Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 11-11-2020 8:45pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Nguyễn Thị Minh Phượng, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình

Thủy tinh hóa noãn được coi là một phương pháp hiệu quả để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ trong một số trường hợp như trải qua một số quá trình điều trị bằng hóa chất, bệnh lý di truyền (hội chứng Fragile X, Turner), suy buồng trứng, … (Layman, 2002; Stoop và cs., 2014; Martinez và cs., 2016). Hơn thế nữa, phương pháp này còn cho phép tách biệt giữa các chu kỳ chọc hút noãn và quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, điều này tạo điều kiện chuẩn bị tốt nhất để tăng xác suất chuyển phôi thành công. Các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) được thực hiện bởi các nhà khoa học có kinh nghiệm đã cho thấy kỹ thuật này mang lại tỷ lệ thụ tinh, mang thai, làm tổ tương đương với các chu kì sử dụng noãn tươi, tuy nhiên khi tiến hành so sánh tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) nhóm sử dụng noãn thủy tinh hóa lại thấp hơn (Cobo và cs., 2008; Rienzi
và cs., 2010; Cobo and Diaz, 2011; Parmegiani và cs., 2011).
Một số quan điểm cho rằng các noãn sau rã ở phương pháp này có một số thay đổi trong biểu hiện gen, giảm hàm lượng DNA ty thể (mtDNA) và một số phát triển không hoàn thiện ở phôi (Shirazi và cs., 2016; Amoushahi và cs., 2017; Azari và cs., 2017). Vì vậy nghiên cứu này ra đời với mục tiêu làm rõ quá trình thủy tinh hóa có ảnh hưởng tới sự phát triển của noãn không?

Nghiên cứu này sử dụng 1844 chu kỳ hiến noãn, trong đó mỗi người hiến đều cung cấp đủ noãn cho hai nhóm noãn tươi (2561 chu kỳ) và noãn thủy tinh hóa (2471 chu kỳ), các đặc điểm nền là tương tự giữa các nhóm. Các ca chuyển phôi được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2017.
Một số kết quả thu nhận được:

- Tỷ lệ thụ tinh, đặc điểm hình thái phôi thấp hơn đáng kể khi sử dụng noãn từ thủy tinh hóa (p<0,001).
- Các kết quả sinh sản thấp hơn cũng được tìm thấy ở nhóm sử dụng noãn thủy tinh hóa: có thai (32,1% so với 37,5%; P <0,001), trẻ sinh sống (32,1% so với 31,9%; P = 0,92).
- Khi tiến hành so sánh những chu kỳ có cùng số lượng noãn tương đương sử dụng cho ICSI và tỷ lệ sau rã là 100%, kết quả cho thấy các tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống tương đương nhau giữa hai nhóm.

Từ đây có thể thấy rằng kết quả của những chu kỳ sử dụng noãn thủy tinh hóa bị ảnh hưởng bởi hiệu quả trữ/rã hơn là ảnh hưởng từ quá trình làm lạnh nhanh trong phương pháp này.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chứng minh được quá trình thủy tinh hóa noãn bào duy trì tiềm năng phát triển sinh lý tương tự noãn tươi. Ngoài ra, hiệu quả của quá trình rã noãn ảnh hưởng tới kết quả điều trị vì vậy để tối ưu hóa tỷ lệ thành công, quy trình thủy tinh hóa noãn nên được kiểm soát nghiêm ngặt.

Nguồn: Efficiency and efficacy of vitrification in 35 654 sibling oocytes from donation cycles. D. Cornet-Bartolome, A. Rodriguez, D. García1, M. Barraga, and R. Vassena. June 17, 2020. Doi: 10.1093/humrep/deaa178

 
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK