Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 02-06-2021 6:43pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương

Trong những năm gần đây, công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology - ART) đã được thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới và đã hỗ trợ rất nhiều cho các bệnh nhân hiếm muộn. Trong điều trị ART, việc lựa chọn những phôi tốt (phôi có khả năng thụ thai thành công cao) là rất quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị và giảm căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân. Ngày nay hệ thống phân loại Gardner, dựa trên độ nở rộng của phôi nang cũng như chất lượng ICM và TE, được sử dụng rộng rãi để lựa chọn phôi trong ART. Tuy nhiên, kiểu đánh giá phôi dựa trên hình ảnh này có thể mang tính chủ quan cao. Ngoài ra, sự phát triển động của phôi nang không thể được xác định bằng cách sử dụng hình ảnh tĩnh. Một báo cáo trước đây cho thấy rằng việc đo lường chỉ số động – tốc độ nở rộng của phôi nang sau khi rã đông là hữu ích cho việc lựa chọn phôi. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hệ thống nuôi cấy Time-lapse (time-lapse cinematography - TLC) đã cho phép phân tích động học chi tiết hơn về quá trình phát triển của phôi giai đoạn đầu. Đối với phôi rã đông thì hình thái học trong giai đoạn phôi nang sau rã đông bao gồm sự co lại – “collapse” và tốc độ tái nở rộng – “re-expansion” được cho là đáng quan tâm. Các phôi nang có biểu hiện collapse có liên quan đến việc giảm tỷ lệ có thai trong ART, mặc dù điều này còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó, cơ chế hình thành của các hình thái học này chưa được hiểu rõ, gây khó khăn cho việc giải thích các trạng thái của phôi nang và dự đoán kết quả của ART. Một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt về hình thái phát triển có liên quan đến số lượng tế bào tạo thành ICM và TE. Do đó, Takuya Iwasawa và cộng sự (2018) tiến hành nghiên cứu này để kiểm tra giả thuyết này và nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quan sát động học hình thái về trạng thái của phôi nang và số lượng tế bào tạo thành phôi nang.

Nghiên cứu đánh giá 38 phôi nang đông lạnh được rã đông, sau đó sử dụng Time-lapse theo dõi sự nở rộng, co lại và tái nở rộng của chúng.

Tổng cộng có 28 phôi nang nở rộng trong môi trường nuôi cấy. So với nhóm không nở rộng, nhóm nở rộng có số lượng tế bào ICM và tế bào TE nhiều hơn đáng kể (ICM: nở rộng là 10,2 ± 6,3 so với không nở rộng là 6,0 ± 12,3, p <0,05; TE: nở rộng là 165,7 ± 74,8 so với không nở rộng là 57,0 ± 29,4, p <0,05). Hơn nữa, có một mối tương quan thuận đã được tìm thấy giữa tốc độ nở rộng và số lượng tế bào TE (p = 0,0021). Ngoài ra, phôi nang thoát màng có số lượng tế bào TE cao hơn đáng kể so với những phôi không thoát màng (thoát màng là 225,2 ± 61,2 so với không thoát màng là 121,1 ± 48,6, p<0,0001)). Bên cạnh đó, không phát hiện được mối tương quan giữa số lượng tế bào ICM và các hình thái động học này.

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng các hình thái học khác nhau của phôi nang đông lạnh sau rã đông phản ánh số lượng tế bào TE. Sự biệt hóa của phôi nang có chứa đủ tế bào TE sẽ có lợi cho việc làm tổ và tiên lượng thai. Vì vậy, đánh giá các hình thái học này có thể là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc các phôi tốt cho ART.

Tài liệu tham khảo: Takuya Iwasawa, Kazumasa Takahashi, Mayumi Goto và cộng sự. Human frozen-thawed blastocyst morphokinetics observed using time-lapse cinematography reflects the number of trophectoderm cells. PLOS ONE. 2019.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Progestogens trong điều trị sẩy thai - Ngày đăng: 20-05-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK