Tin tức
on Tuesday 02-06-2020 8:44am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My
Các bằng chứng mới gần đây cho thấy, mắc COVID-19 có thể dẫn đến thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu (VTE). Tình trạng tăng nồng độ D-dimer ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do vậy, khuyến cáo đánh giá nguy cơ VTE ở tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện.
Hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 trong thai kỳ có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc không có triệu chứng, tương tự như những người không mang thai. Tuy nhiên, những thay đổi hệ thống miễn dịch cơ thể và phản ứng với nhiễm virus cũng có thể làm triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Các báo cáo gần đây đã cảnh báo về tình trạng suy kiệt nhanh chóng của mẹ, rối loạn đông máu và tử vong mẹ ở những phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc COVID-19. Ở phụ nữ mang thai, trạng thái tăng đông sinh lý và tình trạng tăng đông liên quan đến virus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến huyết khối. Việc xác định nhóm nguy cơ là điều quan trọng để chỉ định liệu pháp điều trị dự phòng phù hợp.
Đánh giá nguy cơ VTE cần kết hợp đánh giá các nguy cơ sẵn có kết hợp với điều kiện khởi phát hoặc nguy cơ hiện thời. Tất cả các yếu tố như hạn chế vận động do giảm ra ngoài, do nhập viện hoặc viêm phổi đều có thể là yếu tố liên quan nguy cơ VTE ở phụ nữ mang thai.
Các tổ chức khuyến cáo sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp - LMWH dự phòng trước sinh và sau sinh ở phụ nữ dương tính SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khuyến cáo dành cho một số tình huống như phơi nhiễm SARS-CoV-2 (tiếp xúc gần với trường hợp xác định nhiễm) và / hoặc nghi nhiễm COVID-19 (triệu chứng phù hợp với COVID-19, người đang được theo dõi) vẫn chưa xác định. Một ủy ban chuyên gia quốc gia được Hiệp hội huyết khối và cầm máu Tây Ban Nha xác nhận, đã xây dựng một bộ tiêu chí để quản lý lâm sàng VTE liên quan đến thai kỳ nhằm thích ứng với đại dịch SARS-CoV-2. Nhiễm SARS-CoV-2 được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với VTE, nhưng nó có vai trò trong việc thúc đẩy tình trạng tăng đông. Quan trọng là cần phải cập nhật các yếu tố nguy cơ VTE có thể làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai. Khuyến cáo đề ra:
- Với những trường hợp phơi nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng: đánh giá lại nguy cơ VTE trong thai kỳ và chu sinh, khuyến cáo tự cách ly tại nhà và hướng dẫn bệnh nhân thông tin liên lạc với nhân viên y tế khi xuất hiện triệu chứng.
- Đối với trường hợp nghi mắc COVID-19 có biểu hiện triệu chứng lâm sàng mức độ nhẹ hoặc trung bình: đánh giá lại nguy cơ VTE, mức độ bệnh và theo dõi tại nhà, đánh giá mỗi 48-72 giờ (qua điện thoại). Những thai phụ nhập viện do nghi nhiễm COVID-19 với triệu chứng nặng, hoặc có bất kỳ tai biến sản khoa nào cần được điều trị dự phòng VTE bằng heparin, với liều điều chỉnh tuỳ theo cân nặng trong thời gian nằm viện và sau xuất viện 01 tháng. Do nguy cơ VTE tăng cao trong tam cá nguyệt ba của thai kỳ, cân nhắc kéo dài thời gian điều trị dự phòng đến 6 tuần sau sinh. Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 với biểu hiện lâm sàng nặng cần quản lý như một trường hợp xác định nhiễm.
Lược dịch từ: Prevention of thrombosis in pregnant women with suspected SARS-CoV-2
infection: clinical management algorithm – ISUOG - First published:25 May 2020
https://doi.org/10.1002/uog.22096
Từ khóa: Điều trị dự phòng thuyên tắc mạch ở thai phụ nghi nhiễm sars-cov-2: tiêu chí quản lý trên lâm sàng
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tìm thấy bằng chứng rối loạn tưới máu bánh nhau ở thai phụ mắc Covid-19 - Ngày đăng: 02-06-2020
Tiên đoán chất lượng tinh trùng bằng mạng lưới thần kinh nhân tạo - Ngày đăng: 25-05-2020
Dựa vào thuật toán Deep learning để lựa chọn tinh trùng với tính nguyên vẹn DNA cao - Ngày đăng: 25-05-2020
Trí tuệ nhân tạo tiên đoán trẻ sinh sống không lệch bội từ một hình ảnh phôi nang - Ngày đăng: 25-05-2020
Độ dày nội mạc tử cung – dấu ấn sinh học liên quan đến kết quả thai diễn tiến trên đối tượng vô sinh không rõ nguyên nhân, điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung: một phân tích thứ cấp - Ngày đăng: 22-05-2020
Các vấn đề về tâm lý của phụ nữ có thai sau thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có dấu hiệu sẩy thai: một nghiên cứu so sánh - Ngày đăng: 22-05-2020
Phân tích nhiễm sắc thể của phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử đơn tiền nhân và kết quả chuyển phôi từ các hợp tử đơn tiền nhân - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa tuổi, BMI và chức năng buồng trứng với hình thái và kích thước noãn ở bệnh nhân không PCOS - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh ở chu kì ICSI - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa kích thích buồng trứng với số noãn thu nhận được lên tỉ lệ phôi nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 18-05-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK