Tin tức
on Friday 19-11-2021 5:03pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Những tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (assisted reproduction techniques - ART) ngày càng tăng trong những năm gần đây, với sự ra đời của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), đặc biệt là với phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI), vấn đề do yếu tố nam giới gây ra đã được giải quyết một phần. Bên cạnh đó, tính toàn vẹn của DNA tinh trùng đã được nghiên cứu như một nguyên nhân gây vô sinh nam. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây chỉ ra mức độ phân mảnh DNA trên 30% làm giảm khả năng bắt đầu và duy trì quá trình thai đủ tháng; do đó, việc chọn lọc tinh trùng không phân mảnh trong ICSI được coi là cần thiết. Phương pháp “magnetically activated cells – MACS” là một phương pháp không xâm lấn để tách các tinh trùng có chứa DNA bị phân mảnh do quá trình apoptotic. Nó có thể hữu ích cho các trường hợp vô sinh nam, chất lượng phôi kém trong các chu kỳ IVF trước đó hoặc trong các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Một cách tiếp cận khác đã được áp dụng cho việc sử dụng MACS là sử dụng nó như một kỹ thuật chuẩn bị để chọn tinh trùng di động, bình thường về hình dạng, cho thấy tỷ lệ sống cao hơn để bảo quản lạnh, cũng như khả năng thụ tinh cao hơn. Do đó, Martha Merino-Ruiz và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc loại bỏ tinh trùng apoptotic sau khi áp dụng kỹ thuật MACS ở các cặp vợ chồng hiếm muộn cần thực hiện IVF-ICSI và đánh giá kết quả về tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, xét nghiệm miễn dịch thai kỳ (immunological pregnancy test - IPT) và kết quả thai lâm sàng.
Nghiên cứu được thực hiện ở 92 cặp vợ chồng thực hiện IVF và ICSI với 46 trường hợp trong nhóm chứng và 46 trường hợp trong nhóm nghiên cứu. Mẫu tinh dịch trong nhóm đối chứng chỉ thực hiện phương pháp gradient nồng độ trước ICSI, trong nhóm nghiên cứu thì quy trình tương tự được thực hiện cộng với việc bổ sung kỹ thuật MACS. Sau đó, tiến hành đánh giá tỷ lệ thụ tinh, phân chia, phôi sống và tỷ lệ thai lâm sàng trong tất cả các trường hợp.
Kết quả cho thấy có sự cải thiện chất lượng đáng kể của các thông số tinh trùng (di động, tỉ lệ sống, hình dạng) (p = 0,001) trong mọi trường hợp khi sử dụng kỹ thuật MACS. Khi so sánh tỷ lệ thụ tinh, phân chia và số lượng phôi giữa 2 nhóm thì không thấy sự khác biệt có ý nghĩa, chỉ có xu hướng cải thiện tỷ lệ thụ tinh ở nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh sử dụng noãn tự thân và noãn hiến tặng trong mỗi nhóm, kết quả cho thấy có sự cải thiện về tỷ lệ thụ tinh (p < 0,001) của noãn tự thân. Ở cả hai nhóm, việc sử dụng noãn hiến tặng dẫn đến cải thiện đáng kể kết quả xét nghiệm IPT và nhịp tim thai (fetal heart rate - FHR). Chỉ trong nhóm hiến noãn, khi áp dụng MACS, tất cả các trường hợp IPT dương tính đều có nhịp tim thai, cho thấy sự khác biệt đáng kể (p < 0,002) khi so sánh với nhóm chứng.
Nghiên cứu này đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng phương pháp MACS trong việc loại bỏ tinh trùng apoptotic được thể hiện khi sử dụng tinh trùng được xử lý cho noãn có chất lượng tốt. Những kết quả này cho thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật này có thể làm tăng tỉ lệ thai lâm sàng. Nhiều nghiên cứu hơn với cỡ mẫu lớn hơn nên được thực hiện để xác nhận những kết quả này.
Tài liệu tham khảo: Martha Merino-Ruiz, Felipe Arturo Morales-Martínez, Edith Navar-Vizcarra và cộng sự. The elimination of apoptotic sperm in IVF procedures and its effect on pregnancy rate. JBRA Assisted Reproduction. 2019.
Những tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (assisted reproduction techniques - ART) ngày càng tăng trong những năm gần đây, với sự ra đời của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), đặc biệt là với phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI), vấn đề do yếu tố nam giới gây ra đã được giải quyết một phần. Bên cạnh đó, tính toàn vẹn của DNA tinh trùng đã được nghiên cứu như một nguyên nhân gây vô sinh nam. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây chỉ ra mức độ phân mảnh DNA trên 30% làm giảm khả năng bắt đầu và duy trì quá trình thai đủ tháng; do đó, việc chọn lọc tinh trùng không phân mảnh trong ICSI được coi là cần thiết. Phương pháp “magnetically activated cells – MACS” là một phương pháp không xâm lấn để tách các tinh trùng có chứa DNA bị phân mảnh do quá trình apoptotic. Nó có thể hữu ích cho các trường hợp vô sinh nam, chất lượng phôi kém trong các chu kỳ IVF trước đó hoặc trong các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Một cách tiếp cận khác đã được áp dụng cho việc sử dụng MACS là sử dụng nó như một kỹ thuật chuẩn bị để chọn tinh trùng di động, bình thường về hình dạng, cho thấy tỷ lệ sống cao hơn để bảo quản lạnh, cũng như khả năng thụ tinh cao hơn. Do đó, Martha Merino-Ruiz và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc loại bỏ tinh trùng apoptotic sau khi áp dụng kỹ thuật MACS ở các cặp vợ chồng hiếm muộn cần thực hiện IVF-ICSI và đánh giá kết quả về tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, xét nghiệm miễn dịch thai kỳ (immunological pregnancy test - IPT) và kết quả thai lâm sàng.
Nghiên cứu được thực hiện ở 92 cặp vợ chồng thực hiện IVF và ICSI với 46 trường hợp trong nhóm chứng và 46 trường hợp trong nhóm nghiên cứu. Mẫu tinh dịch trong nhóm đối chứng chỉ thực hiện phương pháp gradient nồng độ trước ICSI, trong nhóm nghiên cứu thì quy trình tương tự được thực hiện cộng với việc bổ sung kỹ thuật MACS. Sau đó, tiến hành đánh giá tỷ lệ thụ tinh, phân chia, phôi sống và tỷ lệ thai lâm sàng trong tất cả các trường hợp.
Kết quả cho thấy có sự cải thiện chất lượng đáng kể của các thông số tinh trùng (di động, tỉ lệ sống, hình dạng) (p = 0,001) trong mọi trường hợp khi sử dụng kỹ thuật MACS. Khi so sánh tỷ lệ thụ tinh, phân chia và số lượng phôi giữa 2 nhóm thì không thấy sự khác biệt có ý nghĩa, chỉ có xu hướng cải thiện tỷ lệ thụ tinh ở nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh sử dụng noãn tự thân và noãn hiến tặng trong mỗi nhóm, kết quả cho thấy có sự cải thiện về tỷ lệ thụ tinh (p < 0,001) của noãn tự thân. Ở cả hai nhóm, việc sử dụng noãn hiến tặng dẫn đến cải thiện đáng kể kết quả xét nghiệm IPT và nhịp tim thai (fetal heart rate - FHR). Chỉ trong nhóm hiến noãn, khi áp dụng MACS, tất cả các trường hợp IPT dương tính đều có nhịp tim thai, cho thấy sự khác biệt đáng kể (p < 0,002) khi so sánh với nhóm chứng.
Nghiên cứu này đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng phương pháp MACS trong việc loại bỏ tinh trùng apoptotic được thể hiện khi sử dụng tinh trùng được xử lý cho noãn có chất lượng tốt. Những kết quả này cho thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật này có thể làm tăng tỉ lệ thai lâm sàng. Nhiều nghiên cứu hơn với cỡ mẫu lớn hơn nên được thực hiện để xác nhận những kết quả này.
Tài liệu tham khảo: Martha Merino-Ruiz, Felipe Arturo Morales-Martínez, Edith Navar-Vizcarra và cộng sự. The elimination of apoptotic sperm in IVF procedures and its effect on pregnancy rate. JBRA Assisted Reproduction. 2019.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của cysteine và glutamine lên các thông số chức năng của tinh trùng người trong quá trình thủy tinh hóa - Ngày đăng: 19-11-2021
Virus HPV trong tinh trùng có thể được loại bỏ hiệu quả bằng phương pháp lọc rửa: một cách tiếp cận phù hợp cho hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-11-2021
Hiệu quả của PGT-A đối với nam giới vô sinh mức độ nặng - Ngày đăng: 16-11-2021
Tiên lượng tỷ lệ sống của phôi và trẻ sinh sống sau chuyển phôi nang đông lạnh được thuỷ tinh hóa - Ngày đăng: 12-11-2021
Cập nhật khuyến cáo của CDC 2021 về điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 3) - Ngày đăng: 12-11-2021
Suy giảm các thông số tinh dịch đồ ở những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 12-11-2021
Phân tích và định lượng ảnh hưởng của vợ và chồng trong động học phôi giai đoạn đầu thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 12-11-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 04-12-2021
Hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) điều trị trên các bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG HỢP LẶN TRÊN GENE PANX1 GÂY RA TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ NOÃN VÀ VÔ SINH Ở NỮ GIỚI - Ngày đăng: 08-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK