Tin tức
on Monday 06-12-2021 10:00pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) ngày càng phát triển trong nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ không ngừng tìm cách tối ưu hóa quá trình điều trị và giảm tối thiểu rủi ro cho bệnh nhân. Trong đó, chiến lược “trữ lạnh tất cả”, bao gồm trữ lạnh tất cả phôi trong chu kỳ tươi và sau đó chuyển phôi trữ (Frozen-thawed embryo transfer – FET), được báo cáo làm tăng hiệu quả của IVF và trở thành một phần không thể thiếu của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART).
Hiệu quả lâm sàng giữa chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ còn nhiều tranh cãi. Do đó, rất nhiều nghiên cứu so sánh kết quả IVF giữa 2 chiến lược. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized controlled trial - RCT) chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thực hiện chuyển phôi trữ có tỷ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate – LBR) cao hơn và nguy cơ quá kích buồng trứng, sẩy thai thấp hơn so với bệnh nhân chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, chiến lược này có phù hợp với những bệnh nhân lớn tuổi (Advanced maternal age – AMA) hoặc có đáp ứng buồng trứng kém (Poor ovarian response – POR) hay không vẫn còn chưa được làm rõ và còn nhiều mẫu thuẫn giữa các nghiên cứu. Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả lâm sàng của chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ sau khi trữ phôi toàn bộ ở bệnh nhân AMA bị POR.
Nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu của bệnh nhân AMA bị POR đã thực hiện chuyển phôi tươi và phôi trữ sau chiến lược trữ phôi toàn bộ từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2019. Các tiêu chí nhận bệnh nhân như: 1) ≥ 40 tuổi, 2) ≥ 3 noãn, 3) có ít nhất 1 phôi chuyển, 4) phôi được chuyển đã qua giai đoạn phôi phân chia. Trong tổng số 192 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm 1 (phôi tươi, n = 101) và nhóm 2 (phôi trữ, n = 91). Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống sau chu kỳ đầu tiên. Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để so sánh kết quả IVF và đặc điểm sơ sinh giữa hai nhóm, điều chỉnh theo tuổi mẹ, chỉ số khối lượng cơ thể, hormone hoàng thể và số lượng phôi chất lượng tốt được chuyển.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về số ngày kích thích buồng trứng, liều gonadotropin, số lượng noãn, số phôi và phôi chất lượng tốt giữa nhóm 1 và nhóm 2. Mặc dù số lượng phôi chuyển như nhau nhưng nhóm 2 có số lượng phôi chất lượng tốt được chuyển nhiều hơn nhóm 1 (1,6 so với 0,9; p < 0,001). Đồng thời, nội mạc tử cung của nhóm 2 cũng mỏng hơn so với nhóm 1 (7,9 mm so với 9,6 mm; p < 0,001). Kết quả LBRs tương tự nhau giữa hai nhóm (5,9% so với 6,6%; với OR là 1,28, 95% KTC, 0,29–5,70). Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và đặc điểm sơ sinh.
Tóm lại, nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ ở phụ nữ ≥ 40 tuổi bị đáp ứng buồng trứng kém cho thấy chuyển phôi trữ không có lợi hơn so với chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, cần RCTs với cỡ mẫu lớn hơn được thực hiện để khẳng định kết luận này.
Nguồn: Liu, C., Li, Y., Jiang, H. và cộng sự (2021). The clinical outcomes of fresh versus frozen embryos transfer in women ≥40 years with poor ovarian response. Obstetrics & gynecology science, 64(3), 284–292.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) ngày càng phát triển trong nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ không ngừng tìm cách tối ưu hóa quá trình điều trị và giảm tối thiểu rủi ro cho bệnh nhân. Trong đó, chiến lược “trữ lạnh tất cả”, bao gồm trữ lạnh tất cả phôi trong chu kỳ tươi và sau đó chuyển phôi trữ (Frozen-thawed embryo transfer – FET), được báo cáo làm tăng hiệu quả của IVF và trở thành một phần không thể thiếu của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART).
Hiệu quả lâm sàng giữa chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ còn nhiều tranh cãi. Do đó, rất nhiều nghiên cứu so sánh kết quả IVF giữa 2 chiến lược. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized controlled trial - RCT) chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thực hiện chuyển phôi trữ có tỷ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate – LBR) cao hơn và nguy cơ quá kích buồng trứng, sẩy thai thấp hơn so với bệnh nhân chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, chiến lược này có phù hợp với những bệnh nhân lớn tuổi (Advanced maternal age – AMA) hoặc có đáp ứng buồng trứng kém (Poor ovarian response – POR) hay không vẫn còn chưa được làm rõ và còn nhiều mẫu thuẫn giữa các nghiên cứu. Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả lâm sàng của chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ sau khi trữ phôi toàn bộ ở bệnh nhân AMA bị POR.
Nghiên cứu hồi cứu phân tích dữ liệu của bệnh nhân AMA bị POR đã thực hiện chuyển phôi tươi và phôi trữ sau chiến lược trữ phôi toàn bộ từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2019. Các tiêu chí nhận bệnh nhân như: 1) ≥ 40 tuổi, 2) ≥ 3 noãn, 3) có ít nhất 1 phôi chuyển, 4) phôi được chuyển đã qua giai đoạn phôi phân chia. Trong tổng số 192 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm 1 (phôi tươi, n = 101) và nhóm 2 (phôi trữ, n = 91). Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống sau chu kỳ đầu tiên. Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để so sánh kết quả IVF và đặc điểm sơ sinh giữa hai nhóm, điều chỉnh theo tuổi mẹ, chỉ số khối lượng cơ thể, hormone hoàng thể và số lượng phôi chất lượng tốt được chuyển.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về số ngày kích thích buồng trứng, liều gonadotropin, số lượng noãn, số phôi và phôi chất lượng tốt giữa nhóm 1 và nhóm 2. Mặc dù số lượng phôi chuyển như nhau nhưng nhóm 2 có số lượng phôi chất lượng tốt được chuyển nhiều hơn nhóm 1 (1,6 so với 0,9; p < 0,001). Đồng thời, nội mạc tử cung của nhóm 2 cũng mỏng hơn so với nhóm 1 (7,9 mm so với 9,6 mm; p < 0,001). Kết quả LBRs tương tự nhau giữa hai nhóm (5,9% so với 6,6%; với OR là 1,28, 95% KTC, 0,29–5,70). Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và đặc điểm sơ sinh.
Tóm lại, nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ ở phụ nữ ≥ 40 tuổi bị đáp ứng buồng trứng kém cho thấy chuyển phôi trữ không có lợi hơn so với chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, cần RCTs với cỡ mẫu lớn hơn được thực hiện để khẳng định kết luận này.
Nguồn: Liu, C., Li, Y., Jiang, H. và cộng sự (2021). The clinical outcomes of fresh versus frozen embryos transfer in women ≥40 years with poor ovarian response. Obstetrics & gynecology science, 64(3), 284–292.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lựa chọn tinh trùng bất động bằng laser không ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh từ chu kỳ TESA-ICSI - Ngày đăng: 06-12-2021
Hình ảnh trao đổi chất của các tế bào cumulus cho thấy các mối liên quan giữa các kiểu trao đổi chất của các tế bào cumulus với các yếu tố lâm sàng của bệnh nhân và sự trưởng thành noãn - Ngày đăng: 06-12-2021
Thiết lập nồng độ CO2 khác nhau (6,0% so với 7,0%) ảnh hưởng đến pH của môi trường nuôi cấy (pHe) và tỉ lệ phôi nguyên bội hơn sự phát triển của phôi nang: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 04-12-2021
Cải thiện kết quả lâm sàng ở những phôi ngày 3 có số phôi bào ít bằng cách nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, trữ lạnh và chuyển phôi trữ sau đó - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Sự hình thành phôi nang là tương tự nhau giữa phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường: một nghiên cứu động học hình thái phôi - Ngày đăng: 04-12-2021
Chất lượng phôi, tỷ lệ nguyên bội và kết quả chuyển phôi trên phôi nang có giới tính nam so với nữ - Ngày đăng: 03-12-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 03-12-2021
Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng cách làm mỏng màng ZP bằng tia laser không giúp cải thiện tỷ lệ thai của phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối tương quan giữa uống nước ngọt và chức năng tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối liên hệ giữa trầm cảm, stress oxy hóa và chất lượng tinh dịch từ 1.000 nam giới khỏe mạnh - Ngày đăng: 30-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK