Tin tức
on Wednesday 06-06-2018 8:29am
Danh mục: Tin quốc tế
Việc tụ tập xung quanh bàn ăn vào thời điểm Giáng sinh và tận hưởng sự sum họp cùng những người yêu thương thật đáng yêu, đúng không? Nhưng việc dùng bữa ăn với gia đình không nên chỉ giới hạn vào mùa lễ hội; một nghiên cứu mới gợi ý rằng việc dùng bữa thường xuyên với gia đình có thể mang lại lợi ích cho sức khoẻ và hạnh phúc của trẻ.
Khoảng thời gian dùng bữa đều đặn với gia đình có thể có lợi cho sức khoẻ thể chất và tâm thần của trẻ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những trẻ thường xuyên dùng bữa với gia đình ở độ tuổi 6 tuổi có những kỹ năng xã hội và tình trạng khoẻ mạnh chung tốt hơn khi trẻ tới 10 tuổi, so sánh với những trẻ hiếm khi dành thời điểm ăn cùng với gia đình. Đồng tác giả của nghiên cứu Linda Pagani, của Université de Montréal ở Canada, cùng các đồng nghiệp vừa mới báo cáo những phát hiện mới của họ trên tạp chí Journal of Developmental & Behavioral Pediatrics.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên gợi ý rằng những bữa ăn đều đặn với gia đình mang lại các lợi ích cho sức khoẻ. Lấy ví dụ, một nghiên cứu công bố vào năm 2011 tìm thấy rằng những trẻ có ít nhất 3 bữa ăn cùng với gia đình mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ thừa cân so với những trẻ có ít hơn 3 bữa ăn gia đình mỗi tuần. Nhưng theo Pagani, những nghiên cứu dạng này có một vài điểm hạn chế. Chính vì vậy, Pagani cùng các đồng nghiệp tiến hành một phân tích cắt dọc về cách mà những bữa ăn gia đình ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tâm thần của trẻ. Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 1492 trẻ tham gia vào Nghiên cứu cắt dọc về sự phát triển trẻ Quebec. Tất cả trẻ được sinh ra từ năm 1997 đến năm 1998, và trẻ được theo dõi như những người tham gia nghiên cứu từ độ tuổi 5 tháng tuổi. Khi trẻ đạt tới 6 tuổi, cha mẹ trẻ báo cáo tần suất họ có những bữa ăn gia đình. Tình trạng khoẻ mạnh chung và sức khoẻ tâm thần của mỗi trẻ cũng đồng thời được đánh giá khi trẻ đạt tới 10 tuổi.
Đồng tác giả của nghiên cứu Marie-Josée Harbec, cũng của Université de Montréal, phát biểu: “Do chúng tôi đã có nhiều thông tin về trẻ trước 6 tuổi – ví dụ như tính khí và các khả năng nhận thức của trẻ, sự giáo dục của bà mẹ trẻ và những đặc điểm tâm sinh lý, cũng như cấu hình và chức năng gia đình trước kia – chúng tôi có thể loại bỏ bất kỳ bệnh lý nào tồn tại từ trước của trẻ hoặc gia đình có thể gây nhiễu kết quả của chúng tôi”. So sánh với những trẻ hiếm khi có các bữa ăn với gia đình ở độ tuổi 6 tuổi, những trẻ có các bữa ăn đều đặn với gia đình có tình trạng khoẻ mạnh chung tốt hơn, một lượng thu nhập các thức uống giải khát thấp hơn, và những kỹ năng xã hội tốt hơn khi trẻ tới 10 tuổi. Pagani giả định rằng sự hiện diện của cha mẹ trẻ tại bàn ăn tối tạo ra một cơ hội cho tương tác xã hội và cơ hội để thảo luận những vấn đề hoặc mối quan tâm xã hội mỗi ngày. “Việc trải nghiệm những dạng tích cực của giao tiếp có thể có khả năng giúp trẻ đạt được những kỹ năng giao tiếp tốt hơn với con người bên ngoài đơn vị gia đình”, cô ấy lưu ý. “Từ quan điểm sức khoẻ cộng đồng, các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng những bữa ăn gia đình có các ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ tâm sinh lý của trẻ” – theo Linda Pagani. Trong xã hội hiện nay, việc dùng những bữa ăn trước màn hình TV hơn là xung quanh bàn ăn với những người yêu thương đã trở thành phổ biến. Nhưng nghiên cứu mới nhất này gợi ý rằng đây có thể là thời điểm để quay trở lại những bữa ăn bên gia đình truyền thống. “Tại một thời điểm khi mà tần suất các bữa ăn gia đình đang ở trên một sự sụt giảm tự nhiên trong dân số”, các tác giả của nghiên cứu kết luận, “đặc điểm môi trường này có thể trở thành một đích nhắm của những can thiệp dựa trên gia đình và có thể được đề cao trong những chiến dịch thông tin với mục đích là tối ưu hoá sự phát triển của trẻ”.
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
(Nguồn: medicalnewstoday 12/2017)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hơn một nửa số trẻ nhũ nhi ở Hoa Kỳ được cho ăn dặm quá sớm - Ngày đăng: 05-06-2018
Chế độ ăn ít carbonhydrate có thể làm tăng tỉ lệ các khiếm khuyết lúc sinh - Ngày đăng: 05-06-2018
Hé lộ những nguy cơ và lợi ích về lâu dài của phương pháp mổ lấy thai - Ngày đăng: 05-06-2018
Nguồn gốc và bản chất của DNA tế bào tự do (cfDNA) trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 04-06-2018
Tác động của thủy tinh hóa lên hoạt động của ti thể và sự cân bằng nội mô của noãn người - Ngày đăng: 04-06-2018
ICSI tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cho kết quả điều trị tốt hơn ở nam giới có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao - Ngày đăng: 04-06-2018
Chuyển phôi tươi ngày 6 có ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai hay không? - Ngày đăng: 23-05-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGS) thông qua DNA tự do của phôi trong môi trường nuôi cấy - Ngày đăng: 28-05-2018
Progesterone đặt âm đạo có hiệu quả tương đương khâu cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở phụ nữ đơn thai, tiền căn sinh non và kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 23-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 16-05-2018
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK