Thuật ngữ dị ứng được Von Perquet nhắc đến năm 1906, để chỉ tình trạng thay đổi của cơ thể do phản ứng với các tác nhân môi trường xung quanh. Bệnh dị ứng hay còn gọi là bệnh dị ứng qua trung gian IgE (kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân khởi phát gây dị ứng) bao gồm suyễn, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng và viêm mũi dị ứng. Trong đó, dị ứng do thức ăn thường gặp nhất và tần suất ngày càng tăng trong vòng 30 năm qua.
Theo Roehr và cộng sự, tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ khoảng 4 đến 5%, nhưng thực chất chỉ khoảng 10% trong số đó được chẩn đoán xác định.
Theo Sampson, sở dĩ trẻ có tỷ lệ dị ứng thức ăn cao hơn người lớn là do màng nhầy bảo vệ cũng như đáp ứng miễn dịch đường tiêu hóa đối với tác nhân thức ăn chưa hoàn chỉnh.
Bất kỳ thức ăn nào cũng có khả năng gây dị ứng. 90% trẻ có phản ứng cấp tính khi bị dị ứng với đậu phộng, trứng, sữa, đậu nành, lúa mì.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở đường tiêu hóa, triệu chứng ở hầu họng thường chỉ thoáng qua và giới hạn. Biểu hiên nặng hơn cả là phản ứng phản vệ. Triệu chứng đường tiêu hóa gồm đau bụng, vọp bẻ, tiêu chảy, nôn ói; triệu chứng đường hô hấp như nặng ngực, ho, khó thở, khò khè và chảy mũi. Triệu chứng toàn thân như phù mạch, đỏ mặt, nổi mề đay, ngứa, choáng váng, hạ huyết áp, sốc, miệng có mùi kim loại và sưng họng.
Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bao gồm:
Test lẩy da:
• Độ nhạy: 85%
• Độ đặc hiệu: 30% - 60%
RAST: có độ nhạy và độ đặc hiệu bằng nhau 50%.
Chẩn đoán phân biệt:
• Hội chứng Carcinoit
• Bệnh Celiac
• Bệnh do Giardia
• Bệnh ruột kích thích
• Thiếu Lactate
• Ngộ độ cá thu Nhật Bản.
Điều trị:
- Chủ yếu là nhận diện và loại bỏ thức ăn nghi ngờ gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn. Đây là cách đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi.
- Tuy nhiên, khi có nhiều thức ăn nghi ngờ gây dị ứng, cần có sự tham vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng.
- Trẻ có phản ứng phản vệ cần tiêm ngay epinephrine khẩn cấp, nếu không đáp ứng thêm diphenhydramine tiêm bắp, corticosteroids đường toàn thân và thuốc ứng chế thụ thể H2.
- Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với thức ăn cần hướng dẫn cách sử dụng bút tiêm epinephrine tại nhà.
Phòng ngừa:
Trẻ có tiền sử gia đình dị ứng cần:
- Cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. trong thời gian cho bú mẹ cần trách các tác nhân dị ứng trong khẩu phần ăn.
- Trì hoãn cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng như:
• 12 tháng: bắt đầu cho uống sữa bò
• 18 đến 24 tháng: ăn các loại đậu như đậu phộng, đậu nành, các loại hạt….
• 3 tuổi: tập ăn đồ hải sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Laurie Barclay, MD, Điều trị dị ứng thức ăn, Medical news, Medscape
Sampson HA, Dị ứng thức ăn, bệnh học miễn dịch và biểu hiện lâm sàng, J Allergy Clin Immunol 1999;103:717–28.
2. Sampson HA: Dị ứng thức ăn. Chẩn đoán và điều trị, J Allergy Clin Immunol 1999;103:981–89.
3. Sicherer SH: chẩn đoán và điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ, Curr Probl Pediatr 2001;31:35–57.
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...