Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 30-11-2020 1:06pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS

Hiện nay, để giảm thiểu nguy cơ thất bại, một số trung tâm có xu hướng chọn nhiều phôi để chuyển cho bệnh nhân. Việc này lại dẫn đến hệ quả làm gia tăng tỉ lệ đa thai gây nhiều nguy cơ như các biến chứng thai kỳ, sinh non hoặc trẻ có thể bị bại não. Chính sách chuyển đơn phôi nang được biết đến như một chiến lược giảm thiểu nguy cơ đa thai cho phụ nữ.
 
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển ngoài buồng tử cung. Những phần mô nằm ngoài tử cung vẫn chịu ảnh hưởng của nội tiết, có nghĩa là chúng sẽ bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do nằm ngoài tử cung nên máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà sẽ tích lại, gây ra chảy máu bên trong và gây nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác. Lạc nội mạc trong cơ tử cung (adenomyosis) là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít nghiên cứu trên nhóm phụ nữ bị lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh kết quả mang thai giữa chuyển đơn phôi nang (SBT) và chuyển hai phôi nang (DBT), chuyển đơn phôi giai đoạn phân chia (SET) và chuyển hai phôi giai đoạn phân chia (DET) trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh trên nhóm bệnh nhân lạc nội mạc trong cơ tử cung.
 
Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu những chu kỳ chuyển phôi tự thân đông lạnh – rã đông được thực hiện từ năm 2014 – 2019 tại trung tâm ở Trung Quốc. Các kết quả chính gồm có: tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ đa thai và tỉ lệ trẻ sinh sống.
 
Trong số những phụ nữ bị lạc nội mạc trong cơ tử cung, có 203 trường hợp chuyển đơn phôi nang và 75 trường hợp chuyển hai phôi, 13 trường hợp chuyển đơn phôi phân chia và 102 trường hợp chuyển hai phôi phân chia.
 
Chuyển đơn phôi và hai phôi giai đoạn phôi nang có kết cục khả quan hơn so với chuyển đơn phôi và hai phôi giai đoạn phân chia về tỉ lệ làm tổ (47,78%, 39,33% so với 38,46%, 29,96%, P<0,05), tỉ lệ thai lâm sàng (39,90%, 49,33% so với 7,70%, 33,33%, P <0,05), tỉ lệ trẻ sinh sống (28,72%, 38,57% so với 7,69%, 21,88%, P = 0,040) và tỉ lệ sẩy thai thấp hơn (27,84%, 21,43% so với 80,00%, 49,90%, P <0,05).

Khi so sánh riêng giữa hai nhóm chuyển phôi nang, chuyển đơn phôi và hai phôi có tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống tương tự nhau. Chuyển hai phôi nang (28,57%) và hai phôi phân chia (10,20%) có tỉ lệ đa thai cao hơn có ý nghĩa thống kê so với chuyển đơn phôi nang (0%) và đơn phôi phân chia (0%), P<0,001.
 
Như vậy, khi thực hiện chuyển phôi đông lạnh ở nhóm bệnh nhân lạc nội mạc trong cơ tử cung, nhóm chuyển đơn phôi nang có tỉ lệ làm tổ, thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ trẻ sinh sống tương tự nhưng tỉ lệ đa thai thấp hơn so với nhóm chuyển hai phôi nang. Như vậy, chuyển đơn phôi nang có thể được cân nhắc sử dụng.
 
Nguồn: GUO, Jiayi. CLINICAL OUTCOMES AFTER SINGLE VERSUS DOUBLE EMBRYO TRANSFERS IN WOMEN WITH ADENOMYOSIS: A RETROSPECTIVE STUDY. Fertility and Sterility, 2020, 114.3: e317-e318.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK