Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 03-12-2021 8:42am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Văn Hoàng Bảo Trân – IVFAS

Giới thiệu:
Thay đổi khí hậu được quan tâm rộng rãi như là mối đe dọa toàn cầu to lớn nhất vào thế kỷ 21. Ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức của thay đổi khí hậu toàn cầu lên sức khỏe con người được quan sát thấy trong sự gia tăng hằng định nhiệt độ trung bình toàn cầu, tăng tần suất, cường độ và sự kéo dài của cái nóng gây gắt. Trong khi những nguy hại của sự gia tăng nhiệt độ xung quanh lên sức khỏe con người đã được nhận biết, cũng có bằng chứng cho thấy sự tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao ở người mẹ với tăng nguy cơ sinh non, chết chu sinh, cân nặng sơ sinh thấp và dị tật thai. Những thay đổi trong thai kỳ tự nhiên cùng sự điều hòa nhiệt khiến cho người phụ nữ mang thai dễ tổn thương khi tiếp xúc với khí hậu nóng; tuy nhiên, những cơ chế sinh học chính xác nằm dưới những ảnh hưởng đối nghịch của nhiệt độ môi trường lên kết quả thai kỳ vẫn chưa rõ.
 
Mối quan hệ giữa nhiệt độ xung quanh với sinh sản người ít được biết đến. Nghiên cứu nhân khẩu học đề nghị rằng thời tiết nóng gây ra tỉ lệ sinh giảm đáng kể sau 8-10 tháng, dù chưa rõ các yếu tố liên quan. Lý thuyết trên động vật có ghi nhận nhiều mối liên hệ giữa chứng tăng thân nhiệt ở mẹ gây ra bởi nhiệt độ xung quanh cao và giảm khả năng sinh sản thông qua ảnh hưởng gián tiếp lên khả năng phát triển nang noãn. Tuy nhiên, ảnh hưởng có hại của stress nhiệt lên sự phát triển và trưởng thành nang noãn được chuyển sang những tháng mát hơn sau đó, chỉ ra rằng một ảnh hưởng kéo dài của stress nhiệt lên quần thể nang noãn. Ở mức độ phân tử, stress nhiệt có thể làm hư hại sự phát triển và trưởng thành noãn qua việc làm gián đoạn sinh tổng hợp hormone steroid, can thiệp vào hoạt động dịch mã liên quan đến sự trưởng thành noãn, và làm tăng sự sản xuất ROS. Các bằng chứng trên y văn hiện nay đa số được thực nghiệm trên mô hình động vật, do đó vẫn chưa rõ liệu stress nhiệt có ảnh hưởng tương tự lên sự phát triển nang noãn ở người hay không.
 
Ngày nay, khí hậu toàn cầu đang nóng dần lên song song cùng với xu hướng tăng số lượng phụ nữ hoãn tuổi mang thai đến 35, độ tuổi có sự giảm đáng kể chức năng buồng trứng, thì việc hiểu các yếu tố môi trường của lão hóa buồng trứng, ví như nhiệt độ môi trường, ngày càng trở nên quan trọng. Bất kỳ những mối liên quan giữa nhiệt độ xung quanh và sinh sản nữ cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng cho cấu trúc và kích thước quần thể tương lai, thông tin cần thiết cho những mẫu đánh giá những gánh nặng sức khỏe liên quan đến thay đổi khí hậu. Vậy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng thể nào đến dự trữ buồng trứng phụ nữ? Nghiên cứu sau của Gaskins và cộng sự (2021) sẽ đề cập đến đáp ứng của người phụ nữ trong môi trường có nhiệt độ cao và đánh giá mỗi liên hệ giữa nhiệt độ và dự trữ buồng trứng thông qua đếm số nang noãn có hốc (Antral Follicle Count) thay đổi theo tháng tiếp xúc.
 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu.
Cỡ mẫu: 631 phụ nữ đến khám vô sinh tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Massachusetts từ 18-45 tuổi sống tại Mỹ, không đang điều trị GnRH đồng vận, dữ liệu không rõ ràng hoặc khó khảo sát trên ≥ 1 buồng trứng, không buồng trứng nào đa nang, và không siêu âm lặp lại.
 
Phương pháp đánh giá tiếp xúc:
  • Đánh giá nhiệt độ trung bình hàng ngày ở 3 cửa sổ thời gian: 3 tháng trước siêu âm (tiền tiếp xúc từ tiền hốc đến giai đoạn tiền rụng trứng của sự phát triển); 1 tháng trước siêu âm (tiền tiếp xúc từ nang có hốc sớm đến giai đoạn tiền rụng trứng); và 2 tuần trước khi siêu âm (tiền tiếp xúc trong suốt giai đoạn cuối của sự phát triển nang có hốc). Ngoài ra, tính toán độ lệch chuẩn của giá trị nhiệt độ xung quanh hàng ngày cho mỗi 3 cửa sổ như là phương pháp tính độ đao động.
  •  AFC được xác định là tổng số nang noãn có hốc ở cả 2 buồng trứng, được đo bởi chuyên gia nội tiết sinh sản sử dụng siêu âm ngã âm đạo vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh không kích thích buồng trứng hay ngày 3 hành kinh do dùng progesterone.
 
Kết quả:
AFC trung vị là 12 với các giá trị dao động từ 1-30. Trung bình AFC thay đổi theo tuổi, trình độ học vấn, chẩn đoán vô sinh, tháng và năm AFC được đánh giá. Trung bình, AFCs cao hơn giữa những phụ nữ trẻ, có trình độ giáo dục thấp và được chẩn đoán vô sinh do rụng trứng, có siêu âm AFC thực hiện vào tháng 7 và nhiều năm gần đây. Sự khác biệt nhiệt độ tiếp xúc được quyết định bởi thời gian trong năm với đỉnh nhiệt độ diễn ra vào tháng 7 (trung vị, 28,20C) và thấp nhất diễn ra vào tháng 1 (trung vị, 3,50C).
 
Nhiệt độ xung quanh ấm hơn có tương quan với dự trữ buồng trứng thấp. Không có mối liên hệ hằng định giữa độ ẩm tương đối và AFC hay giá trị dao động nhiệt độ và AFC. Những tương quan giữa nhiệt độ xung quanh trung bình và AFC mạnh nhất khi so Tmax (tối đa trong ngày) theo sau Tavg (trung bình trong ngày), Tapp (nhiệt độ không khí cảm nhận được tính theo công thức dựa trên Tmax, Tavg và Tmin) và Tmin (thấp nhất trong ngày). Ví dụ, khi Tmax tăng trung bình 10C mỗi 3 tháng trước khi siêu âm nang có hốc có tương quan với AFC giảm 1,6% (95% KTC, -2,8 - -0,4). Tương quan nghịch cũng tương tự, mặc dù yếu đi, tiếp xúc Tmax trung bình trong 1 tháng (% thay đổi = -0,9%; 95% KTC, -1,8 - 0,1) và 2 tuần (% thay đổi= -0,8; 95% KTC, -1,6 - 0,0) trước đo AFC.
Ít bằng chứng về mối liên quan giữa nhiệt độ môi trường và dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, có tương quan nghịch khá rõ ràng giữa nhiệt độ môi trường và AFC trên toàn bộ phạm vi nhiệt độ quan sát được trong nghiên cứu. Không có bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng nhiệt độ theo mùa. Liên quan giữa nhiệt độ và AFC mạnh nhất khi siêu âm đo AFC thực hiện từ tháng 11 đến tháng 6, yếu hơn trong những tháng hè (tháng 7, 8, 9 và 10).
 
Tương quan giữa Tmax trung bình trong 3 tháng trước siêu âm và AFC tương tự giữa các nhóm tuổi (<35 và ≥35), BMI (<25 và ≥25), và tình trạng hút thuốc (không bao giờ và đã từng); tuy nhiên, ảnh hưởng được đánh giá khi tiếp xúc Tmax lên AFC mạnh hơn giữa phụ nữ có chẩn đoán vô sinh nguyên phát, bởi vì nguyên nhân ở phụ nữ (% thay đổi = -1,8%; 95% KTC, -3,0 - -0,6) so với phụ nữ có nguyên nhân không giải thích được hay chẩn đoán do yếu tố từ chồng (% thay đổi = -1,2%; 95% KTC, -2,5 - 0,0), p = 0,02. Trong những chẩn đoán vô sinh do vợ, tương quan mạnh nhất được quan sát ở bệnh lý tử cung (% thay đổi = -2,9%), LNMTC (% thay đổi = -2,0), ống dẫn trứng (% thay đổi -1,9%), rụng trứng (% thay đổi = -1,8%) và giảm dự trữ buồng trứng (% thay đổi = -1,6%).
 
Bàn luận:
Phụ nữ vô sinh đến khám có tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao hơn và có tương quan nghịch với AFC, một chỉ điểm chủ quan của dự trữ buồng trứng. Những kết quả sơ bộ đề nghị rằng sự gia tăng hằng định của nhiệt độ toàn cầu do khí hậu thay đổi có thể dẫn đến tăng tuổi sinh sản ở phụ nữ. Ngoài ra, những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng có thể có những thay đổi tạm thời ở tính mẫn cảm của phụ nữ với thời tiết nóng trong một năm bởi vì tương quan nghịch giữa nhiệt độ và AFC yếu hơn trong suốt những tháng hè và có thể giải thích bởi sự thuần hóa sinh lý hay những thay đổi thích nghi với nhiệt.
 
Những nghiên cứu trước đây đã ghi nhận mối tương quan nghịch giữa nhiệt độ xung quanh cao hơn và chất lượng tinh dịch thấp hơn, một chỉ điểm sinh sản ở nam giới; tuy nhiên, ít biết về mối quan hệ giữa nhiệt độ và giao tử cái. Trong nghiên cứu này, những kết quả tương tự như mối liên hệ mạnh mẽ nhất với trước khi siêu âm nang có hốc và mối liên hệ yếu hơn ở một tháng và 2 tuần trước siêu âm. Điều này đề nghị rằng phơi nhiễm nhiệt tích lũy trong suốt giai đoạn tiền hốc đến giai đoạn tiền rụng của sự phát triển nang noãn có thể có hại nhiều hơn so với tiếp xúc ngắn hạn trong những giai đoạn cuối cùng của phát triển nang có hốc.
 
Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn có thể giảm khả năng sinh sản của phụ nữ thông qua đẩy nhanh quá trình lão hóa buồng trứng. Ở những nước phương Tây, nơi có tuổi trung bình sinh con đầu có xu hướng tăng dần, thậm chí một ảnh hưởng nhỏ của nhiệt độ môi trường tăng lên khả năng sinh sản phụ nữ có thể có kết quả tiêu cực lên tỉ lệ sinh sản và những hàm ý quan trọng cho kích thước và cấu trúc dân số tương lai. Vì sự kiểm soát trực tiếp lên khí hậu thường ngoài khả năng kiểm soát của con người/cá nhân, vận động và áp dụng các quy định để hạn chế sản sinh khí thải nhà kính và giới hạn cường độ/tốc độ của sự nóng lên toàn cầu là điều cấp thiết.
 
Nguồn: Gaskins AJ, Mínguez-Alarcón L, VoPham T, Hart JE, Chavarro JE, Schwartz J, Souter I, Laden F. Impact of ambient temperature on ovarian reserve. Fertil Steril. 2021 Oct;116(4):1052-1060. doi: 10.1016/j.fertnstert.2021.05.091. Epub 2021 Jun 9. PMID: 34116830; PMKTCD: PMC8478715.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK