Tin chuyên ngành
on Sunday 05-11-2023 9:50pm
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
BS. Nguyễn Thanh Thảo, Bs. Lê Long Hồ
IVFMD - Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Tổng quan
Tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống của bệnh nhân trong những năm gần đây. Tỷ lệ sống 5 năm của trẻ mắc ung thư tăng từ 58% lên 84.7% từ 1970 - 2017. Tuy nhiên, xạ trị và hoá trị ảnh hưởng xấu đến mô buồng trứng, gây giảm dự trữ buồng trứng, suy buồng trứng sớm và vô sinh.
Hiện nay, phương pháp trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) có nhiều ưu điểm bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân ung thư cần điều trị khẩn. Bệnh nhân không cần tiêm hóc-môn kích thích buồng trứng, không trì hoãn thời gian hoá xạ trị. Trẻ em gái chưa dậy thì vẫn có thể thu được noãn. Bệnh nhân cũng không cần cấy ghép lại mô buồng trứng sau khi điều trị ung thư, giảm nguy cơ gieo rắc tế bào ác tính và nguy cơ thải ghép.
Bảo tồn sinh sản bằng trữ noãn hoặc mô buồng trứng nên được thực hiện trước khi hoá xạ trị. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân điều biết đến vấn đề này. Rất ít nghiên cứu về tác động của các thuốc độc tế bào đến tiềm năng của IVM, cũng như tầm quan trọng của thời gian và mức độ tiếp xúc với hoá trị đến khả năng thực hiện IVM.
Nghiên cứu này đánh giá tác động của hoá trị đến kết quả IVM trên trẻ em gái, trẻ vị thành viên và phụ nữ trưởng thành theo từng nhóm tuổi và loại ung thư.
Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đoàn hệ trên bệnh nhân nữ từ 1 đến 39 tuổi được chẩn đoán ung thư cần hoá trị từ năm 2002 đến 2021, nhóm chứng là những bệnh nhân ung thư không phải hoá trị. Các ung thư gồm: lymphoma, leukemia, bệnh máu lành tính cần ghép tuỷ, sarcoma, ung thư vú và các khối u ác tính hệ thần kinh.
Buồng trứng được cắt qua nội soi ổ bụng được bảo quản trong môi trường Leibovitz L – 15. Vỏ buồng trứng được cắt thành những mẫu 5x2x2 mm. Một mẫu làm giải phẫu bệnh, còn lại được trữ đông bằng phương pháp đông lạnh chậm. Các mẫu mô trước khi trữ và môi trường thao tác được quan sát dưới kính hiển vi tìm phức hợp noãn. Các phức hợp noãn này chứa noãn non GV được nuôi cấy IVM. Những noãn trưởng thành (MII) sau nuôi cấy sẽ được trữ đông. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: có và không tiếp xúc hoá trị tại thời điểm cắt mô buồng trứng.
Kết quả
229 bệnh nhân được tiến hành thu thập phức hợp noãn từ mô buồng trứng gồm 57 bệnh nhân đã hoá trị và 172 bệnh nhân không hoá trị. Đa số các ung thư là lymphoma (31,4%), sarcoma (26,6%), carcinoma (13,5%). 192 bệnh nhân (83.8%) thu thập được noãn và 139 bệnh nhân (72.4%) có ít nhất một noãn trưởng thành qua IVM.
Không có sự khác biệt về tuổi tác giữa hai nhóm có và không tiếp xúc hoá trị (19,1 ± 9,1 và 17,7 ± 8,5 tuổi, p= 0,278). Số bệnh nhân thu được ít nhất một noãn, số noãn thu được ở nhóm không tiếp xúc hoá trị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đã tiếp xúc hoá trị. Sau IVM, số bệnh nhân có noãn trưởng thành, số noãn trưởng thành trung bình, tỷ lệ noãn trưởng thành không khác biệt giữa hai nhóm.
Tỷ lệ trưởng thành sau IVM ở nhóm đã dậy thì cao hơn nhóm chưa dậy thì (32,3 ± 0,3% và 19,4 ±0,2%, p = 0,002). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ trưởng thành IVM và loại ung thư.
Thời gian từ lúc kết thúc hoá trị đến khi thực hiện IVM dài hơn ở nhóm thu được noãn so với nhóm không có noãn (33,5 ± 73,1 và 5,7 ± 10,0 tuần; p = 0,006), tương tự với khả năng trưởng thành của noãn thu được (41,2 ± 81,9 và 19,2 ± 53,0 tuần, p = 0,121). Tuy nhiên, không có mối tương quan giữa thời gian kết thúc hoá trị đến IVM và tỉ lệ IVM (p= 0,672).
Loại hoá chất hoá trị không tương quan với tỉ lệ IVM (p= 0,351), khả năng thu được ít nhất một noãn (p= 0,416). Không có sự khác biệt giữa các loại ung thư được khảo sát (p= 0,114).
Bàn luận
Trong cả hai nhóm chưa dậy thì và đã dậy thì, tiếp xúc với hoá trị trước khi trữ đông mô buồng trứng làm giảm số noãn thu được. Khả năng trưởng thành in vitro của các noãn này tương tự với các noãn chưa tiếp xúc hoá trị. Điều này cho thấy các noãn nguyên thuỷ và noãn ở giai đoạn sớm tồn tại sau hóa trị vẫn duy trì được khả năng trưởng thành và chức năng. Chính vì vậy, IVM có thể áp dụng ở các bệnh nhân đã hoá trị.
Nghiên cứu còn cho thấy yếu tố duy nhất liên quan đến tỉ lệ IVM là tuổi của bệnh nhân và tình trạng dậy thì: bệnh nhân nhỏ tuổi, chưa dậy thì có tỉ lệ IVM thành công thấp hơn, tương tự với mô tả trước đây như một biểu diễn “U ngược”: khả năng thực hiện IVM kém ở nhóm bệnh nhân rất trẻ và lớn tuổi.
Số noãn thu được ảnh hưởng bởi thời gian bắt đầu trữ mô buồng trứng sau hoá trị. Thời gian càng dài, số noãn thu được từ mô buồng trứng và môi trường nuôi cấy càng nhiều. Điều này cho thấy khoảng phục hồi của các nang noãn còn sót lại là cần thiết để kích hoạt chức năng của noãn. Ngoài ra, vấn đề an toàn được quan tâm đối với khoảng cách giữa hoá trị và thu nhận noãn. Cần ít nhất 3-6 tháng sau điều trị để tránh thu nhận các noãn đã tiếp xúc hoá trị và mang DNA bị tổn thương. Tuy nhiên, noãn thu nhận gần thời điểm hoá trị được ghi nhận trưởng thành thành noãn MII và có hình thái bình thường.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy tiếp xúc với hoá trị không gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng IVM, trong khi tuổi và tình trạng dậy thì liên quan đến kết quả IVM. Tiếp xúc hoá trị ảnh hưởng số lượng noãn thu được. IVM cần được đánh giá và nghiên cứu về độ an toàn và tính ứng dụng để bảo tồn sinh sản ở tất cả độ tuổi, kể cả những bệnh nhân đã hoá trị.
Nguồn: Karavani G, Vedder K, Gutman-Ido E, Gruda Sussman R, Goldschmidt N, Mordechai-Daniel T, Ben-Meir A, Imbar T. Prior exposure to chemotherapy does not reduce the in vitro maturation potential of oocytes obtained from ovarian cortex in cancer patients. Human Reproduction. 2023 Jul 6:dead142.
IVFMD - Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Tổng quan
Tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống của bệnh nhân trong những năm gần đây. Tỷ lệ sống 5 năm của trẻ mắc ung thư tăng từ 58% lên 84.7% từ 1970 - 2017. Tuy nhiên, xạ trị và hoá trị ảnh hưởng xấu đến mô buồng trứng, gây giảm dự trữ buồng trứng, suy buồng trứng sớm và vô sinh.
Hiện nay, phương pháp trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) có nhiều ưu điểm bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân ung thư cần điều trị khẩn. Bệnh nhân không cần tiêm hóc-môn kích thích buồng trứng, không trì hoãn thời gian hoá xạ trị. Trẻ em gái chưa dậy thì vẫn có thể thu được noãn. Bệnh nhân cũng không cần cấy ghép lại mô buồng trứng sau khi điều trị ung thư, giảm nguy cơ gieo rắc tế bào ác tính và nguy cơ thải ghép.
Bảo tồn sinh sản bằng trữ noãn hoặc mô buồng trứng nên được thực hiện trước khi hoá xạ trị. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân điều biết đến vấn đề này. Rất ít nghiên cứu về tác động của các thuốc độc tế bào đến tiềm năng của IVM, cũng như tầm quan trọng của thời gian và mức độ tiếp xúc với hoá trị đến khả năng thực hiện IVM.
Nghiên cứu này đánh giá tác động của hoá trị đến kết quả IVM trên trẻ em gái, trẻ vị thành viên và phụ nữ trưởng thành theo từng nhóm tuổi và loại ung thư.
Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đoàn hệ trên bệnh nhân nữ từ 1 đến 39 tuổi được chẩn đoán ung thư cần hoá trị từ năm 2002 đến 2021, nhóm chứng là những bệnh nhân ung thư không phải hoá trị. Các ung thư gồm: lymphoma, leukemia, bệnh máu lành tính cần ghép tuỷ, sarcoma, ung thư vú và các khối u ác tính hệ thần kinh.
Buồng trứng được cắt qua nội soi ổ bụng được bảo quản trong môi trường Leibovitz L – 15. Vỏ buồng trứng được cắt thành những mẫu 5x2x2 mm. Một mẫu làm giải phẫu bệnh, còn lại được trữ đông bằng phương pháp đông lạnh chậm. Các mẫu mô trước khi trữ và môi trường thao tác được quan sát dưới kính hiển vi tìm phức hợp noãn. Các phức hợp noãn này chứa noãn non GV được nuôi cấy IVM. Những noãn trưởng thành (MII) sau nuôi cấy sẽ được trữ đông. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: có và không tiếp xúc hoá trị tại thời điểm cắt mô buồng trứng.
Kết quả
229 bệnh nhân được tiến hành thu thập phức hợp noãn từ mô buồng trứng gồm 57 bệnh nhân đã hoá trị và 172 bệnh nhân không hoá trị. Đa số các ung thư là lymphoma (31,4%), sarcoma (26,6%), carcinoma (13,5%). 192 bệnh nhân (83.8%) thu thập được noãn và 139 bệnh nhân (72.4%) có ít nhất một noãn trưởng thành qua IVM.
Không có sự khác biệt về tuổi tác giữa hai nhóm có và không tiếp xúc hoá trị (19,1 ± 9,1 và 17,7 ± 8,5 tuổi, p= 0,278). Số bệnh nhân thu được ít nhất một noãn, số noãn thu được ở nhóm không tiếp xúc hoá trị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đã tiếp xúc hoá trị. Sau IVM, số bệnh nhân có noãn trưởng thành, số noãn trưởng thành trung bình, tỷ lệ noãn trưởng thành không khác biệt giữa hai nhóm.
Tỷ lệ trưởng thành sau IVM ở nhóm đã dậy thì cao hơn nhóm chưa dậy thì (32,3 ± 0,3% và 19,4 ±0,2%, p = 0,002). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ trưởng thành IVM và loại ung thư.
Thời gian từ lúc kết thúc hoá trị đến khi thực hiện IVM dài hơn ở nhóm thu được noãn so với nhóm không có noãn (33,5 ± 73,1 và 5,7 ± 10,0 tuần; p = 0,006), tương tự với khả năng trưởng thành của noãn thu được (41,2 ± 81,9 và 19,2 ± 53,0 tuần, p = 0,121). Tuy nhiên, không có mối tương quan giữa thời gian kết thúc hoá trị đến IVM và tỉ lệ IVM (p= 0,672).
Loại hoá chất hoá trị không tương quan với tỉ lệ IVM (p= 0,351), khả năng thu được ít nhất một noãn (p= 0,416). Không có sự khác biệt giữa các loại ung thư được khảo sát (p= 0,114).
Bàn luận
Trong cả hai nhóm chưa dậy thì và đã dậy thì, tiếp xúc với hoá trị trước khi trữ đông mô buồng trứng làm giảm số noãn thu được. Khả năng trưởng thành in vitro của các noãn này tương tự với các noãn chưa tiếp xúc hoá trị. Điều này cho thấy các noãn nguyên thuỷ và noãn ở giai đoạn sớm tồn tại sau hóa trị vẫn duy trì được khả năng trưởng thành và chức năng. Chính vì vậy, IVM có thể áp dụng ở các bệnh nhân đã hoá trị.
Nghiên cứu còn cho thấy yếu tố duy nhất liên quan đến tỉ lệ IVM là tuổi của bệnh nhân và tình trạng dậy thì: bệnh nhân nhỏ tuổi, chưa dậy thì có tỉ lệ IVM thành công thấp hơn, tương tự với mô tả trước đây như một biểu diễn “U ngược”: khả năng thực hiện IVM kém ở nhóm bệnh nhân rất trẻ và lớn tuổi.
Số noãn thu được ảnh hưởng bởi thời gian bắt đầu trữ mô buồng trứng sau hoá trị. Thời gian càng dài, số noãn thu được từ mô buồng trứng và môi trường nuôi cấy càng nhiều. Điều này cho thấy khoảng phục hồi của các nang noãn còn sót lại là cần thiết để kích hoạt chức năng của noãn. Ngoài ra, vấn đề an toàn được quan tâm đối với khoảng cách giữa hoá trị và thu nhận noãn. Cần ít nhất 3-6 tháng sau điều trị để tránh thu nhận các noãn đã tiếp xúc hoá trị và mang DNA bị tổn thương. Tuy nhiên, noãn thu nhận gần thời điểm hoá trị được ghi nhận trưởng thành thành noãn MII và có hình thái bình thường.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy tiếp xúc với hoá trị không gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng IVM, trong khi tuổi và tình trạng dậy thì liên quan đến kết quả IVM. Tiếp xúc hoá trị ảnh hưởng số lượng noãn thu được. IVM cần được đánh giá và nghiên cứu về độ an toàn và tính ứng dụng để bảo tồn sinh sản ở tất cả độ tuổi, kể cả những bệnh nhân đã hoá trị.
Nguồn: Karavani G, Vedder K, Gutman-Ido E, Gruda Sussman R, Goldschmidt N, Mordechai-Daniel T, Ben-Meir A, Imbar T. Prior exposure to chemotherapy does not reduce the in vitro maturation potential of oocytes obtained from ovarian cortex in cancer patients. Human Reproduction. 2023 Jul 6:dead142.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cập nhật khuyến cáo sử dụng phôi khảm trong thực hành lâm sàng - Ngày đăng: 25-10-2023
Tiếp cận các vấn đề tâm lý ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 25-10-2023
Hiện tượng phôi ngừng phát triển trong nuôi cấy IVF: nguyên nhân và giải pháp - Ngày đăng: 25-10-2023
Sự thay đổi di truyền biểu sinh ở noãn trải qua đông lạnh - Ngày đăng: 25-10-2023
Vai trò của kỹ thuật thay thế ty thể trong công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 25-10-2023
Giá trị lâm sàng sau chuyển phôi chậm ngày 7 - Ngày đăng: 04-10-2023
Tác động của kỹ thuật sinh thiết phôi nang đến kết quả di truyền - Ngày đăng: 04-10-2023
Collapse: yếu tố tiên lượng khả năng phát triển của phôi nang - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh sử dụng phôi có phôi bào thoái hoá sau rã đông - Ngày đăng: 06-08-2023
Cường độ hoạt động thể chất và khả năng sinh sản ở nữ giới - Ngày đăng: 12-07-2023
Xu hướng có con trễ có ảnh hướng đến tâm lý, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự phát triển của trẻ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2023
Cải thiện sự phát triển của phôi nang khi nuôi cấy trong hệ thống tủ time-lapse - Ngày đăng: 10-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK