Tin chuyên ngành
on Friday 17-11-2023 1:48pm
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
ThS. Lê Thị Bích Phượng- IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Giới thiệu
Hiện nay, bảo toàn khả năng sinh sản ở nữ giới bằng đông lạnh noãn được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Đông lạnh tế bào noãn là một bước cải tiến quan trọng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Kể từ khi em bé sinh đầu tiên từ noãn đông lạnh ra đời vào năm 1986, phải mất tận ba thập kỷ nghiên cứu và cải thiện quy trình thì kỹ thuật đông lạnh noãn mới có kết quả thai chấp nhận được [1]. Đông lạnh noãn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật này được chỉ định ngày càng nhiều để phục vụ cho các mục đích y tế, xã hội, đạo đức cũng như pháp lý khác nhau. Các chỉ định ban đầu chỉ là thử nghiệm để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ mắc bệnh ung thư có chỉ định hoá trị hoặc xạ trị. Phải đến năm 2013, khi mà Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) phê duyệt việc sử dụng đông lạnh noãn để bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư, thì kỹ thuật này đã được chỉ định rộng rãi cho nhiều chỉ định y tế khác nhau như ngân hàng noãn hay đông lạnh noãn vì mục đích xã hội để khắc phục tình trạng suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Bài viết này nhằm tổng quan về các chỉ định của đông lạnh noãn, tổng hợp khái quát về các kết quả điều trị trong chu kỳ đông lạnh noãn cũng như những tồn tại của kỹ thuật.
Chỉ định thực hiện
Trữ noãn vì mục đích xã hội
Sau 32 tuổi, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm đáng kể và tăng nhanh sau 37 tuổi. Do đó, chương trình trữ noãn vì mục đích xã hội ra đời nhằm kéo dài khả năng sinh sản cũng như mang lại quyền tự chủ sinh sản cho nữ giới. Theo số liệu thống kê được ghi nhận trên nhiều quốc gia, tỉ lệ đông lạnh noãn ở Úc, Mỹ và New Zealand tăng đột biến (880%) từ năm 2010 đến năm 2016, với độ tuổi phụ nữ trung bình thực hiện đông lạnh noãn giảm dần từ 36,7 tuổi xuống 34,7 tuổi [2].
Ngân hàng noãn
Ngân hàng noãn được thành lập với mục đích hiến noãn cho những phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém, thất bại thụ tinh nhiều chu kỳ hoặc phụ nữ mãn kinh có mong muốn mang thai. Ngân hàng noãn được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản hoá quy trình cho nhận cũng như dễ dàng vận chuyển giữa các trung tâm IVF. Trong nghiên cứu tiến cứu thực hiện so sánh kết quả điều trị trong chu kỳ sử dụng noãn tươi và noãn hiến tặng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt nào về tỉ lệ thụ tinh (80,7% với 78,2%) và tỉ lệ thai (40,8% với 33,3%) giữa hai nhóm [3].
Trước khi điều trị ung thư
Một trong những hậu quả lâu dài của hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư ở phụ nữ bằng hóa trị hoặc xạ trị là suy buồng trứng sớm. Sai hỏng chức năng buồng trứng có liên quan mật thiết với liệu pháp hoá trị và liều lượng hoá chất sử dụng. Tuổi của bệnh nhân và dự trữ buồng trứng tại thời điểm điều trị cũng là những yếu tố tiên lượng đến suy giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng phác đồ điều trị bằng hoá trị không ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó mà phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt sau khi điều trị nhưng khả năng có con thấp hơn do dự trữ buồng trứng suy giảm. Tác nhân Alkylating có thể dẫn đến đứt vỡ mạch đôi và mạch đơn của DNA, làm ảnh hưởng đến cả các tế bào buồng trứng không hoạt động và đang phân chia. Các mô buồng trứng tiếp xúc với các tác nhân alkyl hoá bị xơ hoá và tổn thuơng mạch máu cao hơn so với các mô không tiếp xúc. Liều tích luỹ cao hơn của các tác nhân Alkyl đối với bệnh ung thư ở trẻ em có thể dẫn đến suy buồng trứng cấp tính, mãn kinh sớm và kết quả sinh sản kém [4].
Các chỉ định khác
Đông lạnh noãn cũng là một lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung có kế hoạch phẫu thuật, các bệnh tự miễn có kế hoạch điều trị bằng liệu pháp gây độc tuyến sinh dục, giảm dự trữ buồng trứng hoặc các trường hợp thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ngoài ra, đông lạnh noãn còn là kỹ thuật cứu cánh trong các trường hợp chồng không lấy được mẫu tinh dịch vào ngày chọc hút mà chưa có mẫu tinh trùng đông lạnh dự phòng. Bên cạnh đó, đông lạnh noãn cũng là lựa chọn duy nhất cho những phụ nữ không thể đông lạnh phôi do lo ngại về vấn đề đạo đức và tôn giáo [1].
Phương pháp đông lạnh noãn
Hiện nay có hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong đông lạnh noãn và phôi người là đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Trong phương pháp đông lạnh chậm, quá trình trao đổi nước ở noãn diễn ra bằng cách cho noãn tiếp xúc với môi trường có chứa chất bảo quản đông lạnh (CPA) nồng độ thấp và hạ nhiệt độ dần [5]. Tuy nhiên nguy cơ hình thành tinh thể đá khi đông lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm khá cao và thao tác trong phương pháp này tốn nhiều thời gian. Thuỷ tinh hoá là phương pháp đông lạnh cực nhanh sử dụng CPA ở nồng độ cao, tránh sự hình thành các tinh thể đá trong quá trình khử nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp thuỷ tinh hoá góp phần nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong đông lạnh giao tử trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thuỷ tinh hoá là phương pháp được khuyến nghị sử dụng trong đông lạnh noãn do tính chất vật lý và hình thái của noãn tương đối đặc biệt. Noãn có cấu trúc hình cầu với kích thước tương đối lớn (≈125 μm) do đó tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích thấp, nên dễ hình thành tinh thể đá. Bên cạnh đó, hệ thống thoi vô sắc của noãn tương đối cao và dễ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ [6]. Ở noãn trưởng thành, quy trình đông lạnh và rã đông noãn có thể tổn thương màng tế bào chất, depolyme hoá các vi ống cũng như làm cứng cấu trúc ZP. Vì vậy mà quá trình trữ noãn cần được thực hiện cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trữ- rã noãn.
Kết quả điều trị sau đông lạnh noãn
Trữ noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá đang được thực hiện phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Hàng nghìn trường hợp mang thai đã được báo cáo với kết quả sản khoa và sơ sinh tương tự như kết quả trong chu kỳ sử dụng noãn tươi. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống sau rã đông, tỉ lệ thai và tỉ lệ sinh sống cộng dồn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của bệnh nhân tại thời điểm trữ noãn cũng như số lượng noãn dự trữ [7]. Nghiên cứu của Doyle và cộng sự (2015) cho thấy tỉ lệ thụ tinh không có sự khác biệt giữa hai nhóm chuyển phôi từ chu kỳ noãn tươi và chu kỳ noãn đông lạnh, mặc dù tỉ lệ làm tổ trên số phôi chuyển và tỉ lệ thai lâm sàng trên chu kỳ chuyển phôi cao hơn ở nhóm noãn đông lạnh, nhưng lại không có sự khác biệt về tỉ lệ sinh sống/ tỉ lệ thai diễn tiến (39% với 35%) [8]. Công bố của Rodriguez và cộng sự (2019) cho thấy tỉ lệ sinh sống ở nhóm bệnh nhân trữ noãn do bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính thấp hơn đáng kể so với những nhóm chỉ định khác (21% với 47%) [9]. Nghiên cứu khác với hơn 8000 chu kỳ điều trị cho thấy tỉ lệ thành công trong chu kỳ trữ noãn của bệnh nhân ung thư thấp hơn so với nhóm có chỉ định trữ noãn liên quan đến tuổi tác [10]. Tính an toàn của đông lạnh noãn về kết quả sản khoa và sơ sinh cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều giả thuyết đặt ra rằng đông lạnh noãn có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thoi vô sắc, dẫn đến bất thường ở nhiễm sắc thể của trẻ sinh ra từ chu kỳ đông lạnh noãn. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa kết quả sản khoa với nguồn gốc noãn trong chu kỳ điều trị [1].
Giới hạn của đông lạnh noãn
Cho đến nay, những giới hạn chính của đông lạnh noãn đã được báo cáo bao gồm nguy cơ quá kích buồng trứng sau kích thích buồng trứng, thời gian thực hiện kích thích buồng trứng và kết quả sinh sống cộng dồn kém ở bệnh nhân lớn tuổi. Tần suất quá kích buồng trứng trong mỗi chu kỳ kích thích dao động trong khoảng 3%- 8%, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó mà quy trình kích thích buồng trứng nên được cá nhân hoá để tránh quá kích buồng trứng, đặc biệt trên những bệnh nhân trữ noãn với bệnh lý ung thư. Việc tối ưu hoá phác đồ kích thích buồng trứng dựa vào dự trữ buồng trứng của bệnh nhân là cần thiết để tối đa hoá số lượng noãn thu được đồng thời giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng, nhưng quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút thu nhận noãn vẫn kéo dài thời gian của bệnh nhân và có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị của bệnh nhân ung thư. Trong những trường hợp như vậy, đông lạnh mô buồng trứng hoặc nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) là những kỹ thuật có thể được tư vấn cho bệnh nhân. Cuối cùng, tuổi tác là yếu tố hạn chế nghiêm trọng trong đông lạnh noãn. Kỹ thuật này không thể được thực hiện trên những bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Và sau 35 tuổi thì tỉ lệ sinh sống cộng dồn của bệnh nhân trữ noãn giảm đáng kể [7].
Kết luận
Kỹ thuật đông lạnh noãn đã được phát triển và hoàn thiện trong vài thập kỷ qua. Đông lạnh noãn là phương pháp được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp bảo tồn khả năng sinh sản vì mục đích xã hội, ngân hàng noãn, trữ noãn trước khi điều trị ung thư hoặc trong một số trường hợp khác. Trong thời gian qua, thuỷ tinh hoá là phương pháp đông lạnh noãn phổ biến trên toàn thế giới. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu chứng minh rằng các chu kỳ đông lạnh noãn có tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai ở mức chấp nhận được. Và mặc dù vẫn còn hạn chế về số lượng nghiên cứu nhưng các bằng chứng hiện tại đã chỉ ra rằng không có mối liên quan nào giữa đông lạnh noãn với dị tật bẩm sinh. Dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong kỹ thuật, nhưng các chương trình đông lạnh noãn đã giúp cho phụ nữ hiện đại độc lập và tự chủ hơn trong bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân. Đồng thời cũng giúp cho những bệnh nhân hồi phục sau liệu trình điều trị ung thư có thể có con từ trứng tự thân.
Tài liệu tham khảo
[1] H. Pai, R. Baid, N. Palshetkar, A. Pai, R. Pai, and R. Palshetkar, “Oocyte cryopreservation-current scenario and future perspectives: A narrative review,” J Hum Reprod Sci, vol. 14, no. 4, pp. 340–349, 2021, doi: 10.4103/jhrs.jhrs_173_21.
[2] E. Han and D. B. Seifer, “Oocyte Cryopreservation for Medical and Planned Indications: A Practical Guide and Overview,” J Clin Med, vol. 12, no. 10, 2023, doi: 10.3390/jcm12103542.
[3] M. Solé et al., “How does vitrification affect oocyte viability in oocyte donation cycles? A prospective study to compare outcomes achieved with fresh versus vitrified sibling oocytes,” Human Reproduction, vol. 28, no. 8, pp. 2087–2092, 2013, doi: 10.1093/humrep/det242.
[4] M. M. Dolmans and J. Donnez, “Fertility preservation in women for medical and social reasons: Oocytes vs ovarian tissue,” Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, vol. 70, no. xxxx, pp. 63–80, 2021, doi: 10.1016/j.bpobgyn.2020.06.011.
[5] B. Iussig et al., “A brief history of oocyte cryopreservation: Arguments and facts,” Acta Obstet Gynecol Scand, vol. 98, no. 5, pp. 550–558, 2019, doi: 10.1111/aogs.13569.
[6] A. Pujol, M. J. Zamora, A. Obradors, D. Garcia, A. Rodriguez, and R. Vassena, “Comparison of two different oocyte vitrification methods: A prospective, paired study on the same genetic background and stimulation protocol,” Human Reproduction, vol. 34, no. 6, pp. 989–997, 2019, doi: 10.1093/humrep/dez045.
[7] L. Henry, S. Labied, C. Jouan, and M. Nisolle, “Preservation of female fertility: The current therapeutic strategy,” International Journal of Gynecology and Obstetrics, vol. 156, no. 1, pp. 3–9, 2022, doi: 10.1002/ijgo.13698.
[8] J. O. Doyle, K. S. Richter, J. Lim, R. J. Stillman, J. R. Graham, and M. J. Tucker, “Successful elective and medically indicated oocyte vitrification and warming for autologous in vitro fertilization, with predicted birth probabilities for fertility preservation according to number of cryopreserved oocytes and age at retrieval,” Fertil Steril, vol. 105, no. 2, pp. 459-466.e2, 2016, doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.10.026.
[9] K. A. Rodriguez-Wallberg et al., “A prospective study of women and girls undergoing fertility preservation due to oncologic and non-oncologic indications in Sweden-Trends in patients’ choices and benefit of the chosen methods after long-term follow up.,” Acta Obstet Gynecol Scand, vol. 98, no. 5, pp. 604–615, May 2019, doi: 10.1111/aogs.13559.
[10] A. Cobo, J. García-Velasco, J. Domingo, A. Pellicer, and J. Remohí, “Elective and Onco-fertility preservation: factors related to IVF outcomes.,” Hum Reprod, vol. 33, no. 12, pp. 2222–2231, Dec. 2018, doi: 10.1093/humrep/dey321.
Giới thiệu
Hiện nay, bảo toàn khả năng sinh sản ở nữ giới bằng đông lạnh noãn được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Đông lạnh tế bào noãn là một bước cải tiến quan trọng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Kể từ khi em bé sinh đầu tiên từ noãn đông lạnh ra đời vào năm 1986, phải mất tận ba thập kỷ nghiên cứu và cải thiện quy trình thì kỹ thuật đông lạnh noãn mới có kết quả thai chấp nhận được [1]. Đông lạnh noãn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật này được chỉ định ngày càng nhiều để phục vụ cho các mục đích y tế, xã hội, đạo đức cũng như pháp lý khác nhau. Các chỉ định ban đầu chỉ là thử nghiệm để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ mắc bệnh ung thư có chỉ định hoá trị hoặc xạ trị. Phải đến năm 2013, khi mà Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) phê duyệt việc sử dụng đông lạnh noãn để bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư, thì kỹ thuật này đã được chỉ định rộng rãi cho nhiều chỉ định y tế khác nhau như ngân hàng noãn hay đông lạnh noãn vì mục đích xã hội để khắc phục tình trạng suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Bài viết này nhằm tổng quan về các chỉ định của đông lạnh noãn, tổng hợp khái quát về các kết quả điều trị trong chu kỳ đông lạnh noãn cũng như những tồn tại của kỹ thuật.
Chỉ định thực hiện
Trữ noãn vì mục đích xã hội
Sau 32 tuổi, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm đáng kể và tăng nhanh sau 37 tuổi. Do đó, chương trình trữ noãn vì mục đích xã hội ra đời nhằm kéo dài khả năng sinh sản cũng như mang lại quyền tự chủ sinh sản cho nữ giới. Theo số liệu thống kê được ghi nhận trên nhiều quốc gia, tỉ lệ đông lạnh noãn ở Úc, Mỹ và New Zealand tăng đột biến (880%) từ năm 2010 đến năm 2016, với độ tuổi phụ nữ trung bình thực hiện đông lạnh noãn giảm dần từ 36,7 tuổi xuống 34,7 tuổi [2].
Ngân hàng noãn
Ngân hàng noãn được thành lập với mục đích hiến noãn cho những phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém, thất bại thụ tinh nhiều chu kỳ hoặc phụ nữ mãn kinh có mong muốn mang thai. Ngân hàng noãn được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản hoá quy trình cho nhận cũng như dễ dàng vận chuyển giữa các trung tâm IVF. Trong nghiên cứu tiến cứu thực hiện so sánh kết quả điều trị trong chu kỳ sử dụng noãn tươi và noãn hiến tặng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt nào về tỉ lệ thụ tinh (80,7% với 78,2%) và tỉ lệ thai (40,8% với 33,3%) giữa hai nhóm [3].
Trước khi điều trị ung thư
Một trong những hậu quả lâu dài của hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư ở phụ nữ bằng hóa trị hoặc xạ trị là suy buồng trứng sớm. Sai hỏng chức năng buồng trứng có liên quan mật thiết với liệu pháp hoá trị và liều lượng hoá chất sử dụng. Tuổi của bệnh nhân và dự trữ buồng trứng tại thời điểm điều trị cũng là những yếu tố tiên lượng đến suy giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng phác đồ điều trị bằng hoá trị không ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó mà phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt sau khi điều trị nhưng khả năng có con thấp hơn do dự trữ buồng trứng suy giảm. Tác nhân Alkylating có thể dẫn đến đứt vỡ mạch đôi và mạch đơn của DNA, làm ảnh hưởng đến cả các tế bào buồng trứng không hoạt động và đang phân chia. Các mô buồng trứng tiếp xúc với các tác nhân alkyl hoá bị xơ hoá và tổn thuơng mạch máu cao hơn so với các mô không tiếp xúc. Liều tích luỹ cao hơn của các tác nhân Alkyl đối với bệnh ung thư ở trẻ em có thể dẫn đến suy buồng trứng cấp tính, mãn kinh sớm và kết quả sinh sản kém [4].
Các chỉ định khác
Đông lạnh noãn cũng là một lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung có kế hoạch phẫu thuật, các bệnh tự miễn có kế hoạch điều trị bằng liệu pháp gây độc tuyến sinh dục, giảm dự trữ buồng trứng hoặc các trường hợp thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ngoài ra, đông lạnh noãn còn là kỹ thuật cứu cánh trong các trường hợp chồng không lấy được mẫu tinh dịch vào ngày chọc hút mà chưa có mẫu tinh trùng đông lạnh dự phòng. Bên cạnh đó, đông lạnh noãn cũng là lựa chọn duy nhất cho những phụ nữ không thể đông lạnh phôi do lo ngại về vấn đề đạo đức và tôn giáo [1].
Phương pháp đông lạnh noãn
Hiện nay có hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong đông lạnh noãn và phôi người là đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Trong phương pháp đông lạnh chậm, quá trình trao đổi nước ở noãn diễn ra bằng cách cho noãn tiếp xúc với môi trường có chứa chất bảo quản đông lạnh (CPA) nồng độ thấp và hạ nhiệt độ dần [5]. Tuy nhiên nguy cơ hình thành tinh thể đá khi đông lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm khá cao và thao tác trong phương pháp này tốn nhiều thời gian. Thuỷ tinh hoá là phương pháp đông lạnh cực nhanh sử dụng CPA ở nồng độ cao, tránh sự hình thành các tinh thể đá trong quá trình khử nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp thuỷ tinh hoá góp phần nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong đông lạnh giao tử trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thuỷ tinh hoá là phương pháp được khuyến nghị sử dụng trong đông lạnh noãn do tính chất vật lý và hình thái của noãn tương đối đặc biệt. Noãn có cấu trúc hình cầu với kích thước tương đối lớn (≈125 μm) do đó tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích thấp, nên dễ hình thành tinh thể đá. Bên cạnh đó, hệ thống thoi vô sắc của noãn tương đối cao và dễ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ [6]. Ở noãn trưởng thành, quy trình đông lạnh và rã đông noãn có thể tổn thương màng tế bào chất, depolyme hoá các vi ống cũng như làm cứng cấu trúc ZP. Vì vậy mà quá trình trữ noãn cần được thực hiện cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trữ- rã noãn.
Kết quả điều trị sau đông lạnh noãn
Trữ noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá đang được thực hiện phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Hàng nghìn trường hợp mang thai đã được báo cáo với kết quả sản khoa và sơ sinh tương tự như kết quả trong chu kỳ sử dụng noãn tươi. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống sau rã đông, tỉ lệ thai và tỉ lệ sinh sống cộng dồn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của bệnh nhân tại thời điểm trữ noãn cũng như số lượng noãn dự trữ [7]. Nghiên cứu của Doyle và cộng sự (2015) cho thấy tỉ lệ thụ tinh không có sự khác biệt giữa hai nhóm chuyển phôi từ chu kỳ noãn tươi và chu kỳ noãn đông lạnh, mặc dù tỉ lệ làm tổ trên số phôi chuyển và tỉ lệ thai lâm sàng trên chu kỳ chuyển phôi cao hơn ở nhóm noãn đông lạnh, nhưng lại không có sự khác biệt về tỉ lệ sinh sống/ tỉ lệ thai diễn tiến (39% với 35%) [8]. Công bố của Rodriguez và cộng sự (2019) cho thấy tỉ lệ sinh sống ở nhóm bệnh nhân trữ noãn do bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính thấp hơn đáng kể so với những nhóm chỉ định khác (21% với 47%) [9]. Nghiên cứu khác với hơn 8000 chu kỳ điều trị cho thấy tỉ lệ thành công trong chu kỳ trữ noãn của bệnh nhân ung thư thấp hơn so với nhóm có chỉ định trữ noãn liên quan đến tuổi tác [10]. Tính an toàn của đông lạnh noãn về kết quả sản khoa và sơ sinh cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều giả thuyết đặt ra rằng đông lạnh noãn có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thoi vô sắc, dẫn đến bất thường ở nhiễm sắc thể của trẻ sinh ra từ chu kỳ đông lạnh noãn. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa kết quả sản khoa với nguồn gốc noãn trong chu kỳ điều trị [1].
Giới hạn của đông lạnh noãn
Cho đến nay, những giới hạn chính của đông lạnh noãn đã được báo cáo bao gồm nguy cơ quá kích buồng trứng sau kích thích buồng trứng, thời gian thực hiện kích thích buồng trứng và kết quả sinh sống cộng dồn kém ở bệnh nhân lớn tuổi. Tần suất quá kích buồng trứng trong mỗi chu kỳ kích thích dao động trong khoảng 3%- 8%, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó mà quy trình kích thích buồng trứng nên được cá nhân hoá để tránh quá kích buồng trứng, đặc biệt trên những bệnh nhân trữ noãn với bệnh lý ung thư. Việc tối ưu hoá phác đồ kích thích buồng trứng dựa vào dự trữ buồng trứng của bệnh nhân là cần thiết để tối đa hoá số lượng noãn thu được đồng thời giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng, nhưng quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút thu nhận noãn vẫn kéo dài thời gian của bệnh nhân và có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị của bệnh nhân ung thư. Trong những trường hợp như vậy, đông lạnh mô buồng trứng hoặc nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) là những kỹ thuật có thể được tư vấn cho bệnh nhân. Cuối cùng, tuổi tác là yếu tố hạn chế nghiêm trọng trong đông lạnh noãn. Kỹ thuật này không thể được thực hiện trên những bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Và sau 35 tuổi thì tỉ lệ sinh sống cộng dồn của bệnh nhân trữ noãn giảm đáng kể [7].
Kết luận
Kỹ thuật đông lạnh noãn đã được phát triển và hoàn thiện trong vài thập kỷ qua. Đông lạnh noãn là phương pháp được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp bảo tồn khả năng sinh sản vì mục đích xã hội, ngân hàng noãn, trữ noãn trước khi điều trị ung thư hoặc trong một số trường hợp khác. Trong thời gian qua, thuỷ tinh hoá là phương pháp đông lạnh noãn phổ biến trên toàn thế giới. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu chứng minh rằng các chu kỳ đông lạnh noãn có tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai ở mức chấp nhận được. Và mặc dù vẫn còn hạn chế về số lượng nghiên cứu nhưng các bằng chứng hiện tại đã chỉ ra rằng không có mối liên quan nào giữa đông lạnh noãn với dị tật bẩm sinh. Dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong kỹ thuật, nhưng các chương trình đông lạnh noãn đã giúp cho phụ nữ hiện đại độc lập và tự chủ hơn trong bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân. Đồng thời cũng giúp cho những bệnh nhân hồi phục sau liệu trình điều trị ung thư có thể có con từ trứng tự thân.
Tài liệu tham khảo
[1] H. Pai, R. Baid, N. Palshetkar, A. Pai, R. Pai, and R. Palshetkar, “Oocyte cryopreservation-current scenario and future perspectives: A narrative review,” J Hum Reprod Sci, vol. 14, no. 4, pp. 340–349, 2021, doi: 10.4103/jhrs.jhrs_173_21.
[2] E. Han and D. B. Seifer, “Oocyte Cryopreservation for Medical and Planned Indications: A Practical Guide and Overview,” J Clin Med, vol. 12, no. 10, 2023, doi: 10.3390/jcm12103542.
[3] M. Solé et al., “How does vitrification affect oocyte viability in oocyte donation cycles? A prospective study to compare outcomes achieved with fresh versus vitrified sibling oocytes,” Human Reproduction, vol. 28, no. 8, pp. 2087–2092, 2013, doi: 10.1093/humrep/det242.
[4] M. M. Dolmans and J. Donnez, “Fertility preservation in women for medical and social reasons: Oocytes vs ovarian tissue,” Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, vol. 70, no. xxxx, pp. 63–80, 2021, doi: 10.1016/j.bpobgyn.2020.06.011.
[5] B. Iussig et al., “A brief history of oocyte cryopreservation: Arguments and facts,” Acta Obstet Gynecol Scand, vol. 98, no. 5, pp. 550–558, 2019, doi: 10.1111/aogs.13569.
[6] A. Pujol, M. J. Zamora, A. Obradors, D. Garcia, A. Rodriguez, and R. Vassena, “Comparison of two different oocyte vitrification methods: A prospective, paired study on the same genetic background and stimulation protocol,” Human Reproduction, vol. 34, no. 6, pp. 989–997, 2019, doi: 10.1093/humrep/dez045.
[7] L. Henry, S. Labied, C. Jouan, and M. Nisolle, “Preservation of female fertility: The current therapeutic strategy,” International Journal of Gynecology and Obstetrics, vol. 156, no. 1, pp. 3–9, 2022, doi: 10.1002/ijgo.13698.
[8] J. O. Doyle, K. S. Richter, J. Lim, R. J. Stillman, J. R. Graham, and M. J. Tucker, “Successful elective and medically indicated oocyte vitrification and warming for autologous in vitro fertilization, with predicted birth probabilities for fertility preservation according to number of cryopreserved oocytes and age at retrieval,” Fertil Steril, vol. 105, no. 2, pp. 459-466.e2, 2016, doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.10.026.
[9] K. A. Rodriguez-Wallberg et al., “A prospective study of women and girls undergoing fertility preservation due to oncologic and non-oncologic indications in Sweden-Trends in patients’ choices and benefit of the chosen methods after long-term follow up.,” Acta Obstet Gynecol Scand, vol. 98, no. 5, pp. 604–615, May 2019, doi: 10.1111/aogs.13559.
[10] A. Cobo, J. García-Velasco, J. Domingo, A. Pellicer, and J. Remohí, “Elective and Onco-fertility preservation: factors related to IVF outcomes.,” Hum Reprod, vol. 33, no. 12, pp. 2222–2231, Dec. 2018, doi: 10.1093/humrep/dey321.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của kỹ thuật đông lạnh lên cấu trúc noãn - Ngày đăng: 10-11-2023
Tiếp xúc với hoá trị không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện IVM từ vỏ mô buồng trứng của bệnh nhân ung thư - Ngày đăng: 05-11-2023
Cập nhật khuyến cáo sử dụng phôi khảm trong thực hành lâm sàng - Ngày đăng: 25-10-2023
Tiếp cận các vấn đề tâm lý ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 25-10-2023
Hiện tượng phôi ngừng phát triển trong nuôi cấy IVF: nguyên nhân và giải pháp - Ngày đăng: 25-10-2023
Sự thay đổi di truyền biểu sinh ở noãn trải qua đông lạnh - Ngày đăng: 25-10-2023
Vai trò của kỹ thuật thay thế ty thể trong công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 25-10-2023
Giá trị lâm sàng sau chuyển phôi chậm ngày 7 - Ngày đăng: 04-10-2023
Tác động của kỹ thuật sinh thiết phôi nang đến kết quả di truyền - Ngày đăng: 04-10-2023
Collapse: yếu tố tiên lượng khả năng phát triển của phôi nang - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng khi chuyển phôi đông lạnh sử dụng phôi có phôi bào thoái hoá sau rã đông - Ngày đăng: 06-08-2023
Cường độ hoạt động thể chất và khả năng sinh sản ở nữ giới - Ngày đăng: 12-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK