Tin tức
on Saturday 11-12-2021 3:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – IVFMD Tân Bình
Trước đây, nhiều báo cáo đã ghi nhận được một số trường hợp gia tăng nồng độ hormon progesterone (P4) vào ngày tiêm hCG trong quá trình kích thích buồng trứng. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng sự gia tăng này đã được chứng minh là gây ra tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản (ART). Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng nồng độ P4 tiền rụng trứng có thể do một số cơ chế như: tích tụ sản xuất P4 từ nhiều nang noãn đang phát triển trong quá trình kích thích buồng trứng, lượng gonadotropins ngoại sinh quá mức, hoàng thể hóa sớm, phản ứng kém với sự gia tăng của hormone hoàng thể hóa (LH), tổng liều lượng gonadotropins ngoại sinh được sử dụng và thời gian kích thích buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy việc gia tăng P4 sớm là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thai vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung (sự trưởng thành của nội mạc tử cung), dẫn đến sự không đồng bộ giữa nội mạc tử cung và phôi. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng chất lượng tế bào trứng có thể bị ảnh hưởng khi nồng độ P4 tăng sớm.
Một số nghiên cứu trước đây đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của việc tăng nồng độ P4 vào ngày tiêm hCG, nhưng rất ít nghiên cứu thực hiện khảo sát ảnh hưởng của việc tăng P4 vào ngày chọc hút trứng đối với kết quả ART. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ P4 vào ngày chọc hút, 34–36 giờ sau khi tiêm hCG, và điều tra xem mức P4 tại thời điểm này có ảnh hưởng đến kết quả ART và tỷ lệ có thai hay không. Ngoài ra, LH, FSH, estradiol (E2), P4 và AMH được coi là các yếu tố dự báo về đáp ứng buồng trứng cũng như kết quả ART, và các yếu tố có thể xác định bệnh nhân có nguy cơ tăng P4 cũng chưa được xác định, do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định xem liệu nồng độ của các loại hormon trên có thể dùng để dự đoán nồng độ P4 được hay không.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi trên 164 bệnh nhân thực hiện ART. Tiến hành định lượng nồng độ hormon cơ bản trong huyết thanh gồm E2, P4, FSH, LH và AMH cho tất cả bệnh nhân vào ngày thứ 2 hoặc 3 chu kỳ kinh, trước khi bắt đầu thực hiện kích thích buồng trứng. Bệnh nhân sẽ được chia nhóm dựa vào nồng độ P4 vào ngày chọc hút: nhóm (1) P4 thấp (<2 ng/ml/) và nhóm (2) P4 cao (≥ 2 ng/ml). Kết quả thai được xác nhận dựa trên nồng độ β-hCG huyết thanh (> 25 MIU/ml) 14 ngày sau khi chuyển phôi. Thai lâm sàng được xác nhận bằng siêu âm ngả âm đạo phát hiện túi thai có phôi thai ở tuần thứ 6 và dựa trên tuần thai của thai kỳ, kết cục thai kỳ được phân loại là sẩy thai hoặc sinh trẻ (trẻ sơ sinh sống ≥ 24 tuần).
KẾT QUẢ
- Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy về mức LH, P4 và E2 hoặc ở liều gonadotropins ngoại sinh liên quan đến giá trị P4 vào ngày chọc hút. Trong khi nhóm bệnh nhân P4 thấp có nồng độ FSH cao và nồng độ AMH thấp hơn đáng kể so với nhóm P4 cao.
- Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức P4 vào ngày chọc hút liên quan đến kết quả điều trị ART cũng như về kết quả mang thai, hơn một nửa số bệnh nhân có mức P4 <2 ng/ml vào ngày chọc hút trứng đã mang thai và sinh con khỏe mạnh.
- Tỷ lệ thụ tinh trung bình ở nhóm P4 cao thấp hơn đáng kể so với nhóm P4 thấp.
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy đối với những bệnh nhân theo phác đồ kích thích buồng trứng ngắn có mức P4 vào ngày chọc hút thấp hơn đáng kể so với những bệnh nhân theo phác đồ kích thích buồng trứng dài.
Nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan giữa mức P4 vào ngày chọc hút và kết quả tích cực đối với kết quả điều trị ART. Những bệnh nhân có mức P4 thấp hơn (<2 ng/ml) có khả năng mang thai và sinh trẻ cao hơn. Phân tích hồi quy cho thấy mức FSH là một yếu tố quan trọng nhất có thể giúp dự đoán một cách đáng tin cậy nồng độ P4 vào ngày chọc hút.
Nguồn: Tulic, L., Tulic, I., Bila, J., Nikolic, L., Dotlic, J., Lazarevic-Suntov, M., & Kalezic, I. (2020). Correlation of progesterone levels on the day of oocyte retrieval with basal hormonal status and the outcome of ART. Scientific Reports, 10(1), 1-9.
Trước đây, nhiều báo cáo đã ghi nhận được một số trường hợp gia tăng nồng độ hormon progesterone (P4) vào ngày tiêm hCG trong quá trình kích thích buồng trứng. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng sự gia tăng này đã được chứng minh là gây ra tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản (ART). Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng nồng độ P4 tiền rụng trứng có thể do một số cơ chế như: tích tụ sản xuất P4 từ nhiều nang noãn đang phát triển trong quá trình kích thích buồng trứng, lượng gonadotropins ngoại sinh quá mức, hoàng thể hóa sớm, phản ứng kém với sự gia tăng của hormone hoàng thể hóa (LH), tổng liều lượng gonadotropins ngoại sinh được sử dụng và thời gian kích thích buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy việc gia tăng P4 sớm là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thai vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung (sự trưởng thành của nội mạc tử cung), dẫn đến sự không đồng bộ giữa nội mạc tử cung và phôi. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng chất lượng tế bào trứng có thể bị ảnh hưởng khi nồng độ P4 tăng sớm.
Một số nghiên cứu trước đây đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của việc tăng nồng độ P4 vào ngày tiêm hCG, nhưng rất ít nghiên cứu thực hiện khảo sát ảnh hưởng của việc tăng P4 vào ngày chọc hút trứng đối với kết quả ART. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ P4 vào ngày chọc hút, 34–36 giờ sau khi tiêm hCG, và điều tra xem mức P4 tại thời điểm này có ảnh hưởng đến kết quả ART và tỷ lệ có thai hay không. Ngoài ra, LH, FSH, estradiol (E2), P4 và AMH được coi là các yếu tố dự báo về đáp ứng buồng trứng cũng như kết quả ART, và các yếu tố có thể xác định bệnh nhân có nguy cơ tăng P4 cũng chưa được xác định, do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định xem liệu nồng độ của các loại hormon trên có thể dùng để dự đoán nồng độ P4 được hay không.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi trên 164 bệnh nhân thực hiện ART. Tiến hành định lượng nồng độ hormon cơ bản trong huyết thanh gồm E2, P4, FSH, LH và AMH cho tất cả bệnh nhân vào ngày thứ 2 hoặc 3 chu kỳ kinh, trước khi bắt đầu thực hiện kích thích buồng trứng. Bệnh nhân sẽ được chia nhóm dựa vào nồng độ P4 vào ngày chọc hút: nhóm (1) P4 thấp (<2 ng/ml/) và nhóm (2) P4 cao (≥ 2 ng/ml). Kết quả thai được xác nhận dựa trên nồng độ β-hCG huyết thanh (> 25 MIU/ml) 14 ngày sau khi chuyển phôi. Thai lâm sàng được xác nhận bằng siêu âm ngả âm đạo phát hiện túi thai có phôi thai ở tuần thứ 6 và dựa trên tuần thai của thai kỳ, kết cục thai kỳ được phân loại là sẩy thai hoặc sinh trẻ (trẻ sơ sinh sống ≥ 24 tuần).
KẾT QUẢ
- Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy về mức LH, P4 và E2 hoặc ở liều gonadotropins ngoại sinh liên quan đến giá trị P4 vào ngày chọc hút. Trong khi nhóm bệnh nhân P4 thấp có nồng độ FSH cao và nồng độ AMH thấp hơn đáng kể so với nhóm P4 cao.
- Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức P4 vào ngày chọc hút liên quan đến kết quả điều trị ART cũng như về kết quả mang thai, hơn một nửa số bệnh nhân có mức P4 <2 ng/ml vào ngày chọc hút trứng đã mang thai và sinh con khỏe mạnh.
- Tỷ lệ thụ tinh trung bình ở nhóm P4 cao thấp hơn đáng kể so với nhóm P4 thấp.
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy đối với những bệnh nhân theo phác đồ kích thích buồng trứng ngắn có mức P4 vào ngày chọc hút thấp hơn đáng kể so với những bệnh nhân theo phác đồ kích thích buồng trứng dài.
Nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan giữa mức P4 vào ngày chọc hút và kết quả tích cực đối với kết quả điều trị ART. Những bệnh nhân có mức P4 thấp hơn (<2 ng/ml) có khả năng mang thai và sinh trẻ cao hơn. Phân tích hồi quy cho thấy mức FSH là một yếu tố quan trọng nhất có thể giúp dự đoán một cách đáng tin cậy nồng độ P4 vào ngày chọc hút.
Nguồn: Tulic, L., Tulic, I., Bila, J., Nikolic, L., Dotlic, J., Lazarevic-Suntov, M., & Kalezic, I. (2020). Correlation of progesterone levels on the day of oocyte retrieval with basal hormonal status and the outcome of ART. Scientific Reports, 10(1), 1-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xác định giới tính phôi người không xâm lấn bằng cách sử dụng RT-PCR cho môi trường đã nuôi cấy phôi: một nghiên cứu chứng minh tính khả thi của ý tưởng - Ngày đăng: 09-12-2021
Tốc độ phát triển phôi nang ảnh hưởng đến kết quả thai ở các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có chất lượng tương đồng - Ngày đăng: 09-12-2021
Bảo quản lạnh kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi sau chiến lược trữ phôi toàn bộ chọn lọc: Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 06-12-2021
Kết quả lâm sàng của chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở phụ nữ ≥ 40 tuổi có đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 06-12-2021
Lựa chọn tinh trùng bất động bằng laser không ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh từ chu kỳ TESA-ICSI - Ngày đăng: 06-12-2021
Hình ảnh trao đổi chất của các tế bào cumulus cho thấy các mối liên quan giữa các kiểu trao đổi chất của các tế bào cumulus với các yếu tố lâm sàng của bệnh nhân và sự trưởng thành noãn - Ngày đăng: 06-12-2021
Thiết lập nồng độ CO2 khác nhau (6,0% so với 7,0%) ảnh hưởng đến pH của môi trường nuôi cấy (pHe) và tỉ lệ phôi nguyên bội hơn sự phát triển của phôi nang: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 04-12-2021
Cải thiện kết quả lâm sàng ở những phôi ngày 3 có số phôi bào ít bằng cách nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, trữ lạnh và chuyển phôi trữ sau đó - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK