Tin tức
on Tuesday 30-03-2021 10:18am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như - IVFMD Tân Bình
Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật nuôi cấy phôi nang và quy trình sàng lọc di truyền là sự tối ưu hóa hiệu quả đông lạnh phôi thông qua phương pháp thủy tinh hóa. Điều này giúp PGT-A trở nên ngày càng phổ biến ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp thế giới. Phương pháp này được cho là giúp tăng hiệu quả lâm sàng, xác định chính xác những phôi nguyên bội để chuyển cho bệnh nhân, giảm số lần chuyển phôi đồng thời cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống. Như vậy, PGT-A có nên áp dụng trên tất cả bệnh nhân, trong tất cả chu kỳ hay không?
Vào giữa năm 2012, nhóm tác giả Anderson bắt đầu loại bỏ chuyển phôi tươi ra khỏi quy trình thường quy và chỉ chuyển 1-2 phôi trữ nguyên bội đã được PGT-A trước đó cho tất cả các bệnh nhân điều trị tại trung tâm. Kết quả được ghi nhận liên tục hơn 6 năm và bài đánh giá này nhằm mục đích tóm tắt những kết quả mà nhóm tác giả đã đạt được trong suốt nghiên cứu.
Từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2018, nhóm tác giả thực hiện 1531 chu kì chuyển phôi trữ từ 1703 chu kỳ điều trị có PGT-A. Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ là 37,2 ± 4,0. Nguyên nhân vô sinh ở các cặp vợ chồng này đa dạng: lạc nội mạc tử cung (LNMTC), tắc ống dẫn trứng, sẩy thai liên tiếp, giảm dự trữ buồng trứng, rối loạn phóng noãn và vô sinh do yếu tố nam giới. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật NGS để giải trình tự gen và tất cả các phôi sau khi sinh thiết đều được trữ lạnh. Các phôi khảm được đánh giá tỷ lệ khảm, nếu thấp hơn 30% thì vẫn được xem là phôi nguyên bội. Các phôi nguyên bội sẽ được chuyển vào tử cung bệnh nhân với điều kiện độ dày NMTC đạt ít nhất 8mm.
Các kết quả khi chuyển phôi PGT-A và không PGT-A:
Các kết quả thu được khi chuyển phôi nguyên bội sau PGT-A:
Mục đích cuối cùng của quá trình IVF là một em bé khỏe mạnh được sinh ra. Do đó, nhóm tác giả đã tiến gần hơn đến mục đích này khi áp dụng PGT-A thường quy cho tất cả bệnh nhân điều trị hiếm muộn. Việc chuyển phôi nguyên bội sau PGT-A đã mang lại những kết quả lâm sàng tích cực cho tất cả nhóm đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải tất các các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới áp dụng PGT-A đều chứng minh được lợi ích từ phương pháp này. Sự không thống nhất trong kết quả này có thể giải thích khi kỹ thuật sinh thiết ở những trung tâm là không đồng nhất. Ngoài ra, một chu kỳ chuyển phôi thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kỹ thuật đông lạnh - rã đông phôi hay quy trình nuôi cấy phôi nang. Nghiên cứu đề xuất những trung tâm đã có kinh nghiệm trong sinh thiết phôi và có quy trình ổn định có thể áp dụng PGT-A để có thể đạt được những kết quả lâm sàng tốt hơn.
Nguồn: Anderson, R. E., Whitney, J. B., & Schiewe, M. C. (2020). Clinical benefits of preimplantation genetic testing for aneuploidy (PGT-A) for all in vitro fertilization treatment cycles. European journal of medical genetics, 63(2), 103731.
Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật nuôi cấy phôi nang và quy trình sàng lọc di truyền là sự tối ưu hóa hiệu quả đông lạnh phôi thông qua phương pháp thủy tinh hóa. Điều này giúp PGT-A trở nên ngày càng phổ biến ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp thế giới. Phương pháp này được cho là giúp tăng hiệu quả lâm sàng, xác định chính xác những phôi nguyên bội để chuyển cho bệnh nhân, giảm số lần chuyển phôi đồng thời cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống. Như vậy, PGT-A có nên áp dụng trên tất cả bệnh nhân, trong tất cả chu kỳ hay không?
Vào giữa năm 2012, nhóm tác giả Anderson bắt đầu loại bỏ chuyển phôi tươi ra khỏi quy trình thường quy và chỉ chuyển 1-2 phôi trữ nguyên bội đã được PGT-A trước đó cho tất cả các bệnh nhân điều trị tại trung tâm. Kết quả được ghi nhận liên tục hơn 6 năm và bài đánh giá này nhằm mục đích tóm tắt những kết quả mà nhóm tác giả đã đạt được trong suốt nghiên cứu.
Từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2018, nhóm tác giả thực hiện 1531 chu kì chuyển phôi trữ từ 1703 chu kỳ điều trị có PGT-A. Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ là 37,2 ± 4,0. Nguyên nhân vô sinh ở các cặp vợ chồng này đa dạng: lạc nội mạc tử cung (LNMTC), tắc ống dẫn trứng, sẩy thai liên tiếp, giảm dự trữ buồng trứng, rối loạn phóng noãn và vô sinh do yếu tố nam giới. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật NGS để giải trình tự gen và tất cả các phôi sau khi sinh thiết đều được trữ lạnh. Các phôi khảm được đánh giá tỷ lệ khảm, nếu thấp hơn 30% thì vẫn được xem là phôi nguyên bội. Các phôi nguyên bội sẽ được chuyển vào tử cung bệnh nhân với điều kiện độ dày NMTC đạt ít nhất 8mm.
Các kết quả khi chuyển phôi PGT-A và không PGT-A:
- Các bệnh nhân được chia thành các nhóm tuổi: ≤34 tuổi, 35-37 tuổi, 38-40 tuổi, 41-42 tuổi và ≥43 tuổi. Tỉ lệ làm tổ cao hơn khi sử dụng phôi PGT-A so với không thực hiện PGT-A (nhóm chứng) ở các nhóm tuổi trừ nhóm ≥43 tuổi. Tỷ lệ làm tổ trung bình ở tất cả các nhóm tuổi đạt 80,5% với PGT-A cao hơn nhiều lần so với 20,5% ở nhóm chứng.
- Tỷ lệ sẩy thai tự nhiên ở mỗi lần chuyển phôi thấp hơn đáng kể ở nhóm PGT-A so với nhóm chứng, tương ứng 4,4% so với 12,9%.
Các kết quả thu được khi chuyển phôi nguyên bội sau PGT-A:
- Tỷ lệ phôi nguyên bội giảm dần theo tuổi mẹ: 56% ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi, 49% ở 35-37 tuổi, 33% ở 38-40 tuổi, 7% ở 41-42 tuổi và 5% ở bệnh nhân từ 43 tuổi trở lên.
- Tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ làm tổ trung bình là 75%, tỷ lệ trẻ sinh sống trung bình là 68%.
Mục đích cuối cùng của quá trình IVF là một em bé khỏe mạnh được sinh ra. Do đó, nhóm tác giả đã tiến gần hơn đến mục đích này khi áp dụng PGT-A thường quy cho tất cả bệnh nhân điều trị hiếm muộn. Việc chuyển phôi nguyên bội sau PGT-A đã mang lại những kết quả lâm sàng tích cực cho tất cả nhóm đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải tất các các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới áp dụng PGT-A đều chứng minh được lợi ích từ phương pháp này. Sự không thống nhất trong kết quả này có thể giải thích khi kỹ thuật sinh thiết ở những trung tâm là không đồng nhất. Ngoài ra, một chu kỳ chuyển phôi thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kỹ thuật đông lạnh - rã đông phôi hay quy trình nuôi cấy phôi nang. Nghiên cứu đề xuất những trung tâm đã có kinh nghiệm trong sinh thiết phôi và có quy trình ổn định có thể áp dụng PGT-A để có thể đạt được những kết quả lâm sàng tốt hơn.
Nguồn: Anderson, R. E., Whitney, J. B., & Schiewe, M. C. (2020). Clinical benefits of preimplantation genetic testing for aneuploidy (PGT-A) for all in vitro fertilization treatment cycles. European journal of medical genetics, 63(2), 103731.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chỉ số phân mảnh DNA (DFI) và HDS không ảnh hưởng đến kết quả thai sau ICSI - Ngày đăng: 30-03-2021
Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi - Hướng dẫn lâm sàng của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ dành cho bác sĩ sản phụ khoa - Ngày đăng: 25-03-2021
CÀO NỘI MẠC TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THẤT BẠI IVF/ICSI MỘT LẦN – THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 21-03-2021
Nguồn gốc tinh trùng từ xuất tinh hoặc phẫu thuật từ tinh hoàn có ảnh hưởng đến thông số động học hình thái phôi hay không? - Ngày đăng: 21-03-2021
TUYÊN BỐ CHUNG CỦA IFFS/ESHRE VỀ VIỆC TIÊM NGỪA COVID-19 ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC ĐANG CÓ KẾ HOẠCH MANG THAI - Ngày đăng: 19-03-2021
BÁO CÁO LOẠT CA VỀ THAI BÁM SẸO MỔ LẤY THAI TÁI DIỄN - Ngày đăng: 18-03-2021
Thuật toán thông minh phân loại xếp hạng phôi (ERICA): trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tiên lượng phôi nguyên bội và khả năng làm tổ - Ngày đăng: 16-03-2021
THỜI ĐIỂM KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ TRONG BỆNH CẢNH VỠ ỐI TRÊN THAI ĐỦ THÁNG - Ngày đăng: 16-03-2021
Quản lý cách sử dụng noãn có bất thường SER - Ngày đăng: 12-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA SINH THIẾT TẾ BÀO LÁ NUÔI ĐỐI VỚI KẾT CỤC SẢN KHOA VÀ CHU SINH TRONG CHU KỲ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ DỊ TẬT TIM BẨM SINH Ở THẾ HỆ CON CÁI - Ngày đăng: 08-03-2021
CHUYỂN PHÔI NANG KHẢM - CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN - Ngày đăng: 08-03-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK