Tin tức
on Tuesday 01-09-2020 2:05pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Nguyễn Thị Cẩm Tú – Phòng khám Ngọc Lan
Một nhóm nhà khoa học từ Barcelona ISGlobal (học viện sức khỏe toàn cầu), trung tâm hỗ trợ bởi “la Caixa”, đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ nhiều loại hải sản trong quá trình mang thai và sự chú ý của những đứa trẻ ở độ tuổi tám tuổi (Julvez et al., 2020). Kết quả được công bố trên International Journal of Epidemiology cho thấy việc ăn đồ biển giàu dinh dưỡng trong giai đoạn sớm của thai kỳ liên quan đến khả năng chú ý tốt hơn ở trẻ.
Nghiên cứu bao gồm 1641 cặp mẹ con từ dự án trẻ em và môi trường INMA, một nhóm người Tây Ban Nha nghiên cứu tác động của những chất ô nhiễm trong quá trình mang thai và ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ trẻ. Trong suốt thai kì, những người mẹ đã hoàn thành nhiều bảng câu hỏi về tần suất thực phẩm để đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng của hơn một trăm loại thực phẩm khác nhau, bao gồm nhiều loại hải sản. Dữ liệu về thói quen ăn uống của trẻ cũng được thu thập bằng cách sử dụng những bảng câu hỏi trên, gồm những trẻ ở độ tuổi 5 và 8 tuổi. Lúc 8 tuổi, những đứa trẻ cũng được hoàn thành Attention Network Task (ANT), một bài kiểm tra thần kinh – tâm lý được thiết kế trên máy tính để đánh giá khả năng tập trung. Nghiên cứu được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đó đã phân tích trẻ em ở độ tuổi 5 tuổi. Ăn hải sản trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất của thai kì có hiệu quả tốt hơn trên khả năng chú ý của trẻ so với ăn hải sản ở giai đoạn sau của thai kì hoặc khi trẻ 5 tuổi, thời điểm mà vài quá trình phát triển thần kinh đã hoàn thành.
Sự phát triển não bộ chính diễn ra suốt quá trình mang thai, qua quá trình sinh học phức tạp như là sự hình thành tế bào thần kinh, khớp thần kinh synap và bao myelin. Dinh dưỡng thiết yếu như là axit béo không bão hòa (PUFAs) đóng vai trò cơ bản trong những quá trình này. Docosahexaenoic acid (DHA) và eicosapentaenoic acid (EPA) là các PUFAs omega-3 chính liên quan đến sự phát triển thần kinh và hải sản là nguồn cung cấp chính của hai loại axit trên. Bởi vì các chất dinh dưỡng này tham gia vào sự xác định cấu trúc và chức năng não bào thai, chúng tác động lớn đến sự phát triển tâm thần kinh sau này. Sự chú ý là một hành vi phức tạp mà tất cả trẻ em phải học, vì nó đứng trước các chức năng quan trọng khác như trí nhớ.
Nghiên cứu cũng đánh giá điểm khác nhau giữa các loại cá và hải sản: cá béo, cá nạc, cá ngừ đóng hộp và các loại hải sản có vỏ. Những đứa trẻ mà mẹ chúng ăn chế độ giàu dinh dưỡng với nhiều loại hải sản khác nhau, đạt điểm rất tốt ở bài kiểm tra chú ý, so với những đứa trẻ có mẹ với chế độ chỉ giàu cá béo. Điểm chú ý thấp hơn ghi nhận ở những đứa trẻ có mẹ lựa chọn cá ngừ đóng hộp và hải sản có vỏ.
Vai trò di truyền trong chuyển hóa PUFA là một trong những yếu tố được phân tích trong nghiên cứu. Các phát hiện cho thấy một vài SNPs tạo điều kiện cho chuyển hóa PUFA, do đó góp phần cho kết quả chú ý tốt hơn, trong khi số khác có tác động tiêu cực đến chuyển hóa PUFA. Sự tiêu thụ hải sản cho thấy có một sự tác động bù đắp ở những trẻ có SNPs cản trở chuyển hóa PUFA. Ví dụ những đứa trẻ có kiểu gen rs1260326 CC – có liên quan đến mức PUFA thấp hơn – có số điểm chú ý thấp nếu mẹ chúng không ăn nhiều hải sản trong quá trình mang thai. Nhưng kết quả của chúng được cải thiện nếu mẹ chúng bổ sung nhiều hải sản hơn.
Mặc dù kết quả của nghiên cứu này là đầy hứa hẹn, cũng đã có những nghiên cứu trước đó báo cáo có sự liên quan giữa tiêu dùng cá trong quá trình mang thai và béo phì trẻ em và tăng huyết áp. Cuối cùng, các chuyên gia nhấn mạnh rằng cần thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này để xác định chính xác loài cá nào và số lượng bao nhiêu có thể có lợi ích cho sự phát triển của trẻ.
Tài liệu tham khảo
Julvez J. và cộng sự. (2020). Maternal seafood consumption during pregnancy and child attention outcomes: A cohort study with gene effect modification by PUFA-related genes. International Journal of Epidemiology, 49(2), 559–571. https://doi.org/10.1093/ije/dyz197
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng rượu bia trong thai kỳ - Ngày đăng: 01-09-2020
Quan hệ tình dục giúp tăng tỷ lệ đậu thai trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm? - Ngày đăng: 01-09-2020
Có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị IVF? - Ngày đăng: 01-09-2020
Những thay đổi và ảnh hưởng quanh thai kỳ của u xơ cơ tử cung - Ngày đăng: 01-09-2020
Pantoprazole: chất ức chế bơm proton, làm suy giảm khả năng di động và dung hợp của tinh trùng người trong in vitro - Ngày đăng: 01-09-2020
Đánh giá virus Sars-Cov-2 trong sữa mẹ - Ngày đăng: 01-09-2020
Sự phát triển nang noãn và vai trò của YAP1 cùng con đường tín hiệu hồi hải mã - Ngày đăng: 01-09-2020
Mối liên hệ giữa yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1) và hiện tượng đáp ứng buồng trứng kém trong điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 01-09-2020
Hoạt động của nội tiết thuộc nhóm androgen trên đối tượng bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-08-2020
Tổng quan về mối tương quan giữa độ nén của nội mạc tử cung (giảm độ dày) khi đáp ứng với progesterone và kết quả chuyển phôi trữ lạnh - Ngày đăng: 31-08-2020
Nên chuyển đơn phôi cho những bệnh nhân có nguyên nhân vô sinh nào? - Ngày đăng: 31-08-2020
Đánh giá phân tử không xâm lấn về tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi người - Ngày đăng: 31-08-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK