Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 18-10-2011 8:01am
Viết bởi: Administrator

embryo-transfer1

 

Phùng Huy Tuân

 


GIỚI THIỆU

Sự thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là kết quả của nhiều quá trình: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, nuôi cấy phôi và chuyển phôi. Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng trong quy trình nhưng có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong TTTON.

CHUẨN BỊ TRƯỚC CHUYỂN PHÔI

Chuẩn bị dụng cụ

Bàn ấm để dụng cụ

Khăn vải vô trùng trải bàn dụng cụ

Khăn lót mông

Mỏ vịt Kelly dài Găng tay

Củ ấu, tampon

Môi trường lau cổ tử cung (flushing) Pozzi (dự phòng)

Bơm tiêm 10ml (dự phòng) Catheter chuyển phôi

Đặc điểm của catheter dùng trong chuyển phôi là không gây tổn thương buồng tử cung. Chúng tôi mô tả 1 loại catheter là Tulip Set (Gynetics - Bỉ). Catheter này gồm 2 phần:

1.    Nòng ngoài (guiding catheter) dài 200mm, đường kính ngoài 2,2mm dùng tạo đường dẫn vào buồng tử cung. Nòng ngoài có thể uốn cong để phù hợp với độ gập của tử cung và thân tử cung.

2.    Nòng trong (loading catheter) dài 265mm, đường kính ngoài 1mm, là một ống mềm dùng để hút phôi.

Đi kèm catheter có 1 nòng kim loại với mục đích đưa vào trong lòng guiding catheter giúp cathere cứng hơn dễ dàng đưa vào buồng tử cung trong trường hợp chuyển phôi khó.

Chuẩn bị nhân sự

  • 01 bác sĩ lâm sàng thực hiện chuyển phôi
  • 02 chuyên viên phôi học: 01 nhân viên kiểm tra và 01 nhân viên thực hiện
  • 01 nữ hộ sinh

ĐẢM BẢO CHUYỂN ĐÚNG PHÔI CỦA BỆNH NHÂN

Việc kiểm tra đối chiếu cần thực hiện thường xuyên, nghiêm ngặt giữa bác sĩ, nữ hộ sinh và chuyên viên phôi học trước khi chuyển phôi cho bệnh nhân để tránh nhầm lẫn.

Nữ hộ sinh kiểm tra tên bệnh nhân khi vào phòng thủ thuật.

Bác sĩ kiểm tra tên bệnh nhân lại và cùng xác nhận với nữ hộ sinh.

Nữ hộ sinh đưa loading catheter cho nhân viên kiểm tra để chuẩn bị hút phôi, đọc lại tên bệnh nhân, báo hiệu lệnh hút phôi và cùng ký xác nhận với nhân viên kiểm tra vào bảng kiểm khi bác sĩ lâm sàng chuẩn bị chuyển phôi,

Nhân viên labo và bác sĩ cùng kiểm tra lại tên bệnh nhân và báo số trứng, số phôi cho bệnh nhân truớc khi thực chuyển phôi.

KỸ THUẬT CHUYỂN PHÔI

Kiểm tra bàn để dụng cụ đảm bảo luôn ở nhiệt độ 370C. Kiểm tra tên bệnh nhân.

Mang găng không bột và trải khăn.

Lau cổ tử cung bằng môi trường, lấy sạch chất nhầy cổ tử cung bằng tampon có tẩm môi trường hoặc sử dụng bơm tiêm 10ml để hút chất nhầy.

Chỉnh nút cố định trên guiding catheter ở vạch số 5, tương ứng với chiều dài từ đầu catheter đến lỗ ngoài cổ tử cung là 5cm.

Uốn cong đầu guiding catheter.

Đưa guiding catheter vào tử cung dưới hướng dẫn của siêu âm ngã bụng. Đầu catheter dừng lại tương ứng với lỗ trong cổ tử cung.

Trong trường hợp khó, có thể sử dụng nòng kim loại hoặc pozzi.

Đưa phần loading catheter (sau khi đã load phôi vào) nhẹ nhàng vào guiding catheter đến vạch đầu tiên (vạch đầu tiên - đầu phần guiding tương ứng với đầu phần loading).

Đẩy phần loading vào trong thêm 1,5-2cm.

Ấn mạnh pittong của bơm tiêm. Giữ yên pittong, lui phần loading.

Rút hết catheter cả phần loading và guiding ra ngoài. Chuyển sang phòng lab để kiểm tra sót phôi.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý NHẰM TỐI ƯU HÓA KỸ THUẬT CHUYỂN PHÔI

Lấy sạch dịch nhầy cổ tử cung

Dịch nhầy cổ tử cung có thể làm sai lệch vị trí đặt phôi trong lòng tử cung hay kéo phôi theo ra ngoài khi rút catheter. Bên cạnh đó, dịch nhầy cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây  nhiễm trùng nội mạc tử cung và phôi. Lấy sạch dịch nhầy cổ tử cung trước chuyển phôi sẽ giúp tăng tỉ lệ thành công.

Vị trí đặt phôi

Đầu catheter nên cách đáy tử cung 5-10mm. Nghiên cứu cho thấy vị trí đặt phôi chạm đáy hoặc cách đáy <5mm sẽ làm giảm tỉ lệ có thai và tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Tránh co thắt tử cung

Thao tác chuyển phôi với sang chấn tối thiểu nhằm tránh những cơn co thắt tử cung ảnh hưởng lên tỉ lệ thành công. Nên tránh tối đa việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như dụng cụ kẹp, nong cổ tử cung. Việc sử dụng các dụng cụ này sẽ làm tăng co thắt tử cung và từ đó làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng. Sử dụng catheter mềm cũng giúp làm giảm cơn co tử cung do ít gây sang chấn. Tránh để đầu cathetere chạm đáy tử cung khi chuyển phôi do sẽ khởi phát những cơn co thắt tử cung từ đáy đến cổ tử cung.

Thời gian phôi ở môi trường ngoài

Thời gian từ lúc hút phôi vào catheter đến khi chuyển vào buồng tử cung càng dài càng làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng. Theo nhiều nghiên cứu, để đạt tỉ lệ thành công tối ưu, thời gian này nên <30 giây. Do đó để hạn chế việc tiếp xúc của phôi với môi trường ngoài, thao tác hút phôi phải nhanh chóng và chỉ thực hiện khi bác sĩ lâm sàng đã đảm bảo đưa được catheter vào buồng tử cung.

Chọn loại catheter phù hợp

Đặc điểm của catheter dùng trong chuyển phôi là không gây tổn thương nội mạc cổ tử cung  và lòng tử cung. Sử dụng catheter mềm tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn khi sử dụng catheter cứng do ít gây tổn thương lên nội mạc tử cung hơn. Tuy nhiên catheter mềm cũng có những khuyết điểm là khó đi qua cổ tử cung hơn, do đó đôi khi phải cần thêm những dụng cụ hỗ trợ khác. Để khắc phục nhược điểm của catheter mềm, hiện nay có một số loại catheter 2 nòng. Nòng ngoài cứng để tạo đường dẫn vào đến lỗ trong của cổ tử cung và nòng trong mềm chứa phôi đưa vào buồng tử cung bằng cách xuyên qua nòng ngoài, do đó loại catheter này dễ dàng đưa vào buồng tử cung hơn và tránh được tổn thương nội mạc tử cung.

KẾT LUẬN

Mục tiêu chính của chuyển phôi là phải đảm bảo phôi được chuyển đúng vị trí trong buồng tử cung với sang thương tối thiểu. Việc thao tác đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỉ lệ thành công trong chu kỳ TTTON.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Garzo VG. Embryo transfer technique. Clin Obstet Gynecol. 2006;49:117–122

2.   Lindsay M, Bradley JV. Optimizing the technique of embryo transfer. Fertil Steril. 2010;94:785–790.

3.   Tomas C, Tikkinen K, Tuomivaaara L, Tapanqinen JS, Martikainen H. The degree of difficulty of embryo transfer is an independent factor for predicting pregnancy. Hum Reprod. 2002;17:2632

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
GnRH antagonist trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-07-2011
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK