Tin chuyên ngành
on Wednesday 12-07-2023 8:27am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD Tân Bình, Bệnh viện Mỹ Đức
Hoạt động thể chất bao gồm tất cả các chuyển động của cơ bắp do các nhóm cơ xương tạo ra, dẫn đến sự tăng tiêu hao năng lượng so với trạng thái nghỉ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rèn luyện thể chất được coi là có lợi vì nó làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt khi mang thai, việc tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể cải thiện kết quả sức khỏe thể chất của cả sản phụ và thai nhi. Từ góc độ sức khỏe tâm thần, việc tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện trạng thái trầm cảm và tình trạng lo âu, ở sản phụ và đặc biệt là ở phụ nữ đang phải vật lộn với vấn đề hiếm muộn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của việc tập thể dục với các cường độ khác nhau đối với khả năng sinh sản ở những phụ nữ hiếm muộn. Với thể trạng và đáp ứng mỗi người là khác nhau, cường độ tập luyện nhẹ, vừa hay nặng có thể có những tác động khác nhau đến từng đối tượng khác nhau.
Cường độ tập thể dục có thể được đo bằng các phương pháp khách quan như nhịp tim hoặc sự trao đổi CO2 hoặc các phương pháp chủ quan, như tự đánh giá cảm nhận mệt mỏi. Bài tổng quan cập nhật những nghiên cứu về tác động của hoạt động thể chất đối với 3 nhóm phụ nữ: nhóm chỉ số sức khoẻ bình thường (BMI), nhóm buồng trứng đa năng (Polycystic ovary syndrome – PCOS) và nhóm điều trị hiếm muộn.
Phụ nữ chỉ số BMI bình thường
De Souza và cộng sự (2003) so sánh nhóm vận động viên chạy trung bình 32 km/tuần với nhóm phụ nữ ít vận động hơn trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp[1]. Kết quả cho thấy 50% người chạy bộ thường xuyên có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như rối loạn rụng trứng và giai đoạn hoàng thể ngắn (< 10 ngày) so với nhóm phụ nữ ít vẫn động hơn.
Năm 2009, Gudmundsdottir và cộng sự[2] thực hiện nghiên cứu tiến cứu kiểm tra tác động của tập luyện thể chất cũng có kết luận tương tự, nhóm phụ nữ có cường độ tập luyện cao có nguy cơ vô sinh cao hơn 1,5 lần so với nhóm tập luyện cường độ thấp.
Năm 2015, Williams và cộng sự thực hiện nghiên cứu RCT trên 3 nhóm tập thể dục cường độ cao 5 ngày mỗi tuần và chế độ ăn uống kiểm soát tiêu thụ lượng calo: nhóm giảm 15% calo, nhóm giảm 30% calo và nhóm giảm 60% calo, trong đó nhóm chứng tăng lượng calo nạp vào để đảm bảo chế độ tập luyện không làm giảm lượng calo tiêu thụ[3]. Nghiên cứu theo dõi các thông số về nồng độ hormone và chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 3 tháng. Kết quả, 85% phụ nữ giảm 30% và 60% calo nạp vào có ít nhất một sự thay đổi. Hiện tượng không rụng trứng cũng phổ biến hơn ở nhóm giảm nạp 30% và 60% calo, dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm giảm 15% calo và nhóm chứng có số phụ nữ không rụng trứng thấp hơn. Kết quả cho thấy tác động bất lợi của việc tập thể dục cường độ cao với khả năng sinh sản, việc này có thể khắc phục bằng cách tăng lượng calo nạp vào. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn để xác nhận lại kết luận này.
Như vậy, các nhóm phụ nữ có chỉ số BMI bình thường, nếu muốn tiếp tục duy trì tập luyện cường độ cao nên chú ý tăng lượng calo nạp vào.
Nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome - PCOS)
PCOS là một bệnh lý nội tiết phổ biến liên quan đến kháng insulin, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh không phóng noãn. Đặc trưng của phụ nữ PCOS là hiện tượng không phóng noãn hoặc rối loạn phóng noãn, có các dấu hiệu lâm sàng như dư thừa androgen (ví dụ: rậm lông, mụn trứng cá) và buồng trứng đa nang. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị mà phụ nữ PCOS được hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể. Quá trình điều trị thường bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, thay đổi lối sống, bao gồm giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục. Các can thiệp về lối sống, chủ yếu nhấn mạnh vào việc giảm cân, gần đây đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu giúp tăng gần gấp đôi số ca có trẻ sinh sống ở phụ nữ PCOS.
Năm 2002, nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 116.671 y tá trong độ tuổi 25–42 của Rich-Edwards và các cộng sự [4] cho thấy việc tham gia hoạt động thể chất cường độ mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với hoạt động vừa phải đối với ở nhóm không phóng noãn. Cụ thể, nghiên cứu này phát hiện ra rằng khi xem xét bảng hoạt động thể chất tự báo cáo, mỗi 24 giờ tăng hoạt động thể chất cường độ mạnh có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ vô sinh do rụng trứng, hiệu quả vẫn còn sau khi điều chỉnh theo thống kê đối với BMI. Mặc dù đối tượng nghiên cứu không cụ thể đối với nhóm PCOS, nhưng điều đáng chú ý là PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh do rụng trứng.
Palombà và cộng sự (2008) đồng thuận ý kiến trên, nhóm tác giả cho rằng tập thể dục cải thiệt vượt trội hơn so với chế độ ăn kiêng, đặc biệt trong cải thiện tỉ lệ rụng trứng dù số cân nặng giảm ít hơn[5]. Các nghiên cứu cho thấy, việc tuân thủ chế độ tập luyện thể chất thời gian dài là một yếu tố quan trọng trong cải thiện (>50 giờ) có liên quan đến giảm nồng độ androgen tự do. Điều này cho thấy rèn luyện thể chất thời gian dài là phù hợp để cải thiện tình trạng cường androgen ở nhóm PCOS.
Như vậy, có thể thấy cường độ tập thể chất nhẹ không có nhiều tác động đến nhóm PCOS. Do đó, nhóm PCOS nên được khuyến khích tăng cường tập luyện cường độ cao và trong thời gian dài nhằm cải thiện khả năng có thai.
Hoạt động thể chất và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization – IVF)
Năm 2016, Gaskins và cộng sự[7] thử nghiệm trên 275 bệnh nhân cho thấy hoạt động thể chất không có liên hệ có ý nghĩa đến kết quả IVF. Tương tự, nghiên cứu theo chiều dọc của Soritsa và cộng sự [6] (2020) kết luận cả thời lượng và cường độ tập luyện đều không liên quan đến các kết quả liên quan đến khả năng sinh sản ở nhóm thực hiện IVF. Gần đây, nhóm Zemet và cộng sự thực hiện tiến cứu (2021) trên 50 phụ nữ < 38 tuổi, sau khi chuyển phôi có thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ đến khi thử thai, có đeo vòng tay thông minh nhằm ghi nhận các chỉ số nhịp tim, CO2, O2 và các thông số khác[8]. Kết quả, 30% phụ nữ duy trì tập luyện thể chất có kết quả thai diễn tiến. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm đi bộ nhiều và ít trên kết quả beta hCG và kết quả có thai. Như vậy, việc đi lại sau chuyển phôi không ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Phụ nữ nên tiếp tục các hoạt động thường quy sau khi chuyển phôi.
Nghiên cứu duy nhất quan sát thấy tác động tiêu cực của hoạt động thể chất lên kết quả IVF là của tác giả Morris và cộng sự (2006) [9]. Đây là nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn (2000 cặp vợ chồng); tuy nhiên kết quả còn khá mâu thuẫn. Nhóm nghiên cứu kết luận không có mối liên hệ tuyến tính nào giữa tỉ lệ thành công IVF và việc thực hiện hoạt động thể chất. Nhưng khi nhóm phân loại phụ nữ thành những giờ tập luyện khác nhau, nhóm tập >4 giờ/tuần trong 1-9 năm có chỉ số mang thai thấp hơn đáng kể với nhóm không tập thể dục. Tuy nhiên, nhóm thực hiện tập luyện dài hơn (10-20 năm) lại không có mối liên hệ. Phát hiện trên khá khó giải thích và đặt ra câu hỏi về khả năng vô sinh liệu cần nên đánh giá thêm yếu tố của người chồng.
Như vậy, phần lớn các tài liệu hiện có cho thấy rằng các hoạt động thể chất trước và trong IVF không có tác dụng hoặc tác động cải thiện đáng kể đến kết quả mang thai. Chỉ duy nhất một nghiên cứu của Morris và cộng sự [9] có kết luận hoạt động thể chất ảnh hưởng tiêu cực, nhưng kết quả còn gây tranh cãi. Kết hợp với kết quả từ nghiên cứu được mô tả trong các phần trước, những phát hiện này cho thấy rằng mặc dù tập thể dục cường độ cao có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản vì tác động vào quá trình rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, nhưng tác động tiêu cực của việc tập thể dục cường độ cao không còn rõ ràng khi quá trình rụng trứng được kiểm soát cẩn thận khi kiểm soát thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, những kết quả này gợi ý rằng những phụ nữ năng động ưa hoạt động có thể được khuyên nên tiếp tục các hoạt động bình thường của họ trong các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản.
Cần lưu ý là các nghiên cứu có bản chất quan sát và định nghĩa có thể khác nhau giữa các nghiên cứu về cường độ tập luyện “vừa” và “cao”.
Kết luận
Tuỳ vào từng nhóm đối tượng mà hoạt động thể chất có thể có cải thiện hoặc gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Những phụ nữ có chỉ số BMI bình thường thì việc tập luyện cường độ cao thường xuyên, kèm chế độ ăn cắt giảm calo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhóm không phóng noãn hoặc rối loạn phóng noãn được khuyến khích tăng nạp calo khi tập luyện ở cường độ vừa hoặc cao. Tuy nhiên, ở nhóm phụ nữ thừa cân và béo phì mắc PCOS nên được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất mạnh mẽ; tương tự ở nhóm phụ nữ gầy mắc PCOS. Việc duy trì hoạt động thời gian dài, cường độ cao có kết quả cải thiện đáng kể khả năng sinh sản ở nhóm PCOS. Trong trường hợp người phụ nữ thực hiện điều trị IVF, việc tập thể dục có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, tuỳ vào từng đối tượng mà có thể tiếp tục duy trì chế độ tập luyện trong suốt quá trình điều trị.
Tài liệu tham khảo
Hoạt động thể chất bao gồm tất cả các chuyển động của cơ bắp do các nhóm cơ xương tạo ra, dẫn đến sự tăng tiêu hao năng lượng so với trạng thái nghỉ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rèn luyện thể chất được coi là có lợi vì nó làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt khi mang thai, việc tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể cải thiện kết quả sức khỏe thể chất của cả sản phụ và thai nhi. Từ góc độ sức khỏe tâm thần, việc tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện trạng thái trầm cảm và tình trạng lo âu, ở sản phụ và đặc biệt là ở phụ nữ đang phải vật lộn với vấn đề hiếm muộn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của việc tập thể dục với các cường độ khác nhau đối với khả năng sinh sản ở những phụ nữ hiếm muộn. Với thể trạng và đáp ứng mỗi người là khác nhau, cường độ tập luyện nhẹ, vừa hay nặng có thể có những tác động khác nhau đến từng đối tượng khác nhau.
Cường độ tập thể dục có thể được đo bằng các phương pháp khách quan như nhịp tim hoặc sự trao đổi CO2 hoặc các phương pháp chủ quan, như tự đánh giá cảm nhận mệt mỏi. Bài tổng quan cập nhật những nghiên cứu về tác động của hoạt động thể chất đối với 3 nhóm phụ nữ: nhóm chỉ số sức khoẻ bình thường (BMI), nhóm buồng trứng đa năng (Polycystic ovary syndrome – PCOS) và nhóm điều trị hiếm muộn.
Phụ nữ chỉ số BMI bình thường
De Souza và cộng sự (2003) so sánh nhóm vận động viên chạy trung bình 32 km/tuần với nhóm phụ nữ ít vận động hơn trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp[1]. Kết quả cho thấy 50% người chạy bộ thường xuyên có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như rối loạn rụng trứng và giai đoạn hoàng thể ngắn (< 10 ngày) so với nhóm phụ nữ ít vẫn động hơn.
Năm 2009, Gudmundsdottir và cộng sự[2] thực hiện nghiên cứu tiến cứu kiểm tra tác động của tập luyện thể chất cũng có kết luận tương tự, nhóm phụ nữ có cường độ tập luyện cao có nguy cơ vô sinh cao hơn 1,5 lần so với nhóm tập luyện cường độ thấp.
Năm 2015, Williams và cộng sự thực hiện nghiên cứu RCT trên 3 nhóm tập thể dục cường độ cao 5 ngày mỗi tuần và chế độ ăn uống kiểm soát tiêu thụ lượng calo: nhóm giảm 15% calo, nhóm giảm 30% calo và nhóm giảm 60% calo, trong đó nhóm chứng tăng lượng calo nạp vào để đảm bảo chế độ tập luyện không làm giảm lượng calo tiêu thụ[3]. Nghiên cứu theo dõi các thông số về nồng độ hormone và chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 3 tháng. Kết quả, 85% phụ nữ giảm 30% và 60% calo nạp vào có ít nhất một sự thay đổi. Hiện tượng không rụng trứng cũng phổ biến hơn ở nhóm giảm nạp 30% và 60% calo, dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm giảm 15% calo và nhóm chứng có số phụ nữ không rụng trứng thấp hơn. Kết quả cho thấy tác động bất lợi của việc tập thể dục cường độ cao với khả năng sinh sản, việc này có thể khắc phục bằng cách tăng lượng calo nạp vào. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn để xác nhận lại kết luận này.
Như vậy, các nhóm phụ nữ có chỉ số BMI bình thường, nếu muốn tiếp tục duy trì tập luyện cường độ cao nên chú ý tăng lượng calo nạp vào.
Nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome - PCOS)
PCOS là một bệnh lý nội tiết phổ biến liên quan đến kháng insulin, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh không phóng noãn. Đặc trưng của phụ nữ PCOS là hiện tượng không phóng noãn hoặc rối loạn phóng noãn, có các dấu hiệu lâm sàng như dư thừa androgen (ví dụ: rậm lông, mụn trứng cá) và buồng trứng đa nang. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị mà phụ nữ PCOS được hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể. Quá trình điều trị thường bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, thay đổi lối sống, bao gồm giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục. Các can thiệp về lối sống, chủ yếu nhấn mạnh vào việc giảm cân, gần đây đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu giúp tăng gần gấp đôi số ca có trẻ sinh sống ở phụ nữ PCOS.
Năm 2002, nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 116.671 y tá trong độ tuổi 25–42 của Rich-Edwards và các cộng sự [4] cho thấy việc tham gia hoạt động thể chất cường độ mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với hoạt động vừa phải đối với ở nhóm không phóng noãn. Cụ thể, nghiên cứu này phát hiện ra rằng khi xem xét bảng hoạt động thể chất tự báo cáo, mỗi 24 giờ tăng hoạt động thể chất cường độ mạnh có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ vô sinh do rụng trứng, hiệu quả vẫn còn sau khi điều chỉnh theo thống kê đối với BMI. Mặc dù đối tượng nghiên cứu không cụ thể đối với nhóm PCOS, nhưng điều đáng chú ý là PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh do rụng trứng.
Palombà và cộng sự (2008) đồng thuận ý kiến trên, nhóm tác giả cho rằng tập thể dục cải thiệt vượt trội hơn so với chế độ ăn kiêng, đặc biệt trong cải thiện tỉ lệ rụng trứng dù số cân nặng giảm ít hơn[5]. Các nghiên cứu cho thấy, việc tuân thủ chế độ tập luyện thể chất thời gian dài là một yếu tố quan trọng trong cải thiện (>50 giờ) có liên quan đến giảm nồng độ androgen tự do. Điều này cho thấy rèn luyện thể chất thời gian dài là phù hợp để cải thiện tình trạng cường androgen ở nhóm PCOS.
Như vậy, có thể thấy cường độ tập thể chất nhẹ không có nhiều tác động đến nhóm PCOS. Do đó, nhóm PCOS nên được khuyến khích tăng cường tập luyện cường độ cao và trong thời gian dài nhằm cải thiện khả năng có thai.
Hoạt động thể chất và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization – IVF)
Năm 2016, Gaskins và cộng sự[7] thử nghiệm trên 275 bệnh nhân cho thấy hoạt động thể chất không có liên hệ có ý nghĩa đến kết quả IVF. Tương tự, nghiên cứu theo chiều dọc của Soritsa và cộng sự [6] (2020) kết luận cả thời lượng và cường độ tập luyện đều không liên quan đến các kết quả liên quan đến khả năng sinh sản ở nhóm thực hiện IVF. Gần đây, nhóm Zemet và cộng sự thực hiện tiến cứu (2021) trên 50 phụ nữ < 38 tuổi, sau khi chuyển phôi có thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ đến khi thử thai, có đeo vòng tay thông minh nhằm ghi nhận các chỉ số nhịp tim, CO2, O2 và các thông số khác[8]. Kết quả, 30% phụ nữ duy trì tập luyện thể chất có kết quả thai diễn tiến. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm đi bộ nhiều và ít trên kết quả beta hCG và kết quả có thai. Như vậy, việc đi lại sau chuyển phôi không ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Phụ nữ nên tiếp tục các hoạt động thường quy sau khi chuyển phôi.
Nghiên cứu duy nhất quan sát thấy tác động tiêu cực của hoạt động thể chất lên kết quả IVF là của tác giả Morris và cộng sự (2006) [9]. Đây là nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn (2000 cặp vợ chồng); tuy nhiên kết quả còn khá mâu thuẫn. Nhóm nghiên cứu kết luận không có mối liên hệ tuyến tính nào giữa tỉ lệ thành công IVF và việc thực hiện hoạt động thể chất. Nhưng khi nhóm phân loại phụ nữ thành những giờ tập luyện khác nhau, nhóm tập >4 giờ/tuần trong 1-9 năm có chỉ số mang thai thấp hơn đáng kể với nhóm không tập thể dục. Tuy nhiên, nhóm thực hiện tập luyện dài hơn (10-20 năm) lại không có mối liên hệ. Phát hiện trên khá khó giải thích và đặt ra câu hỏi về khả năng vô sinh liệu cần nên đánh giá thêm yếu tố của người chồng.
Như vậy, phần lớn các tài liệu hiện có cho thấy rằng các hoạt động thể chất trước và trong IVF không có tác dụng hoặc tác động cải thiện đáng kể đến kết quả mang thai. Chỉ duy nhất một nghiên cứu của Morris và cộng sự [9] có kết luận hoạt động thể chất ảnh hưởng tiêu cực, nhưng kết quả còn gây tranh cãi. Kết hợp với kết quả từ nghiên cứu được mô tả trong các phần trước, những phát hiện này cho thấy rằng mặc dù tập thể dục cường độ cao có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản vì tác động vào quá trình rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, nhưng tác động tiêu cực của việc tập thể dục cường độ cao không còn rõ ràng khi quá trình rụng trứng được kiểm soát cẩn thận khi kiểm soát thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, những kết quả này gợi ý rằng những phụ nữ năng động ưa hoạt động có thể được khuyên nên tiếp tục các hoạt động bình thường của họ trong các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản.
Cần lưu ý là các nghiên cứu có bản chất quan sát và định nghĩa có thể khác nhau giữa các nghiên cứu về cường độ tập luyện “vừa” và “cao”.
Kết luận
Tuỳ vào từng nhóm đối tượng mà hoạt động thể chất có thể có cải thiện hoặc gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Những phụ nữ có chỉ số BMI bình thường thì việc tập luyện cường độ cao thường xuyên, kèm chế độ ăn cắt giảm calo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhóm không phóng noãn hoặc rối loạn phóng noãn được khuyến khích tăng nạp calo khi tập luyện ở cường độ vừa hoặc cao. Tuy nhiên, ở nhóm phụ nữ thừa cân và béo phì mắc PCOS nên được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất mạnh mẽ; tương tự ở nhóm phụ nữ gầy mắc PCOS. Việc duy trì hoạt động thời gian dài, cường độ cao có kết quả cải thiện đáng kể khả năng sinh sản ở nhóm PCOS. Trong trường hợp người phụ nữ thực hiện điều trị IVF, việc tập thể dục có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, tuỳ vào từng đối tượng mà có thể tiếp tục duy trì chế độ tập luyện trong suốt quá trình điều trị.
Tài liệu tham khảo
- De Souza MJ, Van Heest J, Demers LM, Lasley BL. Luteal phase deficiency in recreational runners: evidence for a hypometabolic state. J Clin Endocrinol Metab 2003;88:337–46.
- Gudmundsdottir SL, Flanders WD, Augestad LB. Physical activity and fertility in women: the North-Trøndelag Health Study. Hum Reprod 2009;24: 3196–204.
- Williams NI, Leidy HJ, Hill BR, Lieberman JL, Legro RS, De Souza MJ. Magni- tude of daily energy deficit predicts frequency but not severity of menstrual disturbances associated with exercise and caloric restriction. Am J Physiol En- docrinol Metab 2015;308:E29–39.
- Rich-Edwards JW, Spiegelman D, Garland M, Hertzmark E, Hunter DJ, Colditz GA, et al. Physical activity, body mass index, and ovulatory disorder infertility. Epidemiology 2002;13:184–90.
- Palomba S, Giallauria F, Falbo A, Russo T, Oppedisano R, Tolino A, et al. Structured exercise training programme versus hypocaloric hyperproteic diet in obese polycystic ovary syndrome patients with anovulatory infertility: a 24-week pilot study. Hum Reprod 2008;23:642–50.
- So~ritsa D, M€aestu E, Nuut M, M€aestu J, Migueles JH, L€a€anelaid S, et al. Maternal physical activity and sedentary behaviour before and during in vitro fertilization treatment: a longitudinal study exploring the associa- tions with controlled ovarian stimulation and pregnancy outcomes. J Assist Reprod Genet 2020;37:1869–81.
- Gaskins AJ, Williams PL, Keller MG, Souter I, Hauser R, Chavarro JE, et al. Maternal physical and sedentary activities in relation to reproductive out- comes following IVF. Reprod Biomed Online 2016;33:513–21.
- Zemet R, Orvieto R, Watad H, Barzilay E, Zilberberg E, Lebovitz O, Mazaki-Tovi S, Haas J. The association between level of physical activity and pregnancy rate after embryo transfer: a prospective study. Reprod Biomed Online 2021:42:930–937
- Morris SN, Missmer SA, Cramer DW, Powers RD, McShane PM, Hornstein MD. Effects of lifetime exercise on the outcome of in vitro fertiliza- tion. Obstet Gynecol 2006;108:938–45.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xu hướng có con trễ có ảnh hướng đến tâm lý, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự phát triển của trẻ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2023
Cải thiện sự phát triển của phôi nang khi nuôi cấy trong hệ thống tủ time-lapse - Ngày đăng: 10-07-2023
Tầm ảnh hưởng của kỹ thuật thụ tinh đến kết quả di truyền của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 10-07-2023
Hiệu quả điều trị IVM ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 06-06-2023
Những dấu ấn sinh học trong dịch nang có thể tiên lượng điều trị IVF - Ngày đăng: 06-06-2023
Vai trò của thể cực trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 22-05-2023
Vai trò của chất chống oxy hóa trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 13-03-2023
Cơ chế hình thành và cách đánh giá thể khảm trong phôi IVF - Ngày đăng: 03-02-2023
Ứng dụng tế bào gốc phôi trong y sinh học: tiềm năng và thách thức - Ngày đăng: 16-01-2023
Các vấn đề hiện tại liên quan đến các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ lạnh - Ngày đăng: 16-03-2023
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội - Ngày đăng: 10-12-2022
Thời điểm chuyển phôi trữ sớm hay muộn có ảnh hưởng đến khả năng có thai? - Ngày đăng: 10-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK