Tin tức
on Monday 18-06-2018 8:20am
Danh mục: Tin quốc tế
Thời gian để một phôi bào phân chia thường diễn ra từ 10 đến 12 giờ, đây là khoảng thời gian đủ để phôi bào trải qua quá trình phân chia tế bào chất và sao chép bộ gen tế bào. Chu kỳ tế bào diễn ra trong thời gian cực kỳ ngắn với việc sao chép DNA không hoàn toàn có thể liên quan đến phân chia DNA không đồng đều vào phôi bào, hiện tượng này được gọi là phân chia trực tiếp không đồng đều. Thông qua hệ thống time lapse, phân chia trực tiếp không đồng đều được định nghĩa là sự phân chia đột ngột của một phôi bào thành ba phôi bào trong thời gian ít hơn 5 giờ. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có mối tương quan giữa sự xuất hiện của phôi phân chia trực tiếp không đồng đều (DUC) với khả năng phát triển và tiềm năng làm tổ kém trên động vật và người. Tuy nhiên do cỡ mẫu của các nghiên cứu vẫn còn thấp và thiếu thông tin về kết quả thai lâm sàng cũng như là tình trạng nhiễm sắc thể của phôi DUC, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đã sử dụng hệ thống time lapse để nghiên cứu về mối liên quan giữa phôi DUC với tiềm năng phát triển, kết quả thai lâm sàng và cấu tạo của nhiễm sắc thể nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc lựa chọn phôi.
Đây là nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ 11/2011 đến 6/2014 trên 21261 phôi của 3155 chu kỳ điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Phôi DUC chiếm 26,1% tổng số phôi. Sự xuất hiện của phôi không có mối tương quan với tuổi của bệnh nhân, nguồn noãn hay tinh trùng.
- Ở nhóm phôi có phôi bào đa nhân, sự xuất hiện của phôi DUC rất cao, tỉ lệ cao hơn 2,5 đến 3,1 lần so với nhóm phôi không có phôi bào đa nhân.
- Phôi nang phát triển từ phôi DUC cho tỉ lệ làm tổ thấp hơn so với phôi bình thường (33,3% và 45,2%) nhưng tỉ lệ sinh sống của hai nhóm phôi này tương tự nhau.
- Tỉ lệ phôi nguyên bào bình thường ở phôi DUC sinh thiết vào ngày 3 và ngày 5 tương tự với phôi bình thường tuy nhiên tỉ lệ này giảm ở sinh thiết phôi ngày 6.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự hình thành phôi nang, tiềm năng làm tổ và tỉ lệ phôi bình thường giảm đáng kể ở phôi phân chia trực tiếp không đồng đều. Phôi này không nên chuyển vào ngày 3 nhưng có thể nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang và có thể chuyển cho bệnh nhân.
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Direct Unequal Cleavages: Embryo Developmental Competence, Genetic Constitution and Clinical Outcome. PLOS ONE.10.1371/journal.pone.0166398
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với chất lượng tinh dịch và tính toàn vẹn DNA tinh trùng - Ngày đăng: 18-06-2018
Cải thiện tỉ lệ làm tổ bằng hệ thống time lapse kết hợp đánh giá hình thái phôi - Ngày đăng: 18-06-2018
Chế độ ăn là chìa khoá cho sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ - Ngày đăng: 06-06-2018
Những bữa ăn gia đình có thể tăng cường sức khoẻ thể chất và tâm thần cho trẻ - Ngày đăng: 06-06-2018
Hơn một nửa số trẻ nhũ nhi ở Hoa Kỳ được cho ăn dặm quá sớm - Ngày đăng: 05-06-2018
Chế độ ăn ít carbonhydrate có thể làm tăng tỉ lệ các khiếm khuyết lúc sinh - Ngày đăng: 05-06-2018
Hé lộ những nguy cơ và lợi ích về lâu dài của phương pháp mổ lấy thai - Ngày đăng: 05-06-2018
Nguồn gốc và bản chất của DNA tế bào tự do (cfDNA) trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 04-06-2018
Tác động của thủy tinh hóa lên hoạt động của ti thể và sự cân bằng nội mô của noãn người - Ngày đăng: 04-06-2018
ICSI tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cho kết quả điều trị tốt hơn ở nam giới có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao - Ngày đăng: 04-06-2018
Chuyển phôi tươi ngày 6 có ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai hay không? - Ngày đăng: 23-05-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGS) thông qua DNA tự do của phôi trong môi trường nuôi cấy - Ngày đăng: 28-05-2018
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK