Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 05-06-2018 4:46pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
 

Nghiên cứu mới biểu thị rằng việc tiêu thụ một chế độ ăn ít carbohydrate trong thai kỳ có thể làm tăng tỉ lệ của một số khiếm khuyết lúc sinh nhất định lên khoảng 30%.
 

Một nghiên cứu mới tìm thấy một mối liên quan giữa các chế độ ăn ít carbonhydratevà những khiếm khuyết lúc sinh.
 
Những khiếm khuyết ống thần kinh (neural tube defects – NTDs) là các dị dạng của não, cột sống, và tuỷ sống. Các khiếm khuyết này phát triển trước sinh và bao gồm tật cột sống chẻ đôi, khi đó cột sống không khép lại hoàn toàn, và tật vô não, khi mà phần lớn não và hộp sọ bị thiếu. Những nghiên cứu được tiến hành trong hàng thập kỷ cuối cùng kết luận rằng acid folic có thể làm giảm nguy cơ của trẻ sơ sinh được sinh ra với NTDs. Do folate làm giảm tỉ lệ của NTDs một cách rõ rệt, Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) kết luận rằng tất cả các loại hạt và ngũ cốc nên được làm giàu với 140 microgram acid folic trên mỗi 100 gram sản phẩm từ tháng 1 năm 1998. Ngay khi sự củng cố bắt đầu, các trường hợp của những khiếm khuyết lúc sinh đã giảm xuống. Việc bổ sung thêm acid folic vào thực phẩm giúp ngăn ngừa hơn 1.300 trường hợp NTD mỗi năm tại Hoa Kỳ.
 
Hiện nay, các chế độ ăn ít carbonhydrateđang ngày càng trở nên thông dụng hơn. Theo một nghiên cứu gần đây, điều này có thể làm giảm bớt hiệu quả tốt mà việc củng cố acid folic đã làm được. Việc giới hạn lượng nhập carbohydrate thường đồng nghĩa với việc tránh các sản phẩm thức ăn đã được củng cố với acid folic, ví dụ như bánh mì, ngũ cốc và mì ống. Thật sự, các chế độ ăn ít carbonhydratecó liên quan tới một lượng nhập giảm xuống của một số lượng các vi chất. Các nhà khoa học đến từ Đại học North Carolina (UNC) ở Chapel Hill, Hoa Kỳ, đặt ra giả thiết rằng “những phụ nữ hạn chế nhập carbohydrate có thể có tình trạng folate dưới mức tối ưu và từ đó có thể gia tăng nguy cơ NTD cho thai”. Các kết quả của họ vừa mới được công bố trên tạp chí “Birth Defects Research”. Để kiểm tra giả thiết này, các nhà khoa học lấy dữ liệu từ Nghiên cứu Ngăn ngừa các dị tật lúc sinh Quốc gia, được tiến hành từ năm 1998 đến năm 2011. Nguồn dữ liệu bao gồm 11.285 thai phụ từ Arkansas, California, Georgia, Iowa, Massachusetts, New York, North Carolina, Texas và Utah. Đứng đầu nghiên cứu là TS. Tania Desrosiers, một Giáo sư trợ lý nghiên cứu của khoa Dịch tễ học tại Trường Y khoa Cộng đồng toàn cầu Gillings thuộc UNC. Nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
 
Dân số tham gia nghiên cứu bao gồm 1.740 bà mẹ/sản phụ của trẻ sơ sinh, thai lưu, hoặc chấm dứt thai kỳ với tật vô não hoặc tật cột sống chẻ đôi. Lượng nhập acid folic và carbohydrate trước khi thụ thai được đánh giá bằng việc sử dụng dữ liệu từ bảng câu hỏi. Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời theo dõi sắc tộc, việc tiêu thụ rượu, và giáo dục, cùng với các yếu tố khác.
Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng lượng nhập acid folic ở những phụ nữ với các chế độ ăn ít carbohydrate là ít hơn một nửa so với lượng nhập của những phụ nữ khác. Họ cũng đồng thời gia tăng rõ rệt nguy cơ có một trẻ sơ sinh mắc NTD. Nhìn chung, những phụ nữ có chế độ ăn hạn chế carbohydrate gia tăng đến 30% khả năng có một đứa trẻ mắc NTD so với những phụ nữ không hạn chế lượng nhập carbonhydrate của họ. “Chúng ta đều đã biết rằng chế độ ăn của bà mẹ trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai” – TS. Desrosiers phát biểu. “Điểm mới của nghiên cứu này nằm ở chỗ gợi ý rằng lượng nhập carbohydrate thấp có thể làm tăng nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh lên khoảng 30%. Đây là điều đáng quan tâm do những chế độ ăn ít carbohydrate hiện khá phổ biến”. Mặc dù nhiều phụ nữ sử dụng các thuốc bổ sung acid folic trong thai kỳ, những dạng khiếm khuyết lúc sinh này xuất hiện phổ biến nhất trong những khoảng sớm của thai kỳ. Do hầu như một nửa những thai kỳ ở Hoa Kỳ không được lên kế hoạch trước, nên cho tới thời điểm phát hiện thai kỳ, thường đã quá trễ để ngăn ngừa nhiều trường hợp NTDs. Theo một số các nghiên cứu khác, hơn 20% phụ nữ Hoa Kỳ ở độ tuổi có con có các nồng độ acid folic không đầy đủ.
 
Mặc dù nghiên cứu bao gồm một số lượng lớn những người tham gia, cũng có một số điểm hạn chế nhất định – ví dụ như dựa vào trí nhớ của những người phụ nữ về các loại thức ăn mà họ đã ăn trước khi thụ thai. Đồng thời, họ cũng không thể đo đạc trực tiếp nồng độ acid folic với các xét nghiệm máu. Có một số kết luận khác mà chúng ta có thể rút ra từ các dữ liệu này. Lấy ví dụ, các tác giả đề cập rằng các phát hiện của họ có thể là do sự hạn chế năng lượng liên quan tới những chế độ ăn ít carbonhydrate, hoặc chất lượng toàn bộ của chế độ ăn. Như đã đề cập trước đây, những chế độ ăn ít carbonhydrate cũng đồng thời hạn chế lượng nhập của một loạt các vi chất. Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời đề cập tới một nghiên cứu của California kết luận rằng “những hành vi ăn uống của bà mẹ bao gồm lượng nhập hạn chế thức ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ có thể liên quan tới một nguy cơ gia tăng NTD”. Cũng còn nhiều điều cần phải hiểu hơn về chủ đề này. Cần nhiều thời gian để phát triển một sự hiểu biết rõ những cơ chế có liên quan.

ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

(Nguồn: medicalnewstoday 2/2018)
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK