Tin tức
on Saturday 24-08-2024 7:11am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phạm Bích Vân, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy - IVF Tâm Anh
Sự phát triển của phôi nang bao gồm một chuỗi các sự kiện được phối hợp chặt chẽ trước khi làm tổ. Trong quá trình này, dưới áp lực thủy tĩnh từ phôi nang làm phá vở màng trong suốt (Zona Pellucida – ZP) cho phép phôi thoát ra ngoài để lại màng ZP gần như nguyên vẹn. Sự thành công của thai kỳ phụ thuộc vào khả năng sinh học của phôi trong việc tự thoát màng. Nuôi cấy kéo dài trong điều kiện in-vitro và đông lạnh phôi là nguyên nhân gây ra cứng màng ZP, giảm khả năng phôi làm tổ. Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng (Assisted Hatching – AH) được giới thiệu nhằm cải thiện khả năng làm tổ trong các điều trị hỗ trợ sinh sản. Hiện nay hỗ trợ thoát màng bằng laser là phổ biến nhất, phương pháp này có thể được thực hiện vào ngày 3 hoặc ngày 5 ở phôi tươi hoặc phôi đông lạnh và ở nhóm bệnh nhân có tuổi mẹ cao hoặc nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần. Mặc dù phương pháp AH được sử dụng khá phổ biến nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu. Sự khác biệt về thời gian và phương pháp AH có thể dẫn đến hiệu quả khác nhau trong quá trình làm tổ. Do đó nhóm tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial – RCT ) tại nhiều trung tâm nhằm đánh giá hiệu quả của AH bằng laser trên các phôi nang đông lạnh về kết quả tỉ lệ trẻ sinh sống .
Phương pháp:
Bệnh nhân thực hiện chuyển phôi nang đông lạnh tại các trung tâm ở Milan từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2021. Có 698 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhận và được chọn ngẫu nhiên để phân thành hai nhóm: 352 bệnh nhân được phân vào nhóm AH bằng phương pháp laser và 346 bệnh nhân được chọn vào nhóm đối chứng.
Kết quả:
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sinh sống giữa hai nhóm trữ/rã phôi nang có thực hiện AH và không thực hiện AH (29,8% so với 29,2%, P=0,87).
Ngoài ra cũng không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm có thực hiện AH và nhóm đối chứng về tỉ lệ thai lâm sàng (37% so với 36%, P=0,94), tỉ lệ đa thai (1% so với 3%, P=0,21) và tỉ lệ sảy thai (17% so với 17%, P=1) .
Nghiên cứu cho thấy AH cũng không cải thiện ở các đặc điểm khác nhau của bệnh nhân như tuổi của người mẹ, chỉ định điều trị IVF, phương pháp thụ tinh, chất lượng phôi nang để xem xét liệu việc hỗ trợ thoát màng có lợi ích trong những tình huống cụ thể không. Kết quả cho thấy rằng không có yếu tố phụ nào được hưởng lợi từ AH.
Bàn luận:
Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc áp dụng hỗ trợ thoát màng bằng laser trên các phôi nang đông lạnh không làm tăng tỉ lệ sinh sống. Ba nghiên cứu RCT trước đây: Debrock và cộng sự (2011), Wan và cộng sự (2014), Curfs và cộng sự (2023) đã cho kết quả khác nhau về hiệu quả của AH bằng laser trong các chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh, tuy nhiên kết quả từ 3 nghiên cứu này không thể áp dụng chung cho toàn bộ phôi nang đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Một nghiên cứu hồi cứu của Endo và cộng sự (2021) cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống tăng cao khi thực hiện AH phôi nang đông lạnh. Gần đây, một nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn của Yin và cộng sự (2022) cũng ghi nhận sự gia tăng tỉ lệ sinh sống. Sự khác biệt giữa các kết quả như vậy có thể là do sự khác nhau trong phương pháp nghiên cứu.
Kết luận:
Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy AH bằng laser trên phôi nang đông lạnh không có hiệu quả rõ ràng trong việc cải thiện tỉ lệ sinh sống và cần có thêm nghiên cứu để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng.
Nguồn: Alteri A, Reschini M, Guarneri C, Bandini V, Bertapelle G, Pinna M, Rabellotti E, Ferrari S, Papaleo E, Paffoni A, Viganò P, Somigliana E. The effect of laser-assisted hatching on vitrified/warmed blastocysts: the ALADDIN randomized controlled trial. Fertil Steril. 2024 Jul;122(1):106-113. doi: 10.1016/j.fertnstert.2024.02.010. Epub 2024 Feb 9. PMID: 38342371.
Sự phát triển của phôi nang bao gồm một chuỗi các sự kiện được phối hợp chặt chẽ trước khi làm tổ. Trong quá trình này, dưới áp lực thủy tĩnh từ phôi nang làm phá vở màng trong suốt (Zona Pellucida – ZP) cho phép phôi thoát ra ngoài để lại màng ZP gần như nguyên vẹn. Sự thành công của thai kỳ phụ thuộc vào khả năng sinh học của phôi trong việc tự thoát màng. Nuôi cấy kéo dài trong điều kiện in-vitro và đông lạnh phôi là nguyên nhân gây ra cứng màng ZP, giảm khả năng phôi làm tổ. Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng (Assisted Hatching – AH) được giới thiệu nhằm cải thiện khả năng làm tổ trong các điều trị hỗ trợ sinh sản. Hiện nay hỗ trợ thoát màng bằng laser là phổ biến nhất, phương pháp này có thể được thực hiện vào ngày 3 hoặc ngày 5 ở phôi tươi hoặc phôi đông lạnh và ở nhóm bệnh nhân có tuổi mẹ cao hoặc nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần. Mặc dù phương pháp AH được sử dụng khá phổ biến nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu. Sự khác biệt về thời gian và phương pháp AH có thể dẫn đến hiệu quả khác nhau trong quá trình làm tổ. Do đó nhóm tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial – RCT ) tại nhiều trung tâm nhằm đánh giá hiệu quả của AH bằng laser trên các phôi nang đông lạnh về kết quả tỉ lệ trẻ sinh sống .
Phương pháp:
Bệnh nhân thực hiện chuyển phôi nang đông lạnh tại các trung tâm ở Milan từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2021. Có 698 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhận và được chọn ngẫu nhiên để phân thành hai nhóm: 352 bệnh nhân được phân vào nhóm AH bằng phương pháp laser và 346 bệnh nhân được chọn vào nhóm đối chứng.
Kết quả:
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sinh sống giữa hai nhóm trữ/rã phôi nang có thực hiện AH và không thực hiện AH (29,8% so với 29,2%, P=0,87).
Ngoài ra cũng không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm có thực hiện AH và nhóm đối chứng về tỉ lệ thai lâm sàng (37% so với 36%, P=0,94), tỉ lệ đa thai (1% so với 3%, P=0,21) và tỉ lệ sảy thai (17% so với 17%, P=1) .
Nghiên cứu cho thấy AH cũng không cải thiện ở các đặc điểm khác nhau của bệnh nhân như tuổi của người mẹ, chỉ định điều trị IVF, phương pháp thụ tinh, chất lượng phôi nang để xem xét liệu việc hỗ trợ thoát màng có lợi ích trong những tình huống cụ thể không. Kết quả cho thấy rằng không có yếu tố phụ nào được hưởng lợi từ AH.
Bàn luận:
Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc áp dụng hỗ trợ thoát màng bằng laser trên các phôi nang đông lạnh không làm tăng tỉ lệ sinh sống. Ba nghiên cứu RCT trước đây: Debrock và cộng sự (2011), Wan và cộng sự (2014), Curfs và cộng sự (2023) đã cho kết quả khác nhau về hiệu quả của AH bằng laser trong các chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh, tuy nhiên kết quả từ 3 nghiên cứu này không thể áp dụng chung cho toàn bộ phôi nang đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Một nghiên cứu hồi cứu của Endo và cộng sự (2021) cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống tăng cao khi thực hiện AH phôi nang đông lạnh. Gần đây, một nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn của Yin và cộng sự (2022) cũng ghi nhận sự gia tăng tỉ lệ sinh sống. Sự khác biệt giữa các kết quả như vậy có thể là do sự khác nhau trong phương pháp nghiên cứu.
Kết luận:
Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy AH bằng laser trên phôi nang đông lạnh không có hiệu quả rõ ràng trong việc cải thiện tỉ lệ sinh sống và cần có thêm nghiên cứu để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng.
Nguồn: Alteri A, Reschini M, Guarneri C, Bandini V, Bertapelle G, Pinna M, Rabellotti E, Ferrari S, Papaleo E, Paffoni A, Viganò P, Somigliana E. The effect of laser-assisted hatching on vitrified/warmed blastocysts: the ALADDIN randomized controlled trial. Fertil Steril. 2024 Jul;122(1):106-113. doi: 10.1016/j.fertnstert.2024.02.010. Epub 2024 Feb 9. PMID: 38342371.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiểu đường ở nam giới và vô sinh – cơ chế đề nghị và giải pháp - Ngày đăng: 24-08-2024
Tối ưu chiến lược chuyển phôi trữ ở nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần khi không có phôi nang trữ: rã đông phôi ngày 3 và nuôi cấy đến phôi nang ngày 5 - Ngày đăng: 22-08-2024
So sánh kết quả mang thai giữa chuyển phôi dâu ngày 4 và phôi nang ngày 5: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 22-08-2024
Kết quả mang thai của chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia và phôi nang: một nghiên cứu hồi cứu cắt ngang - Ngày đăng: 22-08-2024
Ảnh hưởng của tốc độ phát triển và chất lượng phôi nang đến trọng lượng trẻ sơ sinh trong chu kỳ chuyển đơn phôi nang đông lạnh sau rã đông - Ngày đăng: 22-08-2024
Kết quả và ảnh hưởng của PGT-M ở phụ nữ mắc hội chứng ung thư di truyền liên quan đến hormone - Ngày đăng: 20-08-2024
Hội nghị Vô sinh và Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản lần thứ 11 - Ngày đăng: 20-08-2024
Giá trị tiên lượng lâm sàng của biến thể số bản sao (CNV) DNA tự do trong môi trường nuôi cấy – nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 16-08-2024
miRNA trong tinh dịch và nước tiểu của bệnh nhân vô tinh không do tắc có thể là biomaker tiềm năng để tiên lượng sự hiện diện của tinh trùng và tế bào sinh tinh trong tinh hoàn - Ngày đăng: 16-08-2024
Sự khác biệt cytokine nội mạc tử cung ở những bệnh nhân có và không có lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 16-08-2024
So sánh kết quả lâm sàng và kết quả chu sinh giữa chu kỳ tự nhiên và liệu pháp thay thế hormone của chuyển phôi đông lạnh ở bệnh nhân có kinh nguyệt đều: một phân tích so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 16-08-2024
Tác động của gen Tcte1 trong chuỗi truyền năng lượng và quá trình sinh tinh ở nam giới - Ngày đăng: 15-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK