Tin tức
on Thursday 04-11-2021 11:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination - IUI) là một thủ thuật điều trị vô sinh tương đối đơn giản và chi phí thấp. IUI thường thực hiện trước khi tiến hành các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản xâm lấn và tốn kém hơn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Các chỉ định cho IUI bao gồm vô sinh do yếu tố nam từ nhẹ đến trung bình, vô sinh không rõ nguyên nhân, xin tinh trùng, lạc nội mạc tử cung, không có khả năng mang thai bằng giao hợp âm đạo, chồng bị nhiễm HIV hay vô sinh do yếu tố cổ tử cung. Tỷ lệ mang thai được công bố sau IUI có thể thay đổi giữa các nghiên cứu do tiêu chí lựa chọn bệnh nhân, việc chẩn đoán vô sinh, phác đồ kích thích buồng trứng, số lượng nang noãn thu được sau khi kích thích buồng trứng, số chu kỳ thực hiện, các thông số tinh trùng và việc chuẩn bị tinh trùng cho IUI. Các nghiên cứu lâm sàng được công bố trước đây đã xác định nhiều yếu tố liên quan đến việc tăng tỷ lệ mang thai trong IUI, bao gồm thời gian kiêng giao hợp, hình thái tinh trùng bình thường, số lượng, thể tích, khả năng di chuyển của tinh trùng và tổng tinh trùng di động (total motile count – TMC) sau lọc rửa.
Trong quy trình IUI, ống thông được đưa vào buồng tử cung và một mẫu tinh trùng cô đặc sẽ được bơm vào. Trong khi bơm hoặc khi rút ống thông, đôi khi có một dòng chảy ngược của mẫu từ cổ tử cung, được gọi là trào ngược mẫu. Người ta giả thuyết rằng quá trình trào ngược mẫu có thể làm giảm tổng tinh trùng di động được dẫn tinh, do vậy có khả năng sẽ làm giảm tỷ lệ mang thai. Mối quan hệ giữa tình trạng trào ngược mẫu IUI và kết quả điều trị chưa được biết đến đầy đủ. Nghiên cứu duy nhất của tác giả Marshburn P.B. và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ trào ngược mẫu khác nhau khi sử dụng 2 catheter khác nhau nhưng không có sự khác biệt đáng kể về kết quả mang thai. Tác giả Storer B. và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định xem quá trình trào ngược mẫu trong IUI liệu có thực sự ảnh hưởng đến kết quả mang thai hay không.
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu kết quả từ tháng 7/2007 đến tháng 5/2012 với tổng số 2.221 chu kỳ IUI được đưa vào phân tích. Tinh trùng sẽ được chuẩn bị bằng phương pháp gradient (với mẫu có TMC > 20.106), hoặc rửa đơn thuần (với mẫu có TMC = 20.106), hoặc chỉ rã (với mẫu trữ đã được lọc rửa trước đó). IUI sẽ được thực hiện khoảng 36 giờ sau khi tiêm hCG. Các đặc điểm trong quá IUI được ghi nhận lại như: mức độ thực hiện dễ/vừa/khó, catheter bị uốn cong, mẫu trào ngược, chảy máu từ cổ tử cung hay không và loại catheter được sử dụng. Các phân tích sẽ được tiến hành nhằm đánh giá mối tương quan giữa quá trình trào ngược mẫu và kết quả thai sau IUI.
Kết quả thu được như sau:
- 1.957/2.221 chu kỳ IUI được sử dụng cho nghiên cứu với 660 phụ nữ (độ tuổi trung bình 31,9 ± 4,9).
- Quá trình trào ngược mẫu được ghi nhận ở 715/1.957 chu kỳ IUI (chiếm 36,5%).
- Các đặc điểm nền bao gồm tuổi, BMI, TMC, phương pháp chuẩn bị tinh trùng, loại thuốc được sử dụng để kích thích buồng trứng có kiểm soát, thời gian vô sinh, chẩn đoán vô sinh, chủng tộc, dân tộc, số chu kỳ của mỗi cặp vợ chồng không có khác biệt đáng kể giữa các bệnh nhân có trào ngược mẫu và không trào ngược mẫu.
- Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ thai lâm sàng (10,5% so với 10,0%, RR = 0,99, 95% KTC, 0,73–1,35) hoặc tỷ lệ sinh sống (6,3% so với 6,8%, RR = 0,82, 95% KTC, 0,53–1,26) khi so sánh các chu kỳ IUI có trào ngược mẫu với các chu kỳ không trào ngược mẫu.
- Tỷ lệ mang thai ở mỗi chu kỳ cũng không khác biệt giữa có trào ngược mẫu và không trào ngược mẫu (tương ứng 15,0% so với 15,4%, RR = 0,97, 95% KTC, 0,75–1,24).
- Các đặc điểm được ghi nhận trong quá trình IUI được kiểm tra và cho thấy không phải là yếu tố gây nhiễu.
- Kết quả không thay đổi khi điều chỉnh theo hiệp biến (covariate) (tuổi, chủng tộc và dân tộc, BMI, thời gian vô sinh, loại thuốc cho kích thích buồng trứng, chẩn đoán vô sinh, TMC và phương pháp chuẩn bị tinh trùng).
Trào ngược mẫu thường diễn tra trong các chu kỳ IUI và trong nghiên cứu này, cho thấy sự hiện diện của hiện tượng trào ngược mẫu không liên quan đến kết quả mang thai. Đây là một phát hiện quan trọng và hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy tình trạng trào ngược mẫu làm ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai sau IUI.
Nguồn: Craig, L. B., Arya, S., Burks, H. R., Warta, K., Jarshaw, C., Hansen, K. R., & Peck, J. D., Relationship between semen regurgitation and pregnancy rates with intrauterine insemination. Fertility and Sterility 2021.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination - IUI) là một thủ thuật điều trị vô sinh tương đối đơn giản và chi phí thấp. IUI thường thực hiện trước khi tiến hành các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản xâm lấn và tốn kém hơn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Các chỉ định cho IUI bao gồm vô sinh do yếu tố nam từ nhẹ đến trung bình, vô sinh không rõ nguyên nhân, xin tinh trùng, lạc nội mạc tử cung, không có khả năng mang thai bằng giao hợp âm đạo, chồng bị nhiễm HIV hay vô sinh do yếu tố cổ tử cung. Tỷ lệ mang thai được công bố sau IUI có thể thay đổi giữa các nghiên cứu do tiêu chí lựa chọn bệnh nhân, việc chẩn đoán vô sinh, phác đồ kích thích buồng trứng, số lượng nang noãn thu được sau khi kích thích buồng trứng, số chu kỳ thực hiện, các thông số tinh trùng và việc chuẩn bị tinh trùng cho IUI. Các nghiên cứu lâm sàng được công bố trước đây đã xác định nhiều yếu tố liên quan đến việc tăng tỷ lệ mang thai trong IUI, bao gồm thời gian kiêng giao hợp, hình thái tinh trùng bình thường, số lượng, thể tích, khả năng di chuyển của tinh trùng và tổng tinh trùng di động (total motile count – TMC) sau lọc rửa.
Trong quy trình IUI, ống thông được đưa vào buồng tử cung và một mẫu tinh trùng cô đặc sẽ được bơm vào. Trong khi bơm hoặc khi rút ống thông, đôi khi có một dòng chảy ngược của mẫu từ cổ tử cung, được gọi là trào ngược mẫu. Người ta giả thuyết rằng quá trình trào ngược mẫu có thể làm giảm tổng tinh trùng di động được dẫn tinh, do vậy có khả năng sẽ làm giảm tỷ lệ mang thai. Mối quan hệ giữa tình trạng trào ngược mẫu IUI và kết quả điều trị chưa được biết đến đầy đủ. Nghiên cứu duy nhất của tác giả Marshburn P.B. và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ trào ngược mẫu khác nhau khi sử dụng 2 catheter khác nhau nhưng không có sự khác biệt đáng kể về kết quả mang thai. Tác giả Storer B. và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định xem quá trình trào ngược mẫu trong IUI liệu có thực sự ảnh hưởng đến kết quả mang thai hay không.
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu kết quả từ tháng 7/2007 đến tháng 5/2012 với tổng số 2.221 chu kỳ IUI được đưa vào phân tích. Tinh trùng sẽ được chuẩn bị bằng phương pháp gradient (với mẫu có TMC > 20.106), hoặc rửa đơn thuần (với mẫu có TMC = 20.106), hoặc chỉ rã (với mẫu trữ đã được lọc rửa trước đó). IUI sẽ được thực hiện khoảng 36 giờ sau khi tiêm hCG. Các đặc điểm trong quá IUI được ghi nhận lại như: mức độ thực hiện dễ/vừa/khó, catheter bị uốn cong, mẫu trào ngược, chảy máu từ cổ tử cung hay không và loại catheter được sử dụng. Các phân tích sẽ được tiến hành nhằm đánh giá mối tương quan giữa quá trình trào ngược mẫu và kết quả thai sau IUI.
Kết quả thu được như sau:
- 1.957/2.221 chu kỳ IUI được sử dụng cho nghiên cứu với 660 phụ nữ (độ tuổi trung bình 31,9 ± 4,9).
- Quá trình trào ngược mẫu được ghi nhận ở 715/1.957 chu kỳ IUI (chiếm 36,5%).
- Các đặc điểm nền bao gồm tuổi, BMI, TMC, phương pháp chuẩn bị tinh trùng, loại thuốc được sử dụng để kích thích buồng trứng có kiểm soát, thời gian vô sinh, chẩn đoán vô sinh, chủng tộc, dân tộc, số chu kỳ của mỗi cặp vợ chồng không có khác biệt đáng kể giữa các bệnh nhân có trào ngược mẫu và không trào ngược mẫu.
- Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ thai lâm sàng (10,5% so với 10,0%, RR = 0,99, 95% KTC, 0,73–1,35) hoặc tỷ lệ sinh sống (6,3% so với 6,8%, RR = 0,82, 95% KTC, 0,53–1,26) khi so sánh các chu kỳ IUI có trào ngược mẫu với các chu kỳ không trào ngược mẫu.
- Tỷ lệ mang thai ở mỗi chu kỳ cũng không khác biệt giữa có trào ngược mẫu và không trào ngược mẫu (tương ứng 15,0% so với 15,4%, RR = 0,97, 95% KTC, 0,75–1,24).
- Các đặc điểm được ghi nhận trong quá trình IUI được kiểm tra và cho thấy không phải là yếu tố gây nhiễu.
- Kết quả không thay đổi khi điều chỉnh theo hiệp biến (covariate) (tuổi, chủng tộc và dân tộc, BMI, thời gian vô sinh, loại thuốc cho kích thích buồng trứng, chẩn đoán vô sinh, TMC và phương pháp chuẩn bị tinh trùng).
Trào ngược mẫu thường diễn tra trong các chu kỳ IUI và trong nghiên cứu này, cho thấy sự hiện diện của hiện tượng trào ngược mẫu không liên quan đến kết quả mang thai. Đây là một phát hiện quan trọng và hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy tình trạng trào ngược mẫu làm ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai sau IUI.
Nguồn: Craig, L. B., Arya, S., Burks, H. R., Warta, K., Jarshaw, C., Hansen, K. R., & Peck, J. D., Relationship between semen regurgitation and pregnancy rates with intrauterine insemination. Fertility and Sterility 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thủy tinh hóa noãn ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng giải phóng Ca2+ và khả năng hoạt hóa noãn ở noãn chuột nhưng cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích điều trị - Ngày đăng: 04-11-2021
Chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh có tốt hơn sau đông lạnh không? - Ngày đăng: 04-11-2021
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thời kỳ đầu mang thai: tỷ lệ sẩy thai có thay đổi ở phụ nữ nhiễm virus không có triệu chứng? - Ngày đăng: 02-11-2021
Thuật toán máy học dùng pH nội bào của tinh trùng tiên lượng tỉ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cổ điển ở nam giới bình thường - Ngày đăng: 31-10-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung lên hình thái noãn trong IVF-ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với hơn 6000 noãn trưởng thành - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan về quản lý trong labo và lâm sàng liên quan đến bạch cầu và hồng cầu cao trong tinh dịch - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp khi sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với zona pellucida như một cách chọn lọc tự nhiên để cải thiện kết quả ICSI - Ngày đăng: 31-10-2021
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể ở nữ giới với tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 31-10-2021
Công nghệ hỗ trợ sinh sản và rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK