Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 27-10-2020 9:07am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
 
Yếu tố kích thích khuẩn lạc tế bào hạt (G-CSF) được sản xuất bởi các tế bào đơn nhân (như đại thực bào), nguyên bào sợi, tế bào hạt, tế bào giết tự nhiên (NK) và tế bào biểu mô trong đường sinh dục nữ. Một số nghiên cứu đã cho thấy G-CSF có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân sẩy thai liên tiếp (RPL) và thất bại làm tổ nhiều lần (RIF). Hiện nay, có 2 phương pháp sử dụng G-CSF là tiêm dưới da hoặc bơm vào buồng tử cung. Cho đến nay, hiệu quả của việc bơm trực tiếp G-CSF vào buồng tử cung hay tiêm dưới da vẫn còn tranh cãi. Vì vậy, Hulusi Bulent Zeyneloglu đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu rằng kết hợp cả 2 phương pháp trên có tối ưu hoá lợi ích của G-CSF cho bệnh nhân RIF hay không.

Nghiên cứu hồi cứu trên 111 bệnh nhân RIF thực hiện IVF/ICSI từ năm 2011 đến năm 2015. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: chỉ tiêm G-CSF dưới da (nhóm 1), kết hợp tiêm dưới da và bơm vào buồng tử cung (nhóm 2) và nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Có 53 bệnh nhân có thai lâm sàng với tỉ lệ thai lâm sàng chiếm 47,7%; trong đó 20 bệnh nhân ở nhóm 1, 25 bệnh nhân ở nhóm 2 và 8 bệnh nhân ở nhóm chứng. Có sự khác biệt đáng kể trong tỉ lệ làm tổ ở nhóm 1 và 2 so với nhóm chứng (38% với 11%; p=0,002). Tỉ lệ sinh sống trong nghiên cứu là 39,8% trong đó nhóm 2 chiếm tỉ lệ cao nhất. Chỉ có những phôi hữu dụng mới được chuyển. So sánh trên nhóm bệnh nhân chuyển 2 phôi cho thấy tỉ lệ thai (56%; 72,7% và 30,8%; p=0,006), tỉ lệ sinh sống (40%; 72,7% và 30,8%; p=0,03) và tỉ lệ làm tổ (34%; 42% và 15%) ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 và nhóm chứng.

Như vậy kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng việc kết hợp tiêm G-CSF dưới da và bơm G-CSF vào buồng tử cung cho kết quả điều trị tốt hơn so với chỉ tiêm G-CSF dưới da ở nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần.

Nguồn: Granulocyte colony-stimulating factor for intracytoplasmic sperm injection patients with repeated implantation failure: which route is best? Journal of Obstetrics and Gynaecology. 10.1080/01443615.2019.1631772 2019.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trẻ nhiễm virus CMV bẩm sinh - Ngày đăng: 20-10-2020
Khuyến cáo tẩy giun và thai kỳ - Ngày đăng: 20-10-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK