Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-07-2020 11:05am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
 
Điều trị hiếm muộn là chặng đường chưa bao giờ dễ dàng. Trong đó, việc lựa chọn phôi chuyển tiềm năng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công. Thông thường, phôi sẽ được xếp loại và lựa chọn chuyển hoặc trữ đông theo chất lượng phôi và nội mạc tử cung tuỳ theo tình huống. Bên cạnh phương pháp lựa chọn phôi bằng hình thái thông thường, các thông số động học từ hệ thống nuôi cấy Timelapse và kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) cũng cung cấp thêm nhiều thông tin giúp lựa chọn phôi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật PGT tại Nhật vẫn còn đang tranh cãi nên chưa được cho phép thực hiện. Vì vậy, nhóm tác giả chú trọng phát triển việc sử dụng triệt để các thông số động học từ hệ thống nuôi cấy Timelapse.

Một số nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi ngày 5 có tỉ lệ thành công cao hơn so với phôi ngày 6. Tuy nhiên, sự phát triển sớm hoặc trễ từ giai đoạn sớm (early blastocyst - EB) đến lúc nở rộng hoàn toàn (expanded blastocyst) có phản ánh đến tiềm năng phôi hay không vẫn chưa được làm rõ.

Nghiên cứu được thực hiện tại Đan Mạch nhằm đánh giá mối tương quan giữa thời gian phát triển của phôi từ giai đoạn sớm của phôi nang đến lúc nở rộng hoàn toàn với kết quả điều trị. Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với nhóm bệnh nhân có độ tuổi trung bình 38.2 thực hiện chuyển đơn phôi trữ trong giai đoạn 2013-2017. Dữ liệu được thu thập từ 7283 phôi từ các chu kỳ IVF/ICSI nuôi cấy bằng hệ thống timelapse (EmbryoScope, Danmark). Trong đó, thời gian từ lúc phôi đạt giai đoạn phôi nang đến lúc nở hoàn toàn được ghi nhận và sẽ được tiến hành trữ. 5177 phôi đã được chuyển cho bệnh nhân, các tỉ lệ sống sau rã đông, tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh sống được thu thập.

Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm theo thời gian phôi nở rộng hoàn toàn từ giai đoạn EB: nhóm (I): 0-20 giờ (3083 phôi); nhóm (II): 21-40 giờ (2011 phôi) và nhóm (III): >41 giờ (83 phôi) từ giai đoạn phôi sớm đến lúc nở rộng hoàn toàn.

Kết quả: Tỉ lệ sống sau rã của nhóm (I) cao hơn hẳn so với nhóm (II) và (III) lần lượt là 97,6%; 95% và 92,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỉ lệ thai lâm sàng của nhóm (I) cao hơn nhóm (II) và (III) lần lượt là 58,8%; 42,9% và 14,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm (I) (68,6%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm (II) (62,8%) và nhóm (III) (54,5%).

Như vậy, xét về thông số động học thì phôi có thời gian nở rộng từ giai đoạn phôi sớm (EB) đến nở hoàn toàn càng ngắn thì có tỉ lệ sống, tỉ lệ thai lâm sàng càng cao. Nhóm tác giả đề nghị thời gian nở sớm của phôi nên được cân nhắc bên cạnh các thông số động học khác, những phôi có thời gian nở hoàn toàn sớm nên được cân nhắc ưu tiên sử dụng.
 
Nguồn: Kobayashi, Y., Matsunaga, R., Morita, H., Hasegawa, R., Isobe, K., Miura, M., ... & Ochi, M. (2019). Embryos frozen within a short time of reaching the expanded blastocysts from the early blastocysts have high viability: time-lapse investigation of 5177 blastocysts. Fertility and Sterility112(3), e117.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK