Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 19-07-2012 7:58am
Viết bởi: Administrator

244633

 

Lê Hoàng Anh, Đặng Quang Vinh

 


TỔNG QUAN

Kích thích buồng trứng (KTBT) trong hỗ trợ sinh sản giúp tạo ra nhiều nang trứng hơn, từ đó tăng số trứng chọc hút được trong một chu kỳ điều trị, tăng số phôi tạo thành và số phôi tốt để chuyển, dẫn đến tăng tỷ lệ thụ thai. Tuy nhiên KTBT cũng được cho là có những ảnh hưởng không tốt lên chất lượng noãn, chất lượng phôi và sự chấp nhận của niêm mạc tử cung. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể có một ngưỡng tối ưu cho số lượng các trứng được chọc hút sau khi KTBT. Tại ngưỡng tối ưu này, tỷ lệ hình thành phôi cũng như tỷ lệ thụ thai là cao nhất. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định mối tương quan giữa số lượng noãn chọc hút và tỷ lệ thành công trong 1 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hồi cứu, thống kê và mô tả trên 846 chu kỳ TTTON tại IVF Vạn Hạnh từ tháng 1-2009 đến tháng 12-2010, sử dụng phác đồ dài Down Regulation.

Các bệnh nhân được chia thành 5 nhóm khảo sát dựa trên số noãn chọc hút thu nhận được: (1) nhóm có số trứng chọc hút thu được ≤ 5, (2) nhóm có số trứng chọc hút thu được nằm trong khoảng 6-10, (3) nhóm có số trứng chọc hút thu được nằm trong khoảng 11-15, (4) nhóm có số trứng chọc hút thu được nằm trong khoảng 16-20 và nhóm (5) có số trứng chọc hút thu được > 20.

Các yếu tố đánh giá kết quả: tỷ lệ trứng trưởng thành, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt ngày 2, tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ của phôi.

KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân giữa các nhóm khảo sát

Đặc điểm
bệnh nhân

Nhóm 1

N=158

Nhóm 2

N=250

Nhóm 3

N=214

Nhóm 4

N=148

Nhóm 5

N=76

p

Độ tuổi
trung bình người vợ (năm)

35,93 ± 4,44 a

34,38 ± 4,37 b

32,96 ± 4,30 c

32,25 ± 4,27 c

32,01 ± 3,99 c

<0,05

Tổng liều FSH (IU)

3669 ± 806 a

3231 ± 759 b

2864 ± 876 c

2427 ± 886 d

2356 ± 868 d

<0,05

FSH ngày 3 (IU/ml)

8,06 ± 3,32 a

7,51 ± 2,92 b

6,62 ± 3,16 c

6,27 ± 2,28 c

6,14 ± 1,87 c

<0,05

Bảng 2. Đặc điểm chu kỳ điều trị giữa các nhóm khảo sát

Đặc điểm chu kỳ điều trị

Nhóm 1

N=158

Nhóm 2

N=250

Nhóm 3

N=214

Nhóm 4

N=148

Nhóm 5

N=76

p

Tỷ lệ noãn trưởng thành (%)

87,20 ± 18,64a

84,85 ± 14,47a

83,49 ± 13,30a

83,74 ± 11,68a

84,39 ± 11,82a

0,138

Tỷ lệ noãn thụ tinh (%)

89,88 ± 30,43a

87,12 ± 27,85a

87,22 ± 23,48a

86,84 ± 16,06a

86,75 ± 20,25a

0,795

Tỷ lệ phôi tốt (%)

51,00 ± 41,29a

51,35 ± 32,65a

51,11 ± 29,99a

49,59 ± 25,50a

50,05 ± 25,40a

0,986

Độ dày NMTC (mm)

11,20 ± 2,14a

11,15 ± 2,11a

11,32 ± 2,34a

11,13 ± 2,20a

11,03 ± 1,87a

0,86

Số phôi chuyển

2,23 ± 0,99a

3,57 ± 0,99b

3,75 ± 0,79b

3,73 ± 0,65b

3,63 ± 0,60b

<0,05

Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái a, b, c, d giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất ở nhóm bệnh nhân có số noãn chọc hút từ 16-20.

bd_ket_qua

Biểu đồ1. Kết quả điều trị giữa các nhóm khảo sát

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Fauser B.C., Devroey P., Yen S.S. et al. (1999), Minimal ovarian stimulation for IVF: appraisal of potential benefits and drawbacks, Human Reproduction, Vol.14, No1, 2681-2686.

2. Gaast van der M.H., Eijkemans M.J.C., Net van der J.B., Boer de E.J., Burger C.W., Leeuwen van F.E., Fauser B.C.J.M., Macklon N.S. (2006), Optimum number of oocytes for a successful first IVF treatment cycle, Reproductive BioMedicine Online, Vol.13, No.4, 476-480.

3. Melie, N. A., Adeniyi, O. A., Igbineweka, O. M., Ajayi, R. A. (2003), Predictive value of the number of oocytes retrieved at ultrasound-directed follicular aspiration with regard to fertilization rates and pregnancy outcome in intracytoplasmic sperm injection treatment cycles, Fertility Sterility, Vol.80, No.6, 1376-1369

4. Timeva T., Milachich T., Antonova I., Arabaji T., Shterev A., Omar H.A. (2006), Correlation between number of retrieved oocytes and pregnancy rate after in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm infection, Scientific World Journal. Vol. 21, No.6, 686-690

5. Verberg M.F.G., Eijkemans M.J.C., Macklon N.S., Heijnen E.M.E.W., Baart E.B., Hohmann F.P., Fauser B.C.J.M. and Broekmans F.J. (2009), The clinical significance of the retrieval of a low number of oocytes following mild ovarian stimulation for IVF: a meta-analysis, Human Reproduction Update, Vol.15, No.1, 5–12.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kỹ thuật chuyển phôi - Ngày đăng: 18-10-2011
GnRH antagonist trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-07-2011
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK