Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, tỷ lệ bị loạn sản phế quản phổi (bronchopulmonary dysplasia - BPD) ở nhóm trẻ này vẫn chưa cải thiện.
Trước đây đã có những bằng chứng ủng hộ việc sử dụng biện pháp giúp thở hỗ trợ áp lực dương liên tục (continuous positive airway pressure - CPAP ) thay vì đặt nội khí quản (NKQ) cho thở máy ở những trẻ cần thông khí hỗ trợ. Tuy nhiên, cần có một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với cỡ mẫu lớn để so sánh hiệu quả của 2 biện pháp hỗ trợ hô hấp nêu trên.
Morley và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, thực hiện ở nhiều nước. Những trẻ được đưa vào nghiên cứu thỏa những tiêu chuẩn:
Tuổi thai từ 25-28 tuần;
Chào đời tại một trong các bệnh viện được chọn để tiến hành nghiên cứu;
Tự thở được vào phút thứ 5 sau khi chào đời;
Có chỉ định thông khí hỗ trợ.
Những trẻ này được phân bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm thở CPAP qua mũi và nhóm được đặt NKQ - thở máy. Những trẻ trong nhóm thở CPAP sau đó có thể được đặt NKQ nếu lâm sàng diễn tiến xấu đi đến một mức độ được qui định trước. Những trẻ trong nhóm thở CPAP cũng không được bơm surfactant trừ khi sau đó trẻ phải được cho đặt NKQ và thở máy.
Ngiên cứu tiến hành xác định tỷ lệ trẻ bị tử vong hoặc bị mắc BPD. Ngoài ra các tác giả còn lượng giá nhiều hậu quả thứ phát, gồm nhu cầu phải được thở oxy vào thời điểm trẻ 28 ngày tuổi và nhu cầu được bơm surfactant.
Nghiên cứu đã thu thập 610 trẻ trong thời gian từ 1999 đến 2006. Hai nhóm được chọn ngẫu nhiên gần như tương đồng với nhau ngoại trừ tỷ lệ trẻ nam cao hơn trong nhóm trẻ đặt NKQ (56% trẻ nam trong nhóm đặt NKQ so với 49% trẻ nam trong nhóm thở CPAP).
Kết quả thu được như sau:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ bị tử vong hoặc mắc BPD giữa 2 nhóm (33,9% trong nhóm thở CPAP so với 38,9% trong nhóm đặt NKQ, tỷ số số chênh là 0,8 với khoảng tin cậy 95% từ 0,58-1,12). Tỷ lệ tử vong cũng tương tự giữa 2 nhóm (6,5% trong nhóm thở CPAP so với 5,9% trong nhóm đặt NKQ). Kết quả vẫn không thay đổi sau khi phân tầng theo tuổi thai để khử nhiễu.
46% trẻ trong nhóm thở CPAP cần được đặt NKQ sau đó.
Tỷ lệ trẻ cần bơm surfactant ở nhóm thở CPAP thấp hơn nhiều so với nhóm đặt NKQ.
Tỷ lệ biến chứng tràn khí màng phổi lần lượt là 9% và 3% ở nhóm thở CPAP và ở nhóm đặt NKQ.
Theo quan điểm của các tác giả, CPAP nên được chọn cho những trẻ sơ sinh nhẹ cân cần hỗ trợ thông khí mà vẫn còn tự thở, mặc dù chưa thể kết luận rằng biện pháp hỗ trợ này sẽ đem lại lợi ích lâm sàng nhiều hơn. Bên cạnh đó, CPAP còn ưu thế ở đặc tính ít xâm lấn hơn và giảm thiểu tỷ lệ di chứng bị BPD.
(Nguồn: N Engl J Med. 2008;358:700-708)
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...