Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 01-09-2020 1:47pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

NHS HỒ THỊ DIỆU - PHÒNG KHÁM NGỌC LAN

U xơ cơ tử cung (UXCTC) là một bệnh phụ khoa thường gặp nhất trên lâm sàng, theo thống kê cho thấy phụ nữ ngoài 30 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh là 50%, trong khi đó phụ nữ ngoài 50 tuổi có tỷ lệ mắc lên đến 70%. Khi có thai, kích thước khối UXCTC thường gia tăng do có sự thay đổi về nội tiết, do đó, trong một số trường hợp, UXCTC có thể gây nên những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Bài viết này sẽ phân tích những thay đổi và triệu chứng của UXCTC theo từng giai đoạn: Tam cá nguyệt II, III; khi chuyển dạ; và giai đoạn sau sinh.

I. Trong Tam cá nguyệt II và Tam cá nguyệt III.
 
a) UXCTC gây đau. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của UXCTC, đặc biệt là đối với khối UXCTC có kích thước lớn. Đôi khi, khối u có thể xoắn, có thể gây các cơn đau quặn bụng đột ngột. Mặt khác, khi không đủ nguồn máu nuôi, khối u chuyển dần sang màu đỏ và thoái hóa. Quá trình này, được gọi là “thoái hóa đỏ”, có thể gây ra những cơn đau bụng trầm trọng. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến sẩy thai. Các thuốc không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) có thể được sử dụng để giảm đau. Nên tránh dùng nhóm Ibuprofen (Advil) làm dịu cơn đau của bạn. Tránh dùng Ibuprofen (Advil) trong giai đoạn thai sớm hoặc 3 tháng cuối thai kỳ vì có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
 
b) Nhau bong non. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy phụ nữ mang thai có UXCTC có tỉ lệ nhau bong non cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Nhau bong non là tình trạng bánh nhau tách khỏi thành tử cung trước chuyển dạ. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng vì em bé sẽ không có đủ Oxy và thai phụ có thể chảy máu âm đạo lượng nhiều, thậm chí có thể shock.
 
c) Sinh non. Sinh non là tình trạng sinh trước 37 tuần. Thai phụ có UXCTC có nguy cơ sinh non cao hơn nhiều nhóm không có UXCTC.
 
II. Khi chuyển dạ
 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng UXCTC tăng tỷ lệ sinh mổ. Điều này có thể lý giải do các khối UXCTC làm rối loạn các cơn gò tử cung. Ngoài ra, vị trí UXCTC ở tiền đạo có thể làm cản trở đường đi xuống của thai, làm chậm tiến trình chuyển dạ. Do vậy, nhóm phụ nữ có UXCTC có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp 6 lần so với những phụ nữ khác. Ngoài ra, ngôi mông cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khác của UXCTC do khối u làm ảnh hưởng đến sự bình chỉnh của ngôi thai.
 
III. Sau khi mang thai
 
Đa phần các khối UXCTC thường nhỏ lại sau sanh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau 3-6 tháng sau sinh, 70% phụ nữ được ghi nhận kích thước khối UXCTC giảm đi hơn 50% so với kích thước khối UXCTC trong thời kỳ mang thai.
 
Tóm lại, UXCTC là một bệnh lý phụ khoa lành tính, tuy nhiên cũng có thể gây nên một số ảnh hưởng lên thai kỳ. Hiểu biết về những thay đổi sinh lý của UXCTC trong thai kỳ giúp các nhà lâm sàng dự phòng, điều trị, cũng như tư vấn cho bệnh nhân, giúp mang lại kết cục thai kỳ tốt hơn.
 
Nguồn: https://www.webmd.com/women/uterine-fibroids/what-if-i-have-uterine-fibroids-while-pregnant?fbclid=IwAR1TVnMMTQkH_dFt6SRz9gWMhhKOcWV-UFVfmBK8aQN6IRLsqHte7j4IGoI#2
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK