuesday 30-03-2021 10:22am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như - IVFMD Tân Bình
Béo phì và vô sinh là những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trên toàn thế giới. Năm 2016, WHO công bố số liệu cho thấy có đến 39% dân số từ 18 tuổi bị thừa cân và khoảng 13% dân số bị béo phì. Điều đáng chú ý là tỷ lệ nam giới trong hai trường hợp này lần lượt là 39% và 11%. Các bằng chứng về tác động bất lợi của béo phì thừa cân đối với sức khỏe sinh sản nam giới hiện nay vẫn còn nhiều khác biệt lớn. Năm 2013, Sermondade và cộng sự đã đề xuất rằng thừa cân và béo phì ở nam giới có liên quan đến việc gia tăng tình trạng azoospermia và oligozoospermia. Trong khi đó, một số các nghiên cứu khác cùng trong lĩnh vực này của McDonald và cộng sự lại cho thấy không có mối liên kết nào giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mật độ và số lượng tinh trùng ở nam giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WHO đặc biệt khuyến cáo nam giới có vấn đề về khả năng sinh sản nên được tư vấn giảm cân nếu chỉ số BMI thừa cân hoặc béo phì.
Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng giảm cân ở nam giới béo phì giúp cải thiện các thông số tinh trùng, tuy nhiên rất khó để có thể tìm hiểu kỹ càng tác động tiêu cực của BMI cao đến chất lượng tinh trùng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên số lượng tinh trùng và các thông số sinh hóa về chất lượng tinh dịch của nam giới.
Nghiên cứu thực hiện trong năm 2018 trên 152 người đàn ông, có độ tuổi từ 21-53 tuổi. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm dựa trên chỉ số BMI: bình thường (18,5 - 24,9), thừa cân (25,0 - 29,9) và béo phì (từ 30,0 trở lên). Các mẫu tinh dịch được phân tích theo chuẩn WHO 2010 và phân tích sinh hóa bằng phép đo quang phổ.
Kết quả nghiên cứu:
Nguồn: Kozopas, N. M., Chornenka, O. I., Vorobets, M. Z., Lapovets, L. Y., & Maksymyuk, H. V. (2020). Body mass index and sperm quality: Is there a relationship?. Journal of Human Reproductive Sciences, 13(2), 110.
Béo phì và vô sinh là những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trên toàn thế giới. Năm 2016, WHO công bố số liệu cho thấy có đến 39% dân số từ 18 tuổi bị thừa cân và khoảng 13% dân số bị béo phì. Điều đáng chú ý là tỷ lệ nam giới trong hai trường hợp này lần lượt là 39% và 11%. Các bằng chứng về tác động bất lợi của béo phì thừa cân đối với sức khỏe sinh sản nam giới hiện nay vẫn còn nhiều khác biệt lớn. Năm 2013, Sermondade và cộng sự đã đề xuất rằng thừa cân và béo phì ở nam giới có liên quan đến việc gia tăng tình trạng azoospermia và oligozoospermia. Trong khi đó, một số các nghiên cứu khác cùng trong lĩnh vực này của McDonald và cộng sự lại cho thấy không có mối liên kết nào giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mật độ và số lượng tinh trùng ở nam giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WHO đặc biệt khuyến cáo nam giới có vấn đề về khả năng sinh sản nên được tư vấn giảm cân nếu chỉ số BMI thừa cân hoặc béo phì.
Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng giảm cân ở nam giới béo phì giúp cải thiện các thông số tinh trùng, tuy nhiên rất khó để có thể tìm hiểu kỹ càng tác động tiêu cực của BMI cao đến chất lượng tinh trùng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên số lượng tinh trùng và các thông số sinh hóa về chất lượng tinh dịch của nam giới.
Nghiên cứu thực hiện trong năm 2018 trên 152 người đàn ông, có độ tuổi từ 21-53 tuổi. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm dựa trên chỉ số BMI: bình thường (18,5 - 24,9), thừa cân (25,0 - 29,9) và béo phì (từ 30,0 trở lên). Các mẫu tinh dịch được phân tích theo chuẩn WHO 2010 và phân tích sinh hóa bằng phép đo quang phổ.
Kết quả nghiên cứu:
- Không có sự khác biệt đáng kể nào của các thông số tinh dịch đồ giữa nhóm bệnh nhân thừa cân và nhóm bình thường. Tuy nhiên, nhóm thừa cân ghi nhận có sự gia tăng số lượng hình dạng tinh trùng bất thường so với nhóm BMI bình thường.
- Nhóm béo phì có sự suy giảm đáng kể chất lượng tinh trùng, đặc biệt là mật độ, tỉ lệ di động tiến tới và tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh (lần lượt 40,6 triệu/ml; 36%; 120,6 triệu tinh trùng).
- Phân tích sinh hóa các mẫu tinh dịch cho thấy: Nhóm thừa cân suy giảm nồng độ fructose đến 23% so với nhóm BMI bình thường (53,4 µmol so với 62,6 µmol). Ngoài ra nồng độ citric acid tăng 27% và nồng độ kẽm tăng 20% so với nhóm bình thường. Trong khi đó, nhóm béo phì chỉ giảm nồng độ fructose so với nhóm BMI bình thường, các chỉ số khác không ghi nhận khác biệt.
Nguồn: Kozopas, N. M., Chornenka, O. I., Vorobets, M. Z., Lapovets, L. Y., & Maksymyuk, H. V. (2020). Body mass index and sperm quality: Is there a relationship?. Journal of Human Reproductive Sciences, 13(2), 110.
Các tin khác cùng chuyên mục:












THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK