Tin tức
on Saturday 06-11-2021 3:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Vô sinh được định nghĩa là một cặp vợ chồng không có thai sau một năm chung sống, quan hệ bình thường và không sử dụng các biện pháp tránh thai nào và tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của hơn 190 triệu người trên toàn thế giới. Có khoảng 20 - 50% các trường hợp vô sinh liên quan đến yếu tố nam, trong đó stress oxy hoá là một nguyên nhân chủ yếu chiếm từ 30 - 80% các trường hợp vô sinh nam. Thuật ngữ stress oxy hoá nam đã được biết đến qua các nghiên cứu trước đây và tác động trực tiếp đến các thông số tinh dịch đồ do tạo ra các gốc tự do (ROS). ROS là các phân tử phản ứng mạnh tương tác với các thành phần của tế bào như lipid và protein làm suy giảm chất lượng tinh dịch và có thể dẫn đến tổn thương DNA, từ đó làm ảnh hưởng khả năng sinh sản tự nhiên hoặc giảm tỷ lệ thành công của các chu kì điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Acid ellagic (EA) là một chất chống oxy hoá tự nhiên mới được phát hiện trong trái cây và rau củ quả, chẳng hạn như lựu, dâu tây, quả mâm xôi… Trong các báo cáo trước đây EA là một một phân tử polyphenol có nguồn gốc tự nhiên có vai trò chống độc, chống viêm và chống tăng sinh mạnh mẽ có khả năng vô hiệu hoá các gốc oxy hoá tự do ROS và có thể chống được hiện tượng apoptosis (chết tế bào theo chương trình). Do đó nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chống stress oxy hoá của EA trong việc cải thiện các thông số tinh trùng và giảm tổn thương DNA khi cho tinh trùng tiếp xúc với benzen (45, 60 và 90 phút) trong ống nghiệm. Benzen được lựa chọn vì nó là hợp chất độc hại phổ biến trong môi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng và gây ra sự phân mảnh DNA.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 112 mẫu tinh dịch nam giới (độ tuổi trung bình: 34,6 ± 4,5 tuổi; phạm vi: 25–43 tuổi), kiêng xuất tinh từ 3–5 ngày theo khuyến cáo của WHO 2010. Các đối tượng sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị hoặc bổ sung chất chống oxy hóa nào đều bị loại trừ. Tác giả tiến hành tiến hành phân tích tinh dịch trong vòng 1 giờ sau khi ly giải, các thông số tinh dịch (thể tích, pH, nồng độ, tính di động, tỷ lệ sống và hình dạng bình thường) được xác định theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO, 2010). Mẫu tinh trùng được chia thành bốn nhóm (1×106 tinh trùng/ml) ủ trong môi trường MEM ở 37°C và được phân loại như sau: nhóm (1) benzen (0,4µl/ml); nhóm (2) EA (100µM); nhóm (3) EA (100 µM) với benzen (0,4 µl/ml), còn lại là nhóm đối chứng. Các mẫu sẽ được đánh giá sau 45, 60 và 90 phút, sau khi tiếp xúc, mẫu được ly tâm trong 5 phút ở tốc độ 1500 vòng/phút và loại bỏ phần dịch nổi phía trên. Tính toàn vẹn của DNA được đánh giá bằng xét nghiệm TUNEL, RAPD ‐ PCR được thực hiện để đánh giá sự ổn định của gen, trong khi tỷ lệ phần trăm ROS sẽ được đánh giá bằng xét nghiệm DCF.
Kết quả:
Nguồn: Iovine C, Mottola F, Santonastaso M, Finelli R, Agarwal A, Rocco L. In vitro ameliorative effects of ellagic acid on vitality, motility and DNA quality in human spermatozoa. Molecular Reproduction and Development. 2021 Feb;88(2):167-74.
Vô sinh được định nghĩa là một cặp vợ chồng không có thai sau một năm chung sống, quan hệ bình thường và không sử dụng các biện pháp tránh thai nào và tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của hơn 190 triệu người trên toàn thế giới. Có khoảng 20 - 50% các trường hợp vô sinh liên quan đến yếu tố nam, trong đó stress oxy hoá là một nguyên nhân chủ yếu chiếm từ 30 - 80% các trường hợp vô sinh nam. Thuật ngữ stress oxy hoá nam đã được biết đến qua các nghiên cứu trước đây và tác động trực tiếp đến các thông số tinh dịch đồ do tạo ra các gốc tự do (ROS). ROS là các phân tử phản ứng mạnh tương tác với các thành phần của tế bào như lipid và protein làm suy giảm chất lượng tinh dịch và có thể dẫn đến tổn thương DNA, từ đó làm ảnh hưởng khả năng sinh sản tự nhiên hoặc giảm tỷ lệ thành công của các chu kì điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Acid ellagic (EA) là một chất chống oxy hoá tự nhiên mới được phát hiện trong trái cây và rau củ quả, chẳng hạn như lựu, dâu tây, quả mâm xôi… Trong các báo cáo trước đây EA là một một phân tử polyphenol có nguồn gốc tự nhiên có vai trò chống độc, chống viêm và chống tăng sinh mạnh mẽ có khả năng vô hiệu hoá các gốc oxy hoá tự do ROS và có thể chống được hiện tượng apoptosis (chết tế bào theo chương trình). Do đó nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chống stress oxy hoá của EA trong việc cải thiện các thông số tinh trùng và giảm tổn thương DNA khi cho tinh trùng tiếp xúc với benzen (45, 60 và 90 phút) trong ống nghiệm. Benzen được lựa chọn vì nó là hợp chất độc hại phổ biến trong môi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng và gây ra sự phân mảnh DNA.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 112 mẫu tinh dịch nam giới (độ tuổi trung bình: 34,6 ± 4,5 tuổi; phạm vi: 25–43 tuổi), kiêng xuất tinh từ 3–5 ngày theo khuyến cáo của WHO 2010. Các đối tượng sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị hoặc bổ sung chất chống oxy hóa nào đều bị loại trừ. Tác giả tiến hành tiến hành phân tích tinh dịch trong vòng 1 giờ sau khi ly giải, các thông số tinh dịch (thể tích, pH, nồng độ, tính di động, tỷ lệ sống và hình dạng bình thường) được xác định theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO, 2010). Mẫu tinh trùng được chia thành bốn nhóm (1×106 tinh trùng/ml) ủ trong môi trường MEM ở 37°C và được phân loại như sau: nhóm (1) benzen (0,4µl/ml); nhóm (2) EA (100µM); nhóm (3) EA (100 µM) với benzen (0,4 µl/ml), còn lại là nhóm đối chứng. Các mẫu sẽ được đánh giá sau 45, 60 và 90 phút, sau khi tiếp xúc, mẫu được ly tâm trong 5 phút ở tốc độ 1500 vòng/phút và loại bỏ phần dịch nổi phía trên. Tính toàn vẹn của DNA được đánh giá bằng xét nghiệm TUNEL, RAPD ‐ PCR được thực hiện để đánh giá sự ổn định của gen, trong khi tỷ lệ phần trăm ROS sẽ được đánh giá bằng xét nghiệm DCF.
Kết quả:
- Tỷ lệ sống: nhóm (1) tinh trùng được ủ trong benzen giảm sức sống đáng kể ( p ≤ 0,01) sau 90 phút tiếp xúc, trong khi nhóm (2) và (3) tinh trùng có bổ sung EA không tạo ra những thay đổi đáng kể trong sức sống của tinh trùng sau 45, 60 và 90 phút.
- Khả năng di động: tương tự ở nhóm (1) tinh trùng có tiếp xúc với benzen làm giảm khả năng di động đáng kể ( p ≤ 0,01) bắt đầu từ 45 phút tiếp xúc. Đồng thời nhóm (2) EA và nhóm (3) tiếp xúc đồng thời EA/benzen không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Sự phân mảnh DNA: kết quả đánh giá TUNEL cho thấy nhóm (1) gây tăng độ phân mảnh tinh trùng đáng kể ( p ≤ 0,01) ở tất cả giá trị thời gian đánh giá. Trong khi đó đối với nhóm (2) và nhóm (3) cũng có sự gia tăng phân mảnh tinh trùng tuy nhiên không thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Nguồn: Iovine C, Mottola F, Santonastaso M, Finelli R, Agarwal A, Rocco L. In vitro ameliorative effects of ellagic acid on vitality, motility and DNA quality in human spermatozoa. Molecular Reproduction and Development. 2021 Feb;88(2):167-74.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa virus HPV trong tinh dịch và suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 06-11-2021
Khoảng tham chiếu và giá trị ngưỡng của inhibin B huyết thanh trong dự đoán khả năng thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh: Một nghiên cứu cắt ngang trên 30.613 đàn ông Trung Quốc - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Tối ưu hoá thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thường dựa trên dữ liệu thu nhận từ 78.348 phôi quan sát bằng hệ thống time - lapse - Ngày đăng: 04-11-2021
Mối tương quan giữa vitamin D, inhibin B, và các chỉ số tinh tương ở nam vô sinh Iraq - Ngày đăng: 04-11-2021
Tương quan giữa trào ngược tinh dịch và tỷ lệ mang thai trong IUI - Ngày đăng: 04-11-2021
Thủy tinh hóa noãn ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng giải phóng Ca2+ và khả năng hoạt hóa noãn ở noãn chuột nhưng cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích điều trị - Ngày đăng: 04-11-2021
Chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh có tốt hơn sau đông lạnh không? - Ngày đăng: 04-11-2021
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thời kỳ đầu mang thai: tỷ lệ sẩy thai có thay đổi ở phụ nữ nhiễm virus không có triệu chứng? - Ngày đăng: 02-11-2021
Thuật toán máy học dùng pH nội bào của tinh trùng tiên lượng tỉ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cổ điển ở nam giới bình thường - Ngày đăng: 31-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK