Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 12-11-2021 9:57am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Phan Thị Thanh Thảo, BS. Nguyễn Thành Nam, IVFMD Tân Bình

Theo Tạp chí Y tế Dự phòng Hoa Kỳ (American Journal of Preventive Medicine, AJPM), đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sàng lọc nhiễm trùng qua đường tình dục (BLTQĐTD) ở cả nam giới và nữ giới trong nửa đầu năm 2020, dẫn đến hàng chục ngàn ca nhiễm Chlamydia và lậu cầu bị bỏ sót. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) đã cung cấp hướng dẫn tập trung vào các phương pháp tiếp cận sàng lọc và quản lý BLTQĐTD, đồng thời ưu tiên những bệnh nhận có nhiều khả năng gặp biến chứng nhất. Dưới đây là bản tóm tắt các khuyến cáo cập nhật của CDC từ sau bản đầu tiên năm 2015, bao gồm khuyến cáo trong điều trị lậu cầu, Chlamydia; bổ sung Metronidazole vào phác đồ điều trị viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease, PID); các khuyến cáo cập nhật điều trị bệnh lậu không biến chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và trong các tình huống lâm sàng cụ thể khác, như viêm ống dẫn trứng, viêm mào tinh và cả các trường hợp bị tấn công tình dục.
 
Cập nhật các phác đồ điều trị Chlamydia, lậu cầu, viêm vùng chậu theo CDC 2021
C. trachomatis Phác đồ khuyến cáo Phác đồ thay thế
Người lớn và thanh thiếu niên Doxycyclin 100 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày Azithromycin 1g uống một liều duy nhất
Hoặc Levofloxacin 500 mg uống 1 lần/ngày x 7 ngày
Phụ nữ có thai Azithromycin 1g uống một liều duy nhất Amoxicillin 500 mg uống 3 lần/ngày x 7 ngày
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 45 kg (mũi-họng, niệu đạo và trực tràng) (1) Erythromycin uống 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần/ngày x 14 ngày  
Hoặc Ethylsuccinate uống 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần/ngày x 14 ngày
Trẻ em ≥ 45 kg, < 8 tuổi (mũi-họng, niệu đạo và trực tràng) Azithromycin 1g uống một liều duy nhất
 
 
Trẻ em trên 8 tuổi (mũi-họng, niệu đạo và trực tràng) Azithromycin 1g uống một liều duy nhất  
Hoặc Doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày
Trẻ sơ sinh: bệnh mắt và viêm phổi (2) Erythromycin uống 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần/ngày x 14 ngày Hỗn dịch Azithromycin, 20mg/kg/ngày, uống 1 lần/ngày x 3 ngày
Hoặc Ethylsuccinate uống 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần /ngày x14 ngày
 
 
N. gonorrhoeae Phác đồ khuyến cáo Phác đồ thay thế
Nhiễm trùng không biến chứng của cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng: người lớn và thanh thiếu niên < 150 kg (3) Ceftriaxone 500 mg tiêm bắp (TB) một liều duy nhất (4) Nếu dị ứng với Cephalosporin: Gentamicin 240 mg TB một liều duy nhất + Azithromycin 2g uống một liều duy nhất
Nếu Ceftriaxone không có sẵn hoặc không khả thi: Cefixime 800mg uống một liều duy nhất (4)
Nhiễm trùng hầu họng không biến chứng: người lớn và thanh thiếu niên <150 kg (3) Ceftriaxone 500 mg TB một liều duy nhất (4)  
Phụ nữ có thai Ceftriaxone 500 mg TB một liều duy nhất (4)  
Viêm kết mạc Ceftriaxone 1g TB một liều duy nhất, rửa mắt bị nhiễm trùng với dung dịch nước muối sinh lý 1 lần  
Nhiễm lậu cầu lan tỏa (disseminated gonococcal infection, DGI ) (5) Ceftriaxone 1g TB hoặc tiêm tĩnh mạch (TTM) mỗi 24 giờ (4) Cefotaxime 1g TTM/8 giờ
Hoặc Ceftizoxime 1g TTM/8 giờ
Viêm âm hộ-âm đạo do lậu cầu không biến chứng, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm họng hoặc viêm niêm mạc trực tràng: trẻ sơ sinh và trẻ em ≤ 45 kg Ceftriaxone 25–50 mg/kg TTM hoặc TB một liều duy nhất, không quá 250 mg TB
 
 
Viêm âm hộ do lậu cầu không biến chứng, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm họng hoặc viêm niêm mạc trực tràng: trẻ > 45 kg Điều trị theo phác đồ được khuyến cáo cho người lớn (xem ở trên)
 
 
Dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh Thuốc mỡ tra mắt Erythromycin (0,5%) một lần duy nhất lúc sinh  
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Ceftriaxone 25–50 mg/kg TTM hoặc TB với một liều duy nhất, không quá 250 mg Đối với trẻ sơ sinh không dùng được Ceftriaxone do sử dụng đồng thời Canxi TM: Cefotaxime 100 mg/kg TTM hoặc TB một liều duy nhất
 
Viêm vùng chậu Phác đồ điều trị Phác đồ thay thế  
Điều trị đường tiêm Ceftriaxone 1g TTM/24 giờ + Doxycycline 100mg đường uống hoặc TTM/12 giờ + Metronidazole 500mg uống/TTM/12 giờ Ampicillin-Sulbactam 3g TM mỗi 6 giờ + Doxycycline 100mg uống/TTM mỗi 12 giờ  
Hoặc Clindamycin 900 mg TM mỗi 8 giờ + Gentamycin 2mg/kg mỗi 8 giờ TB hoặc TM. Duy trì liều 1,5 mg/kg mỗi 8 giờ. Có thể thay thế bằng 3-5 mg/kg/ ngày.  
Hoặc Cefotetan 2g TTM/12 giờ + Doxycycline 100mg uống/TTM/12 giờ  
Hoặc Cefoxitin 2g/6 giờ + Doxycycline 100mg uống hoặc TTM/12 giờ  
Điều trị đường uống hoặc TB Ceftriaxone 500mg TB một liều duy nhất  + Doxycycline 100mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày + Metronidazole 500 mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày    
Hoặc Cefoxitin 2g TB một liều duy nhất + Probenecid 1g uống một liều duy nhất + Doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày + Metronidazole 500 mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày  
Hoặc Cephalosporin thế hệ 3 TM/TB (Ceftizoxime, Cefotaxime) + Doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày + Metronidazole 500mg uống 2 lần/ngày x 14 ngày  
 
(1) Dữ liệu còn hạn chế về hiệu quả và liều lượng tối ưu của Azithromycin để điều trị nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh và trẻ em có cân nặng < 45 kg.
(2) Mối liên quan giữa Erythromycin uống và Azithromycin và chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh (Infantile hypertrophic pyloric stenosis, IHPS) đã được báo cáo ở trẻ < 6 tuần tuổi. Trẻ sơ sinh được điều trị bằng một trong hai loại thuốc kháng sinh trên cần theo dõi để tìm các dấu hiệu và triệu chứng IHPS.
(3) Đối với những người nặng ≥ 150 kg, nên dùng 1g Ceftriaxone.
(4) Nếu không loại trừ nhiễm Chlamydia, điều trị Chlamydia với Doxycycline 100mg uống 2 lần /ngày x 7 ngày (Với phụ nữ có thai, Azithromycin 1mg uống 1 liều duy nhất).
(5) Khi điều trị hội chứng viêm khớp-viêm da, có thể chuyển sang thuốc dạng uống theo hướng dẫn bởi kháng sinh đồ 24-48 giờ sau khi cải thiện lâm sàng, cho tổng quá trình điều trị ≥ 7 ngày.
(6) Kinh nghiệm lâm sàng sẽ hướng dẫn các quyết định liên quan đến việc chuyển đổi sang liệu pháp uống, thường có thể được bắt đầu trong vòng 24-48 giờ sau khi cải thiện lâm sàng. Đối với phụ nữ bị áp xe ống dẫn trứng, nên theo dõi nội trú > 24 giờ.
 
Bản cập nhật các hướng dẫn tập trung vào sàng lọc và điều trị của CDC có thể áp dụng cho bất kỳ cơ sở chăm sóc bệnh nhân nào phục vụ những người có nguy cơ mắc BLTQĐTD, bao gồm các phòng khám tư nhân, trung tâm y tế đủ điều kiện và các cơ sở chăm sóc ban đầu khác. Quản lý tốt BLTQĐTD giúp dự phòng PID, bảo toàn khả năng sinh sản cho người phụ nữ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Workowski KA, Bachmann LH, Chan PA, Johnston CM, Muzny CA, Park I, Reno H, Zenilman JM, Bolan GA. Sexually Transmitted Infections Treatment Guidelines, 2021. MMWR Recomm Rep. 2021 Jul 23;70(4):1-187. doi: 10.15585/mmwr.rr7004a1. PMID: 34292926; PMCID: PMC8344968.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK