Tin chuyên ngành
on Sunday 06-08-2023 4:02pm
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Giới thiệu
Hiện nay, đông lạnh phôi là một trong những kỹ thuật phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Kể từ khi ca sinh em bé đầu tiên sử dụng phôi đông lạnh vào năm 1984 được báo cáo, chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer – FET) đã dần trở thành một kỹ thuật hiệu quả trong hai thập kỷ qua và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Về ưu điểm, chuyển phôi đông lạnh mang lại lợi ích trong việc tăng tỉ lệ thai tích luỹ trên mỗi chu kỳ, góp phần giảm nguy cơ đa thai và hội chứng quá kích buồng trứng [1].
Đông lạnh phôi có thể được thực hiện thông qua hai phương pháp: đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Trong đó, phương pháp thuỷ tinh hoá cho kết quả về tỉ lệ sống của phôi sau rã đông, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn, nhờ vậy phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong đông lạnh phôi [1]. Mặc dù được đánh giá là phương pháp tiềm năng, tuy nhiên, đông lạnh phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá vẫn có sự xuất hiện của các dấu hiệu thoái hoá phôi bào sau rã đông. Thoái hoá phôi bào sau rã đông là hiện tượng phôi bào bị ly giải xảy ra sau quá trình đông lạnh và rã đông phôi, nguyên nhân có thể do sự hình thành tinh thể đá, sự thay đổi áp suất thẩm thấu ở các phôi bào [1]. Số lượng phôi bào sống sau rã được xem là một trong những thông số để đánh giá tiềm năng làm tổ của phôi, các phôi bào bị thoái hoá sẽ tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của phôi cũng như ảnh hưởng đến một số quá trình quan trọng diễn ra bên trong phôi bao gồm sự hoạt hoá bộ gen phôi, sự tương tác giữa tế bào – tế bào của phôi. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng các phôi bào bị thoái hoá sẽ tác động bất lợi đến các phôi bào nguyên vẹn còn lại và từ đó ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng [2]. Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng khi chuyển phôi có phôi bào bị thoái hoá còn riêng lẻ và nhiều tranh cãi, các thông số thường được đánh giá bao gồm tỉ lệ thai, tỉ lệ làm tổ và kết quả sơ sinh so với nhóm chuyển phôi có số phôi bào sống nguyên vẹn (phôi sống nguyên).
Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp các báo cáo liên quan đến các kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh sử dụng phôi có phôi bào thoái hoá tại giai đoạn phôi phân chia.
Kết quả lâm sàng
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh – rã đông có phôi bào sống nguyên so với phôi có phôi bào thoái hoá
Kết quả báo cáo từ nghiên cứu thuần tập, đa trung tâm của Wu Yan-Ting và cộng sự năm 2018 thực hiện trên 12105 chu kỳ chia thành 2 nhóm: nhóm có phôi bào bị thoái hoá (n=2259) và nhóm chuyển phôi có phôi sống nguyên (n=9846) cho thấy tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai ở nhóm có phôi bào bị thoái hoá thấp hơn đáng kể so với nhóm phôi sống nguyên. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi thai lâm sàng tương đương giữa hai nhóm. Trong số các trường hợp đa thai (n=4229 trẻ sơ sinh) ghi nhận cân nặng so với tuổi thai của trẻ sơ sinh thuộc nhóm có phôi bào bị thoái hoá nhẹ hơn so với nhóm phôi sống nguyên. Không có mối tương quan nào được tìm thấy khi chuyển phôi có phôi bào bị thoái hoá và sự xuất hiện sau đó của dị tật bẩm sinh hoặc tử vong sơ sinh [2].
Nghiên cứu hồi cứu được báo cáo vào năm 2022 của Guardo đánh giá tác động của việc chuyển phôi ngày 3 sử dụng phôi có phôi bào bị thoái hoá và phôi sống nguyên đối với tỉ lệ trẻ sinh sống và kết quả sơ sinh trong tổng số 2327 phôi với 1953 phôi nhóm A (phôi còn nguyên vẹn sau rã) và nhóm B có 374 (mất ≤ 50% phôi bào sau rã) cho thấy tỉ lệ hCG dương tính và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm phôi sống nguyên so với nhóm phôi có phôi bào bị thoái hoá, tương ứng hCG là 30% và 24,3% (p = 0,028) và tỉ lệ trẻ sinh sống là 13,7% và 9,4% (p = 0,023) trong mỗi chu kỳ rã phôi. Các thông số của trẻ sơ sinh như chiều dài, cân nặng và chu vi vòng đầu khi sinh là tương đương nhau giữa hai nhóm [3].
Năm 2022, nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của Shutian Jiang và cộng sự thực hiện đánh giá tác động của việc chuyển phôi phân chia có phôi bào bị thoái hoá đến thai kỳ và kết quả sơ sinh trong các chu kỳ chuyển phôi đơn lẻ. Tổng cộng có 6287 chu kỳ FET đơn được đưa vào nghiên cứu, trong đó 5873 chu kỳ thuộc nhóm phôi nguyên vẹn và 414 chu kỳ thuộc nhóm có phôi bào bị thoái hoá. Kết quả về tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai sinh hóa, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi của nhóm có phôi bào bị thoái hoá thấp hơn đáng kể so với nhóm phôi nguyên vẹn. Tương ứng tỉ lệ làm tổ ở nhóm phôi nguyên vẹn so với nhóm có phôi bào bị thoái hoá là 31,56% và 21,01% (p<0,001), tỉ lệ thai sinh hoá là 34,97% so với 24,64% (p<0,001), tỉ lệ thai lâm sàng là 30,67% so với 21,01% (p <0,001), tỉ lệ thai diễn tiến tương ứng 25,63% so với 15,70% (p < 0,001), tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 24,92% so với 14,25% (p<0,001) và tỉ lệ trẻ sinh sống trên một thai lâm sàng là 81,23% so với 67,82% (p = 0,003). Hơn nữa, tỉ lệ sẩy thai sớm ở nhóm phôi nguyên vẹn thấp hơn đáng kể so với nhóm có phôi bào bị thoái hoá (16,44% so với 25,29%, p = 0,039). Tuy nhiên, hai nhóm tương đương nhau về tỉ lệ thai ngoài tử cung, tỉ lệ sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và tỉ lệ thai lưu [1].
Kết quả lâm sàng về mối tương quan giữa số lượng phôi bào thoái hoá trên tổng số phôi bào
Nghiên cứu năm 2018 của Wu Yan-Ting và cộng sự cũng đánh giá mối tương quan giữa tỉ lệ thoái hoá phôi bào và kết quả thai sau chu kỳ FET. Các kết quả cho thấy tỉ lệ phôi bào thoái hoá dưới 25% không có sự khác biệt với nhóm phôi sống nguyên về tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi [2].
Báo cáo kết quả nghiên cứu của Wang Yu-jiang và cộng sự năm 2020 đã so sánh ảnh hưởng của số lượng phôi bào trước và sau rã đông đến khả năng làm tổ của phôi. Nhóm tác giả sử dụng các phôi với số phôi bào tương ứng 5, 6, 7 và 8 phôi bào trước đông lạnh và sau rã đông trên 1487 chu kỳ. Kết quả cho thấy tỉ lệ làm tổ và số lượng phôi bào ở phôi có 8-8c (số lượng phôi bào của phôi trước đông lạnh – số lượng phôi bào sống nguyên sau rã đông) cao hơn rõ rệt so với 5-5c và 6-6c (p<0,05). Đối với phôi có chất lượng tốt trước đông lạnh, phôi sau rã đông có 1 đến 3 phôi bào bị thoái hoá không ảnh hưởng đến sự phát triển và tỉ lệ làm tổ. Phôi 8-6c có tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ phát triển (số lượng phôi bào phân chia thêm sau rã sau 16 giờ) cao hơn đáng kể so với phôi có 6-6c (p<0,05). Các kết quả trên cho thấy ở phôi có chất lượng tốt, một số lượng ít phôi bào bị thoái hoá sẽ không làm giảm khả năng phát triển của phôi và tỉ lệ làm tổ sau khi rã đông [4].
Trong phân tích về số lượng phôi bào thoái hoá sau rã đông năm 2022 của Shutian Jiang và cộng sự, nhóm tác giả ghi nhận đối với phôi có 6 phôi bào thì việc thoái hoá 1 phôi bào dẫn đến tỉ lệ thai lâm sàng sẽ giảm xuống bằng 0. Trong khi đó, nếu số phôi bào đông lạnh từ 7-10 phôi bào, sự xuất hiện của 1 phôi bào thoái hoá sẽ làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng dưới 50%. Tuy nhiên, tỉ lệ này gần như tương đương với nhóm phôi nguyên vẹn nếu phôi có 1 phôi bào thoái hoá trong số 8 – 10 phôi bào được đông lạnh. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng ghi nhận tỉ lệ phôi bào thoái hoá dưới 25% số phôi bào đông lạnh vẫn gây bất lợi đến các kết quả lâm sàng [1].
Kết luận
Mặc dù những báo cáo về kết quả lâm sàng khi chuyển phôi có phôi bào thoái hoá so với phôi sống nguyên vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên có thể nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đều ghi nhận chuyển phôi giai đoạn phôi phân chia có phôi bào bị thoái hoá làm giảm tỉ lệ thai, tỉ lệ trẻ sinh sống. Các kết quả lâm sàng về mối tương quan giữa số phôi bào bị thoái hoá trên tổng số phôi bào còn chưa thống nhất, dù vậy nếu phôi có ít phôi bào thì việc thoái hoá phôi bào sau rã đông có thể ảnh hưởng bất lợi đến các kết quả lâm sàng. Ngoài ra, các báo cáo đều thống nhất với ghi nhận không có mối tương quan giữa chuyển phôi có phôi bào thoái hoá đến các kết quả sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
Giới thiệu
Hiện nay, đông lạnh phôi là một trong những kỹ thuật phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Kể từ khi ca sinh em bé đầu tiên sử dụng phôi đông lạnh vào năm 1984 được báo cáo, chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer – FET) đã dần trở thành một kỹ thuật hiệu quả trong hai thập kỷ qua và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Về ưu điểm, chuyển phôi đông lạnh mang lại lợi ích trong việc tăng tỉ lệ thai tích luỹ trên mỗi chu kỳ, góp phần giảm nguy cơ đa thai và hội chứng quá kích buồng trứng [1].
Đông lạnh phôi có thể được thực hiện thông qua hai phương pháp: đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Trong đó, phương pháp thuỷ tinh hoá cho kết quả về tỉ lệ sống của phôi sau rã đông, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn, nhờ vậy phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong đông lạnh phôi [1]. Mặc dù được đánh giá là phương pháp tiềm năng, tuy nhiên, đông lạnh phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá vẫn có sự xuất hiện của các dấu hiệu thoái hoá phôi bào sau rã đông. Thoái hoá phôi bào sau rã đông là hiện tượng phôi bào bị ly giải xảy ra sau quá trình đông lạnh và rã đông phôi, nguyên nhân có thể do sự hình thành tinh thể đá, sự thay đổi áp suất thẩm thấu ở các phôi bào [1]. Số lượng phôi bào sống sau rã được xem là một trong những thông số để đánh giá tiềm năng làm tổ của phôi, các phôi bào bị thoái hoá sẽ tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của phôi cũng như ảnh hưởng đến một số quá trình quan trọng diễn ra bên trong phôi bao gồm sự hoạt hoá bộ gen phôi, sự tương tác giữa tế bào – tế bào của phôi. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng các phôi bào bị thoái hoá sẽ tác động bất lợi đến các phôi bào nguyên vẹn còn lại và từ đó ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng [2]. Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng khi chuyển phôi có phôi bào bị thoái hoá còn riêng lẻ và nhiều tranh cãi, các thông số thường được đánh giá bao gồm tỉ lệ thai, tỉ lệ làm tổ và kết quả sơ sinh so với nhóm chuyển phôi có số phôi bào sống nguyên vẹn (phôi sống nguyên).
Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp các báo cáo liên quan đến các kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh sử dụng phôi có phôi bào thoái hoá tại giai đoạn phôi phân chia.
Kết quả lâm sàng
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh – rã đông có phôi bào sống nguyên so với phôi có phôi bào thoái hoá
Kết quả báo cáo từ nghiên cứu thuần tập, đa trung tâm của Wu Yan-Ting và cộng sự năm 2018 thực hiện trên 12105 chu kỳ chia thành 2 nhóm: nhóm có phôi bào bị thoái hoá (n=2259) và nhóm chuyển phôi có phôi sống nguyên (n=9846) cho thấy tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai ở nhóm có phôi bào bị thoái hoá thấp hơn đáng kể so với nhóm phôi sống nguyên. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi thai lâm sàng tương đương giữa hai nhóm. Trong số các trường hợp đa thai (n=4229 trẻ sơ sinh) ghi nhận cân nặng so với tuổi thai của trẻ sơ sinh thuộc nhóm có phôi bào bị thoái hoá nhẹ hơn so với nhóm phôi sống nguyên. Không có mối tương quan nào được tìm thấy khi chuyển phôi có phôi bào bị thoái hoá và sự xuất hiện sau đó của dị tật bẩm sinh hoặc tử vong sơ sinh [2].
Nghiên cứu hồi cứu được báo cáo vào năm 2022 của Guardo đánh giá tác động của việc chuyển phôi ngày 3 sử dụng phôi có phôi bào bị thoái hoá và phôi sống nguyên đối với tỉ lệ trẻ sinh sống và kết quả sơ sinh trong tổng số 2327 phôi với 1953 phôi nhóm A (phôi còn nguyên vẹn sau rã) và nhóm B có 374 (mất ≤ 50% phôi bào sau rã) cho thấy tỉ lệ hCG dương tính và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm phôi sống nguyên so với nhóm phôi có phôi bào bị thoái hoá, tương ứng hCG là 30% và 24,3% (p = 0,028) và tỉ lệ trẻ sinh sống là 13,7% và 9,4% (p = 0,023) trong mỗi chu kỳ rã phôi. Các thông số của trẻ sơ sinh như chiều dài, cân nặng và chu vi vòng đầu khi sinh là tương đương nhau giữa hai nhóm [3].
Năm 2022, nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của Shutian Jiang và cộng sự thực hiện đánh giá tác động của việc chuyển phôi phân chia có phôi bào bị thoái hoá đến thai kỳ và kết quả sơ sinh trong các chu kỳ chuyển phôi đơn lẻ. Tổng cộng có 6287 chu kỳ FET đơn được đưa vào nghiên cứu, trong đó 5873 chu kỳ thuộc nhóm phôi nguyên vẹn và 414 chu kỳ thuộc nhóm có phôi bào bị thoái hoá. Kết quả về tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai sinh hóa, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi của nhóm có phôi bào bị thoái hoá thấp hơn đáng kể so với nhóm phôi nguyên vẹn. Tương ứng tỉ lệ làm tổ ở nhóm phôi nguyên vẹn so với nhóm có phôi bào bị thoái hoá là 31,56% và 21,01% (p<0,001), tỉ lệ thai sinh hoá là 34,97% so với 24,64% (p<0,001), tỉ lệ thai lâm sàng là 30,67% so với 21,01% (p <0,001), tỉ lệ thai diễn tiến tương ứng 25,63% so với 15,70% (p < 0,001), tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 24,92% so với 14,25% (p<0,001) và tỉ lệ trẻ sinh sống trên một thai lâm sàng là 81,23% so với 67,82% (p = 0,003). Hơn nữa, tỉ lệ sẩy thai sớm ở nhóm phôi nguyên vẹn thấp hơn đáng kể so với nhóm có phôi bào bị thoái hoá (16,44% so với 25,29%, p = 0,039). Tuy nhiên, hai nhóm tương đương nhau về tỉ lệ thai ngoài tử cung, tỉ lệ sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và tỉ lệ thai lưu [1].
Kết quả lâm sàng về mối tương quan giữa số lượng phôi bào thoái hoá trên tổng số phôi bào
Nghiên cứu năm 2018 của Wu Yan-Ting và cộng sự cũng đánh giá mối tương quan giữa tỉ lệ thoái hoá phôi bào và kết quả thai sau chu kỳ FET. Các kết quả cho thấy tỉ lệ phôi bào thoái hoá dưới 25% không có sự khác biệt với nhóm phôi sống nguyên về tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển phôi [2].
Báo cáo kết quả nghiên cứu của Wang Yu-jiang và cộng sự năm 2020 đã so sánh ảnh hưởng của số lượng phôi bào trước và sau rã đông đến khả năng làm tổ của phôi. Nhóm tác giả sử dụng các phôi với số phôi bào tương ứng 5, 6, 7 và 8 phôi bào trước đông lạnh và sau rã đông trên 1487 chu kỳ. Kết quả cho thấy tỉ lệ làm tổ và số lượng phôi bào ở phôi có 8-8c (số lượng phôi bào của phôi trước đông lạnh – số lượng phôi bào sống nguyên sau rã đông) cao hơn rõ rệt so với 5-5c và 6-6c (p<0,05). Đối với phôi có chất lượng tốt trước đông lạnh, phôi sau rã đông có 1 đến 3 phôi bào bị thoái hoá không ảnh hưởng đến sự phát triển và tỉ lệ làm tổ. Phôi 8-6c có tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ phát triển (số lượng phôi bào phân chia thêm sau rã sau 16 giờ) cao hơn đáng kể so với phôi có 6-6c (p<0,05). Các kết quả trên cho thấy ở phôi có chất lượng tốt, một số lượng ít phôi bào bị thoái hoá sẽ không làm giảm khả năng phát triển của phôi và tỉ lệ làm tổ sau khi rã đông [4].
Trong phân tích về số lượng phôi bào thoái hoá sau rã đông năm 2022 của Shutian Jiang và cộng sự, nhóm tác giả ghi nhận đối với phôi có 6 phôi bào thì việc thoái hoá 1 phôi bào dẫn đến tỉ lệ thai lâm sàng sẽ giảm xuống bằng 0. Trong khi đó, nếu số phôi bào đông lạnh từ 7-10 phôi bào, sự xuất hiện của 1 phôi bào thoái hoá sẽ làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng dưới 50%. Tuy nhiên, tỉ lệ này gần như tương đương với nhóm phôi nguyên vẹn nếu phôi có 1 phôi bào thoái hoá trong số 8 – 10 phôi bào được đông lạnh. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng ghi nhận tỉ lệ phôi bào thoái hoá dưới 25% số phôi bào đông lạnh vẫn gây bất lợi đến các kết quả lâm sàng [1].
Kết luận
Mặc dù những báo cáo về kết quả lâm sàng khi chuyển phôi có phôi bào thoái hoá so với phôi sống nguyên vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên có thể nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đều ghi nhận chuyển phôi giai đoạn phôi phân chia có phôi bào bị thoái hoá làm giảm tỉ lệ thai, tỉ lệ trẻ sinh sống. Các kết quả lâm sàng về mối tương quan giữa số phôi bào bị thoái hoá trên tổng số phôi bào còn chưa thống nhất, dù vậy nếu phôi có ít phôi bào thì việc thoái hoá phôi bào sau rã đông có thể ảnh hưởng bất lợi đến các kết quả lâm sàng. Ngoài ra, các báo cáo đều thống nhất với ghi nhận không có mối tương quan giữa chuyển phôi có phôi bào thoái hoá đến các kết quả sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
- Shutian Jiang, Wei Jin, Xinxi Zhao et al. The impact of blastomere loss on pregnancy and neonatal outcomes of vitrified-warmed Day3 embryos in single embryo transfer cycles. Journal of Ovarian Research. 2022; 15(1). 1-11.
- Wu Yan-Ting, Li Cheng, Zhu Yi Min et al. Outcomes of neonates born following transfers of frozen-thawed cleavage-stage embryos with blastomere loss: a prospective, multicenter, cohort study. BMC medicine. 2018; 16(1). 1-13.
- Di Guardo, Federica, A Racca, G Coticchio et al. Impact of cell loss after warming of human vitrified day 3 embryos on obstetric outcome in single frozen embryo transfers. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 2022; 39(9). 2069-2075.
- Wang Yu-jiang, Liu Wen-juan, Fan Lin et al. The impacts of the number of prefreeze and postthaw blastomeres on embryo implantation potential: a systematic analysis. Medicine. 2020; 99(13).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cường độ hoạt động thể chất và khả năng sinh sản ở nữ giới - Ngày đăng: 12-07-2023
Xu hướng có con trễ có ảnh hướng đến tâm lý, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự phát triển của trẻ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2023
Cải thiện sự phát triển của phôi nang khi nuôi cấy trong hệ thống tủ time-lapse - Ngày đăng: 10-07-2023
Tầm ảnh hưởng của kỹ thuật thụ tinh đến kết quả di truyền của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 10-07-2023
Hiệu quả điều trị IVM ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 06-06-2023
Những dấu ấn sinh học trong dịch nang có thể tiên lượng điều trị IVF - Ngày đăng: 06-06-2023
Vai trò của thể cực trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 22-05-2023
Vai trò của chất chống oxy hóa trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 13-03-2023
Cơ chế hình thành và cách đánh giá thể khảm trong phôi IVF - Ngày đăng: 03-02-2023
Ứng dụng tế bào gốc phôi trong y sinh học: tiềm năng và thách thức - Ngày đăng: 16-01-2023
Các vấn đề hiện tại liên quan đến các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ lạnh - Ngày đăng: 16-03-2023
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội - Ngày đăng: 10-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ nhật ngày ...
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 22 tháng 9 năm 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024
Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách dự kiến phát hành đầu tháng 6.2024
FACEBOOK