Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 01-09-2020 2:03pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

NHS Võ Thị Hoàng Phúc – Phòng khám Ngọc Lan

Không có mức sử dụng rượu an toàn nào trong khi mang thai hoặc khi bạn đang mong muốn có con. Bên cạnh đó, cũng không có khoảng thời gian nào là an toàn để uống rượu trong suốt thai kì. Tất cả các loại đồ uống có cồn đều có hại như nhau, bao gồm rượu và bia.

Tại sao rượu nguy hiểm?

Rượu có trong máu mẹ sẽ truyền đến em bé qua dây rốn. Uống rượu khi mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời cho trẻ, những khuyết tật này được gọi Hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders-FASDs). Trẻ em bị FASDs có thể có các đặc điểm và hành vi sau (CDC, 2020a):


 
  • Các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, môi trên mỏng đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ
  • Kích thước đầu nhỏ
  • Chiều cao và trọng lượng thấp hơn trung bình
  • Phối hợp vận động kém
  • Hành vi hiếu động
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, chú ý
  • Trí nhớ kém
  • Gặp khó khăn trong việc học tập ở trường (đặc biệt là môn toán)
  • Chậm nói
  • Khuyết tật về trí tuệ hoặc IQ thấp
  • Kĩ năng suy luận và phán đoán kém
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ và có tật mút tay khi còn bé
  • Gặp vấn đề về thị lực hoặc thính giác
  • Các vấn đề về tim, thận hoặc xương
Vậy thời điểm nào được uống rượu và lượng bao nhiêu là nguy hiểm?

Không có lượng rượu hay thời điểm an toàn để uống trong khi mang thai hoặc khi đang mong con. Rượu có thể gây ra vấn đề cho sự phát triển của em bé trong suốt thai kỳ, cả trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Uống rượu trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể khiến em bé có các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường. Các vấn đề về tăng trưởng và hệ thần kinh trung ương (Ví dụ: nhẹ cân, các vấn đề về hành vi) có thể xảy ra do uống rượu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Não bé đang phát triển trong suốt thai kỳ và có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với rượu bất cứ lúc nào. Nếu một thai phụ uống rượu trong khi mang thai, không bao giờ là quá muộn để dừng lại. Thai phụ càng sớm ngừng uống rượu thì càng tốt cho cả mẹ và bé.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bia rượu khi mang thai (CDC, 2020b)

1.Tôi mới phát hiện ra mình có thai. Bây giờ tôi đã ngừng uống rượu, nhưng tôi đã uống trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, trước khi tôi biết mình có thai. Tôi nên làm gì bây giờ?

Điều quan trọng nhất là bạn đã ngừng uống rượu hoàn toàn sau khi biết có thai, không bao giờ là quá muộn để ngừng uống rượu. Bởi vì sự phát triển não bộ của bé diễn ra trong suốt thai kỳ, bạn càng sớm ngừng uống rượu càng tốt cho bạn và em bé. Nếu bạn uống bất kỳ lượng rượu nào trong khi mang thai, hãy báo với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt và chia sẻ mối lo ngại của bạn và hãy chắc chắn khám thai theo định kỳ.

2.Như thế nào là “uống rượu”? Nếu tôi chỉ uống bia hoặc rượu vang, rượu trái cây thì sao?

Uống bất kỳ loại rượu nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé và gây ra FASD và điều này bao gồm tất cả các loại rượu vang, bia và đồ uống hỗn hợp. Một loại thức uống có cồn tiêu chuẩn được định nghĩa là khoảng 17.74 ml (60 ounces) rượu nguyên chất. Tương đương với 354.88 ml bia, 147.87 ml rượu vang hoặc 44.36 ml rượu mạnh. Một số đồ uống có cồn hỗn hợp hoặc rượu mạch nha có thể chứa nhiều cồn hơn một cốc bia 354.88 ml. Không có loại rượu nào là an toàn.

3. Tôi có thể uống một chút hoặc vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ có thể được uống rượu không?

Không có số lượng sử dụng rượu an toàn trong thai kỳ hoặc khi bạn đang mong con. Cũng không có thời gian an toàn để uống khi bạn mang thai. Rượu có thể gây ra vấn đề cho em bé đang phát triển của bạn trong suốt thai kỳ, bao gồm cả trước khi bạn biết bạn đang mang thai. FASDs có thể phòng ngừa được nếu phụ nữ không uống rượu khi mang thai.

4.Một người cha uống rượu có thể gây hại cho em bé?

Rượu có ảnh hưởng như thế nào đến tinh trùng vẫn đang được nghiên cứu. Dù ảnh hưởng được tìm thấy là gì, chúng cũng không phải là rối loạn nhiễm độc rượu ở thai nhi (FASDs). FASD được gây ra do mẹ sử dụng rượu bia khi mang thai. Tuy nhiên, vai trò của người cha rất quan trọng. Anh ta có thể giúp người phụ nữ tránh uống rượu khi mang thai, có thể khuyến khích cô kiêng rượu bằng cách tránh các tình huống liên quan đến uống rượu hoặc cũng có thể giúp cô bằng cách bản thân tránh uống rượu.

Tóm lại, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng để có con thì không nên sử dụng bất cứ loại đồ uống có cồn nào, dù ít hay nhiều. Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai, nhiều bà mẹ đã tự hại chính đứa con của mình.

Nguồn:
CDC. (2020a, July 1). Alcohol Use in Pregnancy. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/ncbddd/fasd/alcohol-use.html
CDC. (2020b, July 2). Alcohol and Pregnancy Questions and Answers. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/ncbddd/fasd/faqs.html
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK