Tin tức
on Thursday 29-10-2020 6:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật ngày càng phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Kỹ thuật này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992, cho những trường hợp vô sinh do nam giới như không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc số lượng tinh trùng không đủ để thực hiện IVF cổ điển. Hiện nay, ICSI được chỉ định rộng rãi cho cả những trường hợp vô sinh không do yếu tố nam giới. Việc kỹ thuật ICSI được áp dụng rộng rãi trên tất cả các bệnh nhân gây ra nhiều tranh cãi. Cho đến nay, vẫn còn thiếu bằng chứng về lợi ích của kỹ thuật ICSI trên nhóm bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam giới. Do đó, Ting Geng và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kết quả lâm sàng của kỹ thuật ICSI và IVF trên bệnh nhân có các thông số tinh dịch đồ bình thường để đánh giá tính hiệu quả của kỹ thuật ICSI trên nhóm bệnh nhân này.
Nghiên cứu thu nhận số liệu từ các nghiên cứu được công bố từ năm 1992 đến tháng 02/2020, sử dụng các từ khoá như ICSI, IVF, vô sinh không do yếu tố nam giới, tinh dịch đồ bình thường. Cuối cùng, 26 nghiên cứu (4 nghiên cứu RCT và 22 nghiên cứu đoàn hệ) được nhận vào nghiên cứu này.
Phân tích gộp trên tỉ lệ thụ tinh cho thấy ở nhóm thực hiện ICSI, tỉ lệ thụ tinh cao hơn nhưng không có sự khác biệt thống kê (RR = 1,16; 95% CI: 0,83–1,62). Về tỉ lệ thai lâm sàng, nghiên cứu cho thấy nhóm IVF có tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn nhóm ICSI (RR = 0,85; 95% CI: 0,77–0,94), phân tích trên nhóm nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân 35 tuổi thực hiện IVF (RR = 0,73; 95% CI: 0,59–0,90). Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về tỉ lệ làm tổ ở nhóm IVF và ICSI, phân tích trên nhóm nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ làm tổ cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân 35 tuổi thực hiện IVF (RR = 0,52, 95% CI: 0,36–0,74). Tỉ lệ sinh sống ở nhóm thực hiện IVF cao hơn đáng kể (RR = 0,86; 95% CI: 0,79–0,94), trong khi tỉ lệ sẩy thai ở nhóm ICSI lại cao hơn (RR = 1,04; 95% CI: 1,01–1,06). Ngoài ra, phân tích này cũng cho thấy ICSI không làm tăng tỉ lệ phôi chất lượng tốt so với IVF (RR = 0,98; 95% CI: 0,93–1,04).
Như vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng ICSI không mang lại hiệu quả cho những bệnh nhân có thông số tinh dịch đồ bình thường. Hiện nay vẫn chưa đủ thông tin để chứng minh hiệu quả của ICSI trên các cặp đôi vô sinh không do yếu tố nam giới.
Nguồn: The effect of ICSI in infertility couples with non-male factor: a systematic review and meta-analysis. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01970-9 2020
Nghiên cứu thu nhận số liệu từ các nghiên cứu được công bố từ năm 1992 đến tháng 02/2020, sử dụng các từ khoá như ICSI, IVF, vô sinh không do yếu tố nam giới, tinh dịch đồ bình thường. Cuối cùng, 26 nghiên cứu (4 nghiên cứu RCT và 22 nghiên cứu đoàn hệ) được nhận vào nghiên cứu này.
Phân tích gộp trên tỉ lệ thụ tinh cho thấy ở nhóm thực hiện ICSI, tỉ lệ thụ tinh cao hơn nhưng không có sự khác biệt thống kê (RR = 1,16; 95% CI: 0,83–1,62). Về tỉ lệ thai lâm sàng, nghiên cứu cho thấy nhóm IVF có tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn nhóm ICSI (RR = 0,85; 95% CI: 0,77–0,94), phân tích trên nhóm nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân 35 tuổi thực hiện IVF (RR = 0,73; 95% CI: 0,59–0,90). Không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về tỉ lệ làm tổ ở nhóm IVF và ICSI, phân tích trên nhóm nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ làm tổ cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân 35 tuổi thực hiện IVF (RR = 0,52, 95% CI: 0,36–0,74). Tỉ lệ sinh sống ở nhóm thực hiện IVF cao hơn đáng kể (RR = 0,86; 95% CI: 0,79–0,94), trong khi tỉ lệ sẩy thai ở nhóm ICSI lại cao hơn (RR = 1,04; 95% CI: 1,01–1,06). Ngoài ra, phân tích này cũng cho thấy ICSI không làm tăng tỉ lệ phôi chất lượng tốt so với IVF (RR = 0,98; 95% CI: 0,93–1,04).
Như vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng ICSI không mang lại hiệu quả cho những bệnh nhân có thông số tinh dịch đồ bình thường. Hiện nay vẫn chưa đủ thông tin để chứng minh hiệu quả của ICSI trên các cặp đôi vô sinh không do yếu tố nam giới.
Nguồn: The effect of ICSI in infertility couples with non-male factor: a systematic review and meta-analysis. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01970-9 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của GM-CSF trong sự phát triển phôi và kết quả điều trị - Ngày đăng: 29-10-2020
Đường kính noãn có thể dự đoán chất lượng phôi? - Ngày đăng: 29-10-2020
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội (Pgt – a) ở nhóm vô sinh do yếu tố nam giới nặng - Ngày đăng: 29-10-2020
Mẹ bầu nghe nhạc: có nên áp tai nghe nhạc lên bụng? - Ngày đăng: 29-10-2020
Tác động của hút thuốc lá lên dạng methyl hóa DNA ở thanh niên - Ngày đăng: 29-10-2020
Các vị trí CpG methyl hoá khác biệt ở tinh trùng bò được xác định bằng phân tích bisulfite và bộ xét nghiệm methyl hoá ở người - Ngày đăng: 29-10-2020
Mức độ methyl hóa DNA của tinh trùng và mối liên quan của nó với các thông số tinh dịch đồ tiêu chuẩn - Ngày đăng: 29-10-2020
Thuốc lá điện tử và khả năng thụ thai: Kết quả từ một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 29-10-2020
Kết cục của thai giới hạn tăng trưởng chọn lọc TYPE-III trong song thai một bánh nhau - Ngày đăng: 27-10-2020
Insulin-Like Factor 3 – Marker tiềm năng trong chẩn đoán tình trạng suy buồng trứng sớm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản - Ngày đăng: 27-10-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK