Tin tức
on Tuesday 16-11-2021 4:06pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận
Vào năm 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) ra đời cho phép những nam giới vô sinh mức độ nặng có thể có con của chính họ. Cho đến nay, ICSI đã được thực hiện phổ biến tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên toàn thế giới và theo thống kê thì có khoảng 2,5 triệu trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật này. Mặc dù các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng được phát triển nhưng tỉ lệ thai lâm sàng sau ICSI chỉ chiếm 25 - 30% với tỉ lệ sinh khoảng 20%. Nhiều nhóm tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân tác động đến tỉ lệ thai có liên quan đến phương pháp lựa chọn phôi chuyển bằng cách đánh giá hình thái phôi, vì phôi có hình dạng bình thường có thể mang bất thường di truyền. Lệch bội là một trong những dạng bất thường di truyền phổ biến ở phôi giai đoạn tiền làm tổ, làm tăng nguy cơ thất bại làm tổ cũng như sẩy thai lên đến 50%.
Kỹ thuật PGT-A được sử dụng để phát hiện phôi lệch bội trên những nhóm bệnh nhân có nguy cơ lệch bội cao như bệnh nhân lớn tuổi, thất bại làm tổ nhiều lần, sẩy thai liên tiếp hay nam giới vô sinh mức độ nặng (Severe male factor - SMF). Trong thập kỷ qua, nhiều kỹ thuật phân tích di truyền mới đã được ra đời và được thực hiện phổ biến như kỹ thuật lai so sánh bộ gen (aCGH), kỹ thuật SNP microarray hay kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS). Những kỹ thuật này cho phép sàng lọc toàn bộ 24 nhiễm sắc thể, giúp khắc phục được các nhược điểm của kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH). Cho đến nay, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng PGT-A có mang lại lợi ích cho nhóm bệnh nhân SMF hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Coates và cộng sự (2015) cho thấy nam giới azoospermia và OAT có nguy cơ có phôi lệch bội cao hơn. Nhưng một nghiên cứu sau đó của Mazzilli (2017) cho thấy SMF chỉ làm giảm khả năng thụ tinh và tiềm năng phát triển thành phôi chứ không tác động đến tỉ lệ lệch bội của phôi. Do đó Rui Xu và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PGT-A lên kết quả điều trị trong chu kỳ ICSI của nhóm bệnh nhân SMF.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2020 trên những bệnh nhân thực hiện chu kỳ ICSI đầu tiên có hoặc không có thực hiện PGT-A. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân SMF được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn của WHO 2010, bao gồm vô tinh không do tắc (NOA), vô tinh do tắc (OA) và OAT nặng (mật độ tinh trùng < 5x106/ml và/ hoặc tinh trùng di động < 10%; và/ hoặc hình dạng < 4%) với tuổi vợ trong nghiên cứu dao động từ 20 - 37 tuổi và tuổi của chồng dao động từ 20 - 55 tuổi với chu kỳ có ít nhất một phôi nang. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm các chu kỳ sẩy thai liên tiếp ( 2 lần sẩy thai), bất thường karyotype, các chu kỳ có bất thường tử cung và các chu kỳ xin noãn/tinh trùng.
Tế bào lá nuôi (TE) được sinh thiết vào giai đoạn phôi ngày 5 hoặc ngày 6 và được phân tích di truyền bằng kỹ thuật NGS. Nghiên cứu đánh giá trên các kết quả tỉ lệ thai lâm sàng (CPR), tỉ lệ sẩy thai sớm (EMR), tỉ lệ thai diễn tiến (OPR) và tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn (cOPR).
Trong tổng số 206 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 102 bệnh nhân trong nhóm ICSI/PGT-A và 104 bệnh nhân trong nhóm ICSI. Không có sự khác biệt về tuổi vợ, tuổi chồng, số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, BMI, AMH, FSH và TSH nền giữa hai nhóm. Ở nhóm PGT-A, tổng cộng có 530 phôi nang được sinh thiết và 408 được phân tích bằng kỹ thuật NGS, trong đó 400 phôi có tín hiệu với 212 (52%) phôi nguyên bội. Tỉ lệ phôi lệch bội và khảm tương ứng là 26% và 20%. 77,5% bệnh nhân ở nhóm PGT-A và 86,5% ở nhóm chứng có ít nhất một phôi để chuyển trong vòng 6 tháng kể từ ngày chọc hút.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về CPR (66,7% so với 69,9%, p = 0,64), OPR (62,2% so với 54,7%, p = 0,29) và cOPR (54,9% so với 55,8%, p = 0,90) giữa 2 nhóm. Tỉ lệ sẩy thai sớm thấp hơn ở nhóm thực hiện PGT-A (6,7% so với 21,6%, p = 0,02).
Phân tích hồi quy đa biến điều chỉnh theo tuổi vợ và chồng, AMH, loại vô sinh nam và số lượng phôi nang hữu dụng cho thấy PGT-A giúp giảm tỉ lệ sẩy thai sớm ở nhóm SMF (aOR 0,17; CI 95% ; 0,05 – 0,55), trong khi tuổi vợ có tương quan với tăng nguy cơ sẩy thai sớm ở nhóm SMF (aOR 1,30; CI 95%; 1,10 – 1,54). Tuổi vợ có tương quan đáng kể với việc giảm tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn (aOR 0,90; CI 95%; 0,82 – 0,98), trong khi PGT-A không giúp cải thiện tỉ lệ này.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của PGT-A trên nhóm bệnh nhân SMF. Trong nghiên cứu của Coates và cộng sự (2015) trên 629 bệnh nhân cho thấy SMF có tương quan với tăng tỉ lệ lệch bội trên nhiễm sắc thể giới tính của phôi. Nghiên cứu của Mazzilli và cộng sự (2017) trên 1219 chu kỳ PGT-A cho thấy SMF chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh và tiềm năng phát triển thành phôi nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang nguyên bội. Cũng trong nghiên cứu này Mazzilli và cộng sự đã chỉ ra rằng tỉ lệ nguyên bội khoảng 70% ở nhóm nam giới có tinh dịch bình thường hoặc nam giới có tinh dịch ở mức trung bình. Điều này có thể lý giải cho kết quả của nghiên cứu này với tỉ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm bệnh nhân SMF.
Như vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy PGT-A có thể cải thiện kết quả thai ở những bệnh nhân vô sinh nam mức độ nặng bằng cách giảm tỉ lệ sẩy thai sớm nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn. Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp chứng cứ y văn rằng PGT-A có thể có lợi cho những bệnh nhân vô sinh nam mức độ nặng. Giúp bác sĩ có thêm bằng chứng để tư vấn cho những bệnh nhân SMF khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Rui Xu và cộng sự (2021). Comparison of preimplantation genetic testing for aneuploidy versus intracytoplasmic sperm injection in severe male infertility, Andrologia, 10.1111/and.14065.
Vào năm 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) ra đời cho phép những nam giới vô sinh mức độ nặng có thể có con của chính họ. Cho đến nay, ICSI đã được thực hiện phổ biến tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên toàn thế giới và theo thống kê thì có khoảng 2,5 triệu trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật này. Mặc dù các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng được phát triển nhưng tỉ lệ thai lâm sàng sau ICSI chỉ chiếm 25 - 30% với tỉ lệ sinh khoảng 20%. Nhiều nhóm tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân tác động đến tỉ lệ thai có liên quan đến phương pháp lựa chọn phôi chuyển bằng cách đánh giá hình thái phôi, vì phôi có hình dạng bình thường có thể mang bất thường di truyền. Lệch bội là một trong những dạng bất thường di truyền phổ biến ở phôi giai đoạn tiền làm tổ, làm tăng nguy cơ thất bại làm tổ cũng như sẩy thai lên đến 50%.
Kỹ thuật PGT-A được sử dụng để phát hiện phôi lệch bội trên những nhóm bệnh nhân có nguy cơ lệch bội cao như bệnh nhân lớn tuổi, thất bại làm tổ nhiều lần, sẩy thai liên tiếp hay nam giới vô sinh mức độ nặng (Severe male factor - SMF). Trong thập kỷ qua, nhiều kỹ thuật phân tích di truyền mới đã được ra đời và được thực hiện phổ biến như kỹ thuật lai so sánh bộ gen (aCGH), kỹ thuật SNP microarray hay kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS). Những kỹ thuật này cho phép sàng lọc toàn bộ 24 nhiễm sắc thể, giúp khắc phục được các nhược điểm của kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH). Cho đến nay, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng PGT-A có mang lại lợi ích cho nhóm bệnh nhân SMF hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Coates và cộng sự (2015) cho thấy nam giới azoospermia và OAT có nguy cơ có phôi lệch bội cao hơn. Nhưng một nghiên cứu sau đó của Mazzilli (2017) cho thấy SMF chỉ làm giảm khả năng thụ tinh và tiềm năng phát triển thành phôi chứ không tác động đến tỉ lệ lệch bội của phôi. Do đó Rui Xu và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PGT-A lên kết quả điều trị trong chu kỳ ICSI của nhóm bệnh nhân SMF.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2020 trên những bệnh nhân thực hiện chu kỳ ICSI đầu tiên có hoặc không có thực hiện PGT-A. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân SMF được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn của WHO 2010, bao gồm vô tinh không do tắc (NOA), vô tinh do tắc (OA) và OAT nặng (mật độ tinh trùng < 5x106/ml và/ hoặc tinh trùng di động < 10%; và/ hoặc hình dạng < 4%) với tuổi vợ trong nghiên cứu dao động từ 20 - 37 tuổi và tuổi của chồng dao động từ 20 - 55 tuổi với chu kỳ có ít nhất một phôi nang. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu bao gồm các chu kỳ sẩy thai liên tiếp ( 2 lần sẩy thai), bất thường karyotype, các chu kỳ có bất thường tử cung và các chu kỳ xin noãn/tinh trùng.
Tế bào lá nuôi (TE) được sinh thiết vào giai đoạn phôi ngày 5 hoặc ngày 6 và được phân tích di truyền bằng kỹ thuật NGS. Nghiên cứu đánh giá trên các kết quả tỉ lệ thai lâm sàng (CPR), tỉ lệ sẩy thai sớm (EMR), tỉ lệ thai diễn tiến (OPR) và tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn (cOPR).
Trong tổng số 206 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 102 bệnh nhân trong nhóm ICSI/PGT-A và 104 bệnh nhân trong nhóm ICSI. Không có sự khác biệt về tuổi vợ, tuổi chồng, số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, BMI, AMH, FSH và TSH nền giữa hai nhóm. Ở nhóm PGT-A, tổng cộng có 530 phôi nang được sinh thiết và 408 được phân tích bằng kỹ thuật NGS, trong đó 400 phôi có tín hiệu với 212 (52%) phôi nguyên bội. Tỉ lệ phôi lệch bội và khảm tương ứng là 26% và 20%. 77,5% bệnh nhân ở nhóm PGT-A và 86,5% ở nhóm chứng có ít nhất một phôi để chuyển trong vòng 6 tháng kể từ ngày chọc hút.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về CPR (66,7% so với 69,9%, p = 0,64), OPR (62,2% so với 54,7%, p = 0,29) và cOPR (54,9% so với 55,8%, p = 0,90) giữa 2 nhóm. Tỉ lệ sẩy thai sớm thấp hơn ở nhóm thực hiện PGT-A (6,7% so với 21,6%, p = 0,02).
Phân tích hồi quy đa biến điều chỉnh theo tuổi vợ và chồng, AMH, loại vô sinh nam và số lượng phôi nang hữu dụng cho thấy PGT-A giúp giảm tỉ lệ sẩy thai sớm ở nhóm SMF (aOR 0,17; CI 95% ; 0,05 – 0,55), trong khi tuổi vợ có tương quan với tăng nguy cơ sẩy thai sớm ở nhóm SMF (aOR 1,30; CI 95%; 1,10 – 1,54). Tuổi vợ có tương quan đáng kể với việc giảm tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn (aOR 0,90; CI 95%; 0,82 – 0,98), trong khi PGT-A không giúp cải thiện tỉ lệ này.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của PGT-A trên nhóm bệnh nhân SMF. Trong nghiên cứu của Coates và cộng sự (2015) trên 629 bệnh nhân cho thấy SMF có tương quan với tăng tỉ lệ lệch bội trên nhiễm sắc thể giới tính của phôi. Nghiên cứu của Mazzilli và cộng sự (2017) trên 1219 chu kỳ PGT-A cho thấy SMF chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh và tiềm năng phát triển thành phôi nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi nang nguyên bội. Cũng trong nghiên cứu này Mazzilli và cộng sự đã chỉ ra rằng tỉ lệ nguyên bội khoảng 70% ở nhóm nam giới có tinh dịch bình thường hoặc nam giới có tinh dịch ở mức trung bình. Điều này có thể lý giải cho kết quả của nghiên cứu này với tỉ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm bệnh nhân SMF.
Như vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy PGT-A có thể cải thiện kết quả thai ở những bệnh nhân vô sinh nam mức độ nặng bằng cách giảm tỉ lệ sẩy thai sớm nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ thai diễn tiến cộng dồn. Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp chứng cứ y văn rằng PGT-A có thể có lợi cho những bệnh nhân vô sinh nam mức độ nặng. Giúp bác sĩ có thêm bằng chứng để tư vấn cho những bệnh nhân SMF khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Rui Xu và cộng sự (2021). Comparison of preimplantation genetic testing for aneuploidy versus intracytoplasmic sperm injection in severe male infertility, Andrologia, 10.1111/and.14065.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiên lượng tỷ lệ sống của phôi và trẻ sinh sống sau chuyển phôi nang đông lạnh được thuỷ tinh hóa - Ngày đăng: 12-11-2021
Cập nhật khuyến cáo của CDC 2021 về điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 3) - Ngày đăng: 12-11-2021
Suy giảm các thông số tinh dịch đồ ở những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 12-11-2021
Phân tích và định lượng ảnh hưởng của vợ và chồng trong động học phôi giai đoạn đầu thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 12-11-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 04-12-2021
Hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) điều trị trên các bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG HỢP LẶN TRÊN GENE PANX1 GÂY RA TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ NOÃN VÀ VÔ SINH Ở NỮ GIỚI - Ngày đăng: 08-11-2021
Tác dụng cải thiện của axit ellagic đến sức sống, khả năng di động và chất lượng DNA trong tinh trùng người - Ngày đăng: 06-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK