Tin tức
on Thursday 03-09-2020 1:40pm
Danh mục: Tin quốc tế
Dương Nguyễn Duy Tuyền – IVFMD Bình Dương
Vô sinh và rối loạn chức năng tuyến sinh dục có thể xảy ra do các liệu pháp gây độc tuyến sinh dục, tiếp xúc với môi trường độc hại, lão hóa hoặc di truyền. Ở nam giới, vô tinh không do tắc (obstructive azoospermia- NOA) là kết quả của các khiếm khuyết trong quá trình sinh tinh có thể liên quan đến các tế bào gốc sinh tinh (spermatogonial stem cell – SSC). Trong khi hỗ trợ sinh sản và ngân hàng tinh trùng có thể bảo tồn khả năng sinh sản (fertility preservation – FP) ở nam giới trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ vô sinh, thì bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân trước tuổi dậy thì vẫn còn là thử nghiệm. Mặc dù các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân NOA còn nhiều hạn chế nhưng sự tiến bộ nhanh chóng của các nghiên cứu về tế bào gốc và công nghệ gen có thể mở ra những cơ hội mới cho FP của những bệnh nhân này. Tế bào gốc đa năng (iPSC), các tế bào mầm sinh tinh (SSC) và các ổ tế bào tinh hoàn cũng như các tế bào mô đệm trung mô (hay còn gọi là tế bào tín hiệu, MSCs) đã được nghiên cứu về khả năng sử dụng trong chiến lược FP của nam giới.
Tác giả Gauthier và cộng sự đã tiến hành phân tích các lợi ích và thử thách trên chiến lược FP cho nam giới, tập trung vào vai trò đầy tiềm năng của các tế bào MSC có nguồn gốc từ dây rốn, đặc biệt là tế bào quanh mạch dây rốn người (HUCPVC). Cách tiếp cận như sau: (1) phân lập và nhân rộng các SSC tự thân ex vivo cho việc cấy ghép in vivo hoặc sinh tinh in vitro; (2) Biệt hóa in vitro các tế bào mầm và dòng tế bào sinh dưỡng của tinh hoàn từ các SSC tự thân hoặc các tế bào mầm như iPSC hoặc MSC, và (3) bảo vệ hoặc tái tạo các ổ sinh tinh sau khi gây độc tuyến sinh dục in vivo.
Kết quả phân tích cho thấy hiện nay có nhiều thử nghiệm khôi phục khả năng sinh sản và chức năng tuyến sinh dục dựa trên tế bào gốc và các thành tựu về cấy ghép mô tinh hoàn trữ đông, cấy ghép các tế bào sinh tinh dựa trên các kỹ thuật tạo mô và tái tạo tinh trùng trong ống nghiệm. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp này cần nghiên cứu nhiều hơn. Trong số các nghiên cứu này, việc sử dụng MSC hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả, trong đó việc kết hợp SSC tự thân và các iMSC hoặc MSC toàn năng có thể được chứng minh là tối ưu. Kết quả cũng cho thấy HUCPVC là nguồn tế bào tiềm năng có thể sử dụng rộng rãi trong chiến lược bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới.
Nguồn: Potential use of stem cells for fertility preservation. Gauthier‐Fisher, A., Kauffman, A. and Librach, C.L. (2020). Andrology, 8: 862-878. doi:10.1111/andr.12713
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giấc ngủ và chất lượng tinh trùng ở nam giới điều trị vô sinh: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 03-09-2020
Mối tương quan giữa quầng hạt thô và tiềm năng phát triển của noãn - Ngày đăng: 01-09-2020
Kết quả lâm sàng khi ICSI và chuyển phôi ở noãn có bất thường thể vùi trong bào tương noãn - Ngày đăng: 01-09-2020
Tỷ lệ trẻ sinh sống từ những trường hợp noãn không xuất hiện tiền nhân vào thời điểm kiểm tra thụ tinh - Ngày đăng: 01-09-2020
Ăn hải sản trong thai kì có thể cải thiện khả năng chú ý của trẻ sau này - Ngày đăng: 01-09-2020
Sử dụng rượu bia trong thai kỳ - Ngày đăng: 01-09-2020
Quan hệ tình dục giúp tăng tỷ lệ đậu thai trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm? - Ngày đăng: 01-09-2020
Có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị IVF? - Ngày đăng: 01-09-2020
Những thay đổi và ảnh hưởng quanh thai kỳ của u xơ cơ tử cung - Ngày đăng: 01-09-2020
Pantoprazole: chất ức chế bơm proton, làm suy giảm khả năng di động và dung hợp của tinh trùng người trong in vitro - Ngày đăng: 01-09-2020
Đánh giá virus Sars-Cov-2 trong sữa mẹ - Ngày đăng: 01-09-2020
Sự phát triển nang noãn và vai trò của YAP1 cùng con đường tín hiệu hồi hải mã - Ngày đăng: 01-09-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK