Tin tức
on Tuesday 05-06-2018 4:48pm
Danh mục: Tin quốc tế
Một nghiên cứu mới đây điều tra thời điểm mà trẻ nhũ nhi được cho ăn các loại thức ăn dạng đặc lần đầu tiên đã tìm thấy rằng hơn một nửa số trẻ nhận những sản phẩm không phải là sữa sớm hơn được khuyến cáo.
Liệu các bà mẹ có cho trẻ ăn dặm quá sớm hay không?
Việc cho trẻ nhũ nhi nhập các loại thức ăn bổ sung, hoặc bất kỳ thứ gì ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, quá sớm có thể có nghĩa là trẻ có khả năng bỏ lỡ những chất dinh dưỡng quan trọng từ sữa. Tương tự, nếu những thức ăn bổ sung được cho quá trễ, sẽ có một sự gia tăng nguy cơ các loại dị ứng, thiếu hụt các vi dưỡng chất, và một chế độ ăn nghèo nàn hơn trong suốt giai đoạn trưởng thành. Vì những lý do này, điều quan trọng là các hướng dẫn phải chính xác, cũng như dễ cho phần lớn người dân hiểu và gắn kết. Trong vòng 60 năm vừa qua, các khuyến cáo đã thay đổi một cách rõ rệt. Lấy ví dụ, vào năm 1958, các hướng dẫn được ban hành phát biểu rằng trẻ nên được cho ăn những thực phẩm bổ sung vào tháng thứ 3 của cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, vào những năm 1970, vấn đề này được lùi lại vào tháng thứ 4 của trẻ. Và trong những năm 1990, khoảng thời gian này lại được lùi lại thêm cho tới 6 tháng tuổi, tương tự như các khuyến cáo cho tới ngày nay, theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP). Do những thay đổi bất thường này, dĩ nhiên là không có gì ngạc nhiên khi thiếu sự gắn kết của người dân với các hướng dẫn hiện tại. Một nghiên cứu vừa mới được công bố trên tạp chí “Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics” đào sâu vào các dữ liệu từ Khảo sát Kiểm tra Sức khoẻ Quốc gia và Dinh dưỡng từ năm 2009 đến năm 2014. Các nhà nghiên cứu muốn khám phá xem liệu hướng dẫn 6 tháng hiện tại có đang được gắn kết hay không. Nhóm nghiên cứu được đứng đầu bởi Chloe M. Barrera, của Đơn vị Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất, và Béo phì tại Trung tâm Quốc gia cho Phòng chống Bệnh Mãn tính và Thúc đẩy Sức khoẻ thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) tại Atlanta, GA, Hoa Kỳ.
Tổng cộng, dữ liệu đã được thu thập từ 1482 trẻ tuổi từ 6 đến 36 tháng. Thông tin được tập hợp thông qua các phỏng vấn hộ gia đình: phụ huynh hoặc người bảo hộ được hỏi về độ tuổi mà trẻ đã được cho ăn bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Những thức ăn này bao gồm nước đường, sữa bò và thức ăn cho trẻ em. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng chỉ 32,5% trẻ ở Hoa Kỳ được cho ăn các thức ăn bổ sung tại khoảng mốc thời điểm 6 tháng tuổi. Và, hơn một nửa trẻ nhũ nhi (54,6%) được cho những thức ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi. Khi khảo sát vấn đề này sâu hơn nữa, 16,3% trẻ nhận các thức ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi; 38,3% tại thời điểm 4-5 tháng tuổi; và 12,9% ở thời điểm 7 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Những trẻ không được cho bú sữa mẹ, hoặc những trẻ được cho bú sữa mẹ trong 4 tháng hoặc ít hơn, thường được cho ăn các thức ăn bổ sung sớm hơn 6 tháng tuổi. Mối liên quan này vẫn còn rõ rệt ngay cả khi kiểm soát một số yếu tố, bao gồm giới tính của trẻ, tuổi của bà mẹ, sắc tộc, và hút thuốc lá trong thai kỳ.
Các phát hiện đem lại một cái nhìn nhanh về tình trạng gắn kết với các hướng dẫn hiện tại ở Hoa Kỳ. Những nghiên cứu trước đây tìm thấy rằng 20-40% trẻ được cho các thức ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không sử dụng một mẫu nghiên cứu có tính đại diện quốc gia, và một số nghiên cứu đã cách thời điểm hiện tại cả một thập kỷ, điều này có thể giải thích cho các khác biệt đáng kể ở những phát hiện của các nghiên cứu. Thêm vào đó, những nghiên cứu trước kia không chú ý đến việc cho sử dụng các loại dịch khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức; các nghiên cứu đó chỉ tập trung vào những loại thức ăn đặc. Sự khác biệt này là quan trọng, như các tác giả giải thích: “Thời điểm cho trẻ sử dụng các loại dịch không phải là sữa có ý nghĩa quan trọng và cần được cân nhắc, do việc cho sử dụng sớm các loại dịch không phải là sữa được cho là làm mất đi lượng nhập đầy đủ của những dưỡng chất đến từ sữa mẹ và sữa công thức nhũ nhi, đồng thời làm giảm khoảng thời gian cho con bú sữa mẹ ở những trẻ nhũ nhi được cho bú sữa mẹ”.
Các phát hiện đánh dấu nghiên cứu đầu tiên điều tra câu hỏi này bằng việc sử dụng một hệ thống dữ liệu có tính đại diện cho quốc gia, và kết quả cho thấy vẫn tồn tại một khoảng cách sai lệch đáng lo lắng giữa các hướng dẫn và thực tế. Như các tác giả giải thích: “ Cần có các nỗ lực để hỗ trợ những người chăm sóc, các gia đình và những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm rằng trẻ em ở Hoa Kỳ đang được nhận những khuyến cáo về thời điểm cho ăn dặm”. Lần đầu tiên, Bộ Nông nghiệp cùng Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Hoa Kỳ đang soạn thảo các hướng dẫn chế độ ăn liên bang cho trẻ em dưới 2 tuổi. Barrera cùng các đồng nghiệp hy vọng rằng điều này có thể giúp điều chỉnh lại tình hình này. Họ viết: “Việc thêm trẻ dưới 2 tuổi vào Các hướng dẫn về chế độ ăn cho người Hoa Kỳ từ năm 2020 đến năm 2025 có thể thúc đẩy thông điệp hằng định về thời điểm mà trẻ nên được cho ăn các thức ăn bổ sung”. Hy vọng rằng, khi mà thông điệp trở nên rõ ràng hơn và các hướng dẫn được phổ biến triệt để hơn, khoảng cách giữa khuyến cáo và hiện thực sẽ bị khép lại hoàn toàn.
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
(Nguồn: medicalnewstoday 1/2018)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chế độ ăn ít carbonhydrate có thể làm tăng tỉ lệ các khiếm khuyết lúc sinh - Ngày đăng: 05-06-2018
Hé lộ những nguy cơ và lợi ích về lâu dài của phương pháp mổ lấy thai - Ngày đăng: 05-06-2018
Nguồn gốc và bản chất của DNA tế bào tự do (cfDNA) trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 04-06-2018
Tác động của thủy tinh hóa lên hoạt động của ti thể và sự cân bằng nội mô của noãn người - Ngày đăng: 04-06-2018
ICSI tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cho kết quả điều trị tốt hơn ở nam giới có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao - Ngày đăng: 04-06-2018
Chuyển phôi tươi ngày 6 có ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai hay không? - Ngày đăng: 23-05-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGS) thông qua DNA tự do của phôi trong môi trường nuôi cấy - Ngày đăng: 28-05-2018
Progesterone đặt âm đạo có hiệu quả tương đương khâu cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở phụ nữ đơn thai, tiền căn sinh non và kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 23-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 16-05-2018
Tổn thương DNA tinh trùng tác động xấu đến sự phát triển phôi sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích đột biến của gen TUBB8 ở 9 phụ nữ vô sinh với sự trưởng thành của noãn bị thất bại - Ngày đăng: 16-05-2018
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK