Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 27-10-2020 9:26am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trịnh Thị Thùy Trang – IVF Vạn Hạnh
 
Trên thế giới có hơn 70 triệu cặp vợ chồng vô sinh (Ombelet và cộng sự, 2008), trong đó có khoảng 1% tổng số nam giới vô sinh bị azoospermia do tắc nghẽn (OA) hoặc không do tắc nghẽn (NOA; Inhorn & Patrizio, 2015). Azoospermia được đặc trưng bởi tình trạng không có tinh trùng trong dịch xuất tinh (Fang và cộng sự, 2019) nên việc điều trị được áp dụng với những bệnh nhân này là lấy tinh trùng từ tinh hoàn sau đó thực hiện quy trình ICSI. Mô chiết xuất từ ​​tinh hoàn có chứa tinh trùng và nhiều loại tế bào khác như: tế bào mầm tròn, tế bào kẽ, tế bào Sertoli và nồng độ hồng cầu cao.

Theo quy trình chuẩn bị tinh trùng từ tinh hoàn, huyền phù tinh trùng được tiếp xúc với bộ đệm ly giải hồng cầu (ELB) trong 5–10 phút để loại bỏ hồng cầu giúp cho quá trình lọc rửa tinh trùng diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. ELB ly giải hồng cầu bằng cách phá vỡ trạng thái cân bằng NH4, cơ chế này có liên quan đến protein vận chuyển anion Band 3. Hơn nữa, một số chất trao đổi Band 3 nằm trên màng sinh chất của tinh trùng. Do đó, tương tự như hồng cầu, tế bào tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi ELB.

Chất đệm ly giải hồng cầu có thể gây hại cho tinh trùng theo hai cách khác nhau: thứ nhất, nó có thể gây độc cho sự tồn tại của tinh trùng; và thứ hai, các hồng cầu ly giải trong môi trường nuôi cấy có thể tạo ra các gốc oxi hóa tự do.

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá tác động của ELB đối với các thông số chất lượng tinh trùng của người và tính toàn vẹn của nhiễm sắc thể và DNA. Hơn nữa, do mẫu mô tinh hoàn cho nghiên cứu khoa học khan hiếm và có nồng độ tinh trùng thấp nên trong nghiên cứu này mẫu tinh dịch xuất tinh đã được sử dụng để kiểm tra hiệu quả của việc ủ ELB. Nghiên cứu cũng trở nên đơn giản hơn do trong dịch xuất tinh không chứa hồng cầu hay bạch cầu.

23 mẫu tinh dịch chất lượng bình thường được sử dụng làm mô hình cho tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn. Lọc mẫu tinh trùng bằng swim up sau đó mẫu được chia thành 2 phần. Phần 1, đối chứng (nhóm A) được pha loãng với môi trường nuôi cấy. Phần 2, nhóm can thiệp (nhóm B) được pha loãng ELB trong 10 phút. Sau ly tâm rửa tinh trùng ở cả 2 nhóm, các phần tinh trùng ở mỗi nhóm trở lại ổn định trong môi trường nuôi cấy. Các mẫu được đánh giá ngay lập tức (A0 và B0) và sau đó đánh giá lại sau 1 giờ (A1 và B1).

Kết quả cho thấy: ELB làm giảm tốc độ di động tiến tới của tinh trùng (81.60 ± 8.69 với 64.69 ± 19.08) và tỉ lệ sống (97.62 ± 3.02 với 85.91 ± 11.46), tương ứng ở cả 2 nhóm A và B (ngay lập tức và sau 1 giờ chuẩn bị). Ngoài ra, ELB tạo ra sự gia tăng độ phân mảnh DNA ở cả 2 nhóm A0, B0 (9.68 ± 3.55 với 14.38 ± 6.52) và sau 1 giờ nhóm A1, B1 (10.37 ± 5.03 với 19.38 ± 6.39).

Kết luận: ELB có thể gây tổn thương tế bào tinh trùng, thể hiện ở việc làm giảm độ di động và khả năng sống sót, đồng thời gia tăng độ phân mảnh DNA. Cho nên, sử dụng ELB trong việc thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn không được khuyến khích sử dụng. Cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ sự an toàn khi sử dụng dung dịch ly giải hồng cầu trong các labo.
 
Nguồn: Application of erythrocyte lysing buffer (ELB) has detrimental effects on human sperm quality parameters, dna fragmentation and chromatin structure (2020). DOI: 10.1111/and.13702.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK