Tin tức
on Friday 12-11-2021 9:55am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Tháng 12 năm 2019, Trung Quốc báo cáo trường hợp đầu tiên bị viêm phổi không rõ nguyên nhân lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Loại virus lấy từ đường hô hấp của bệnh nhân có sự tương đồng trong cấu trúc bộ gen với coronavirus (SARS-CoV) nên được đặt tên là coronavirus gây hội chứng suy hô hấp cấp tính 2 (SARS-CoV-2). Coronavirus 2019 (COVID-19) gây bệnh có thể lây lan nhanh tạo thành đại dịch.
SARS-CoV-2 lây nhiễm vào tế bào chủ qua các thụ thể chính như ACE2, TMPRSS2. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chứng minh hai thụ thể này biểu hiện cao trong tế bào sinh tinh, tế bào Sertoli và Leydig. SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào tế bào chủ sẽ điều hòa ACE2 làm sản sinh quá mức angiotensin dẫn đến tăng quá trình chết theo chương trình. Ngoài ra, SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh từ việc sản xuất quá mức các cytokine tiền viêm, gây phản ứng tự miễn dịch và xâm nhiễm bạch cầu vào trong tinh hoàn. Những phát hiện mới này cho thấy nhiễm COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và gây hại cho quá trình sinh tinh và chức năng nội tiết. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có dữ liệu giới hạn và kết quả mâu thuẫn về SARS-CoV-2 trong tinh dịch và ảnh hưởng của nó đối với các thông số tinh dịch đồ. Do đó, mục đích của nghiên cứu này (2021) là đánh giá tác động có thể có khi nhiễm SARS-CoV-2 đối với các thông số tinh dịch ở nam giới phục hồi sau COVID-19.
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu kéo dài từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020. Trong tổng số 124 nam giới dương tính với COVID -19, tiêu chí loại trừ như: (1) Điều trị bằng kháng nguyên, chất chống oxy hóa, gonadotropins, (2) bệnh sốt không phải COVID trong suốt 3 tháng, (3) tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu, (4) các bệnh về tinh hoàn. Sau cùng, dữ liệu của 24 bệnh nhân nam mắc COVID – 19 đáp ứng tiêu chuẩn đã được phân tích. Các thông số tinh dịch đồ của họ là bình thường trước khi mắc COVID-19 theo tham chiếu của WHO 2010. Các thông số tinh dịch đồ (thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, khả năng di động và tổng số lượng tinh trùng di động) được phân tích trước và sau khi nhiễm COVID-19.
Tất cả những người tham gia mắc COVID-19 đều được chẩn đoán là mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng phổ biến như đau cơ (66,7%), ho (62,5%) và sốt (50%). Khoảng thời gian từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính đến thời điểm lấy mẫu tinh dịch là 111,5 ngày. Kết quả phân tích tinh dịch trước COVID-19 và sau COVID-19 cho thấy, tổng tinh trùng di động (p = 0,01) và tổng số lượng tinh trùng di động (p = 0,02) giảm đáng kể sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa thể tích tinh dịch, mật độ tinh tùng, tinh trùng di động tiến tới, mật độ tinh trùng (p > 0,05).
Ngoài ra, nghiên cứu chia thành 2 nhóm người gồm có và không có triệu trứng sốt trong suốt thời kỳ nhiễm bệnh để so sánh sự thay đổi các thông số tinh dịch đồ. Trong nhóm bị sốt, không có sự khác biệt giữa thông số tinh dịch đồ trước và sau nhiễm bệnh (p > 0,05). Ở nhóm không sốt, tổng tinh trùng di động (p = 0,03) giảm đáng kể sau khi nhiễm COVID – 19. Tuy nhiên, các thông số khác không có sự thay đổi đáng kể so với trước khi nhiễm (p > 0,05).
Nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng di chuyển của tinh trùng và tổng số lượng tinh trùng di động suy giảm đáng kể trong các trường hợp có tiền sử COVID – 19 nhẹ. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau COVID-19 ở trong độ tuổi sinh sản nên cần theo dõi định kỳ sức khỏe sinh sản của họ có thể có lợi.
Nguồn: Pazir, Y., Eroglu, T., Kose, A., Bulut, và cộng sự (2021). Impaired semen parameters in patients with confirmed SARS-CoV-2 infection: A prospective cohort study. Andrologia, 53(9), e14157.
Tháng 12 năm 2019, Trung Quốc báo cáo trường hợp đầu tiên bị viêm phổi không rõ nguyên nhân lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Loại virus lấy từ đường hô hấp của bệnh nhân có sự tương đồng trong cấu trúc bộ gen với coronavirus (SARS-CoV) nên được đặt tên là coronavirus gây hội chứng suy hô hấp cấp tính 2 (SARS-CoV-2). Coronavirus 2019 (COVID-19) gây bệnh có thể lây lan nhanh tạo thành đại dịch.
SARS-CoV-2 lây nhiễm vào tế bào chủ qua các thụ thể chính như ACE2, TMPRSS2. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chứng minh hai thụ thể này biểu hiện cao trong tế bào sinh tinh, tế bào Sertoli và Leydig. SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào tế bào chủ sẽ điều hòa ACE2 làm sản sinh quá mức angiotensin dẫn đến tăng quá trình chết theo chương trình. Ngoài ra, SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh từ việc sản xuất quá mức các cytokine tiền viêm, gây phản ứng tự miễn dịch và xâm nhiễm bạch cầu vào trong tinh hoàn. Những phát hiện mới này cho thấy nhiễm COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và gây hại cho quá trình sinh tinh và chức năng nội tiết. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có dữ liệu giới hạn và kết quả mâu thuẫn về SARS-CoV-2 trong tinh dịch và ảnh hưởng của nó đối với các thông số tinh dịch đồ. Do đó, mục đích của nghiên cứu này (2021) là đánh giá tác động có thể có khi nhiễm SARS-CoV-2 đối với các thông số tinh dịch ở nam giới phục hồi sau COVID-19.
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu kéo dài từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020. Trong tổng số 124 nam giới dương tính với COVID -19, tiêu chí loại trừ như: (1) Điều trị bằng kháng nguyên, chất chống oxy hóa, gonadotropins, (2) bệnh sốt không phải COVID trong suốt 3 tháng, (3) tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu, (4) các bệnh về tinh hoàn. Sau cùng, dữ liệu của 24 bệnh nhân nam mắc COVID – 19 đáp ứng tiêu chuẩn đã được phân tích. Các thông số tinh dịch đồ của họ là bình thường trước khi mắc COVID-19 theo tham chiếu của WHO 2010. Các thông số tinh dịch đồ (thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, khả năng di động và tổng số lượng tinh trùng di động) được phân tích trước và sau khi nhiễm COVID-19.
Tất cả những người tham gia mắc COVID-19 đều được chẩn đoán là mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng phổ biến như đau cơ (66,7%), ho (62,5%) và sốt (50%). Khoảng thời gian từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính đến thời điểm lấy mẫu tinh dịch là 111,5 ngày. Kết quả phân tích tinh dịch trước COVID-19 và sau COVID-19 cho thấy, tổng tinh trùng di động (p = 0,01) và tổng số lượng tinh trùng di động (p = 0,02) giảm đáng kể sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa thể tích tinh dịch, mật độ tinh tùng, tinh trùng di động tiến tới, mật độ tinh trùng (p > 0,05).
Ngoài ra, nghiên cứu chia thành 2 nhóm người gồm có và không có triệu trứng sốt trong suốt thời kỳ nhiễm bệnh để so sánh sự thay đổi các thông số tinh dịch đồ. Trong nhóm bị sốt, không có sự khác biệt giữa thông số tinh dịch đồ trước và sau nhiễm bệnh (p > 0,05). Ở nhóm không sốt, tổng tinh trùng di động (p = 0,03) giảm đáng kể sau khi nhiễm COVID – 19. Tuy nhiên, các thông số khác không có sự thay đổi đáng kể so với trước khi nhiễm (p > 0,05).
Nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng di chuyển của tinh trùng và tổng số lượng tinh trùng di động suy giảm đáng kể trong các trường hợp có tiền sử COVID – 19 nhẹ. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau COVID-19 ở trong độ tuổi sinh sản nên cần theo dõi định kỳ sức khỏe sinh sản của họ có thể có lợi.
Nguồn: Pazir, Y., Eroglu, T., Kose, A., Bulut, và cộng sự (2021). Impaired semen parameters in patients with confirmed SARS-CoV-2 infection: A prospective cohort study. Andrologia, 53(9), e14157.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích và định lượng ảnh hưởng của vợ và chồng trong động học phôi giai đoạn đầu thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 12-11-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 04-12-2021
Hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) điều trị trên các bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG HỢP LẶN TRÊN GENE PANX1 GÂY RA TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ NOÃN VÀ VÔ SINH Ở NỮ GIỚI - Ngày đăng: 08-11-2021
Tác dụng cải thiện của axit ellagic đến sức sống, khả năng di động và chất lượng DNA trong tinh trùng người - Ngày đăng: 06-11-2021
Mối tương quan giữa virus HPV trong tinh dịch và suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 06-11-2021
Khoảng tham chiếu và giá trị ngưỡng của inhibin B huyết thanh trong dự đoán khả năng thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh: Một nghiên cứu cắt ngang trên 30.613 đàn ông Trung Quốc - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Mối tương quan giữa vitamin D, inhibin B, và các chỉ số tinh tương ở nam vô sinh Iraq - Ngày đăng: 04-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK